Sent from my iPad
Begin forwarded message:
From: michel vo <
Date: May 10, 2016 at 11:30:14 AM CDT
To: undisclosed-recipients:;
Subject: Fwd: Fw: Fwd: Thông Báo 12 – Trịnh Hội – Lương mỗi tháng $100USD, nhà ba căn $2.500.000USD
Date: May 10, 2016 at 11:30:14 AM CDT
To: undisclosed-recipients:;
Subject: Fwd: Fw: Fwd: Thông Báo 12 – Trịnh Hội – Lương mỗi tháng $100USD, nhà ba căn $2.500.000USD
Lương
mỗi tháng $100USD, ba căn nhà trị giá $2.500.000USD
Phần III
Ngày 6 tháng 5, 2016
Thưa
quý vị quan tâm,
Trong
bài viết này, tôi trưng những chứng cớ cũng như luận điểm cho thấy “hoạt
động nhân đạo” là nguồn thu nhập và bí quyết làm
giàu của Tổ Chức VOICE và ông Trịnh Hội.
Điều này trái với sự khẳng định
của ông Trịnh Hội khi tự viết về mình trong bài trần tình đề ngày 25
tháng 4, đăng trên báo Người Việt dưới tựa đề “Việt Tân, VOICE và
Tôi”: “…trong suốt 10 năm dài từ năm 1997-2007, tôi và các thiện nguyện viên
khác mỗi người chỉ được phát cho $100/tháng từ quỹ của văn phòng do chính tay
tôi và các bạn bè thân hữu quyên góp.”
Một
vài lời với Ông Trịnh Hội, từ một số góp ý trên Facebook:
“Nếu
Ông Trịnh Hội nghĩ rằng mình đang dấn thân cho đồng bào tổ quốc, thì hãy dám để
công luận xăm soi mình trong ánh sáng sự thật, đó là điều căn bản trước hết.
Nếu Ông đã sai lầm, hãy dũng cảm nhìn nhận. Ông không dám nhận cái sai của Ông
thì còn tư cách nào để lên tiếng đấu tranh trước cái sai của người khác?”
“Nhiều
người từng ủng hộ Ông Trịnh Hội, nay cần sự thật.
Dân ta
cần sự thật.
Sự thật mới giải phóng chúng ta cho dù sự thật ấy có
đau lòng đến mấy đi nữa!”
Trong
mấy ngày qua, tôi đã nhận được ồ ạt thông tin và ý kiến của quý vị
trong cộng đồng ở Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Na Uy, Anh, Phi Luật Tân,
Thái Lan… Số thông tin này cho thấy Trịnh Hội và VOICE đã có những
điều gian dối nhiều hơn tôi nghĩ.
Trong
nhiều chục năm qua, nhiều người khi nghĩ đến Trịnh Hội thì liên tưởng
đến hình ảnh của một người trẻ sống nghèo và đạm bạc để hy sinh
cuộc đời cho người tị nạn. Hình ảnh cao thượng ấy do chính Trịnh
Hội và một số người đồng loã giàn dựng lên. Hãy nghe Trịnh Hội tự
viết về mình trong bài trần tình đề ngày 25 tháng 4, đăng trên báo
Người Việt dưới tựa đề “Việt Tân, VOICE và Tôi”: “…trong suốt 10 năm
dài từ năm 1997-2007, tôi và các thiện nguyện viên khác mỗi người chỉ được
phát cho $100/tháng từ quỹ của văn phòng do chính tay tôi và các bạn
bè thân hữu quyên góp.” Xem:
Chỉ
trong có nửa câu mà Trịnh Hội đã có 2 điều gian dối.
Trước hết, Trịnh Hội đã được BPSOS, LAVAS và COVRSOA trợ cấp từ ngày
đến Phi Luật Tân năm 1997 cho đến ngày Trịnh Hội trở lại Úc, năm 1999.
Các tổ chức BPSOS, LAVAS và COVRSOA đã tài trợ mọi chi phí ăn ở, đi
lại, máy bay… và phụ cấp thêm 100 USD một tháng choTrịnh Hội.
Còn
kể từ năm 2001, khi Trịnh Hội quay lại Phi Luật Tân theo kế hoạch của
đảng viên Việt Tân BS. Nguyễn Đỗ Thanh Phong, lúc ấy là Phó Chủ Tịch
Ngoại Vụ, và Ông Đoàn Việt Trung, lúc ấy là Chủ Tịch Cộng Đồng
Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, thì có lẽ Trịnh Hội được tài
trợ bởi tổ chức này hay bởi Việt Tân. Có ai có thông tin thì xin
mách bảo dùm.
Điều
gian dối thứ hai là, có thực sự Trịnh Hội chỉ có thu nhập
100 USD một tháng? Những thông tin mà tôi nhận được trong mấy ngày
qua cho thấy là Trịnh Hội từ năm 2005 đến 2007, nghĩa là trong khoảng
thời gian mà Trịnh Hội “được phát cho $100/tháng”, đã tậu 3 căn nhà
trị giá tổng cộng lên đến 2.5 triệu USD. Các căn nhà này
có vẻ không phải là nơi cư ngụ mà là để đầu tư và cho thuê – còn
Trịnh Hội thì mướn Apartment khi chỗ này khi chỗ kia để ở. Bên đây là
địa chỉ của 3 căn nhà mà Trịnh Hội tậu trong 3 năm 2005-2007.
Căn
nhà thứ nhất:Địa chỉ: 7598 Freestone Ct, Rancho
Cucamonga, CA 91739
Căn
nhà này Trịnh Hội đứng tên sở hữu từ tháng 4 năm 2005. Vào tháng 7
năm 2008, căn nhà này được định giá là 568,000 USD, theo hồ sơ thuế
dưới đây. Theo tôi được biết, nó được bán đi vào tháng 4 năm 2010.
Căn nhà thứ hai:
Địa chỉ: 10372 Allen Dr, Garden Grove, CA 92840
Trịnh Hội mua căn nhà này ngày 1 tháng
5, 2006 với giá 830,000 USD và chỉ vay ngân hàng 664,000 USD. Nghĩa là
Trịnh Hội đã bỏ ít ra $190,000 tiền túi để trả tiền nhà và các chi
phí mua nhà. Người chủ cũ là nữ tài tử Kiều Chinh.
Căn
nhà này sau đó được chuyển tên cho công ty Trinh Nguyen Inc.
Theo
hồ sơ của tiểu bang California, công ty “Trinh Nguyen Inc.” do Nguyễn Cao
Kỳ Duyên, lúc ấy là vợ của Trịnh Hội, thành lập ngày 17 tháng 2,
2006, chưa đầy 3 tháng trước ngày Trịnh Hội mua nhà. Tôi đã gọi đến
văn phòng chuyên trách đăng ký các công ty của tiểu bang California thì
được biết là Trinh Nguyen Inc. đã giải tán ngày 20 tháng 3, 2009.
Ngày
26 tháng 6, 2009 công ty Trinh Nguyen Inc. chuyển nhượng căn nhà này trở
lại cho Trịnh Hội 3 tháng sau khi công ty này giải tán. Xem:
Căn
nhà thứ ba:Địa chỉ: 1802 S St NW, Washington, DC 20009
Trịnh
Hội tậu căn nhà này ngày 20 tháng 4, 2007 với giá là 1,035,000 USD.
Tiền vay ngân hàng là 800,000 USD, nghĩa là Trịnh Hội đã phải trả
tiền mặt khoảng 270,000 USD cho cả tiền nhà lẫn các khoản chi phí mua
nhà. Dưới đây là hồ sơ thuế của căn nhà cho thấy Trịnh Hội đã bán
nó vào tháng 7, 2014 với giá 1,235,000 USD:
Trên
đây là những căn nhà mà tôi truy ra nhờ sự mách bảo của nhiều quý
vị trong cộng đồng ở Hoa Kỳ. Tôi đang muốn biết rằng Trịnh Hội có
sở hữu bất động sản ở Úc, Canada hay các quốc gia Á Châu hay không.
Xin quý vị nào có thông tin thì mách bảo.
Tiền
ở đâu ra?
Chắc
chắn, lương 100 USD một tháng thì không thể nào mua 3 căn nhà
mỗi năm một cái, lại trả tiền mặt lên đến gần 2 hay
gần 3 trăm ngàn USD mỗi cái.
Thế thì thu nhập của Trịnh Hội
ở đâu ra?
Có
nhiều dấu hiệu cho thấy một nguồn thu nhập của Trịnh Hội có thể là
các khoản gây quỹ nhân danh giúp định cư đồng bào thuyền nhân đến Mỹ
hay đến Canada.
Trịnh Hội và Nguyễn Quốc Lân (người
đứng cạnh Trịnh Hội) – hình ảnh trên báo Người Việt.
Năm
2005, Trịnh Hội và người bạn là LS Nguyễn Quốc Lân vận động gây quỹ
để đưa luật sư người Việt sang Phi Luật Tân nhằm giúp định cư cựu
thuyền nhân vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã khẳng định
rõ rằng họ “không cần và không chào đón sự giúp đỡ của luật sư
người Việt nào trong việc định cư các người còn kẹt ở Phi
Luật Tân” (The U.S. State Department has made it clear it does not need or
welcome help from the Vietnamese attorneys in resettling those who remain in
the Philippines).
Đã
không được chào đón và không cần thì tại sao Trịnh Hội và Nguyễn
Quốc Lân vẫn nhất định gây quỹ để gởi luật sư đến Phi Luật Tân?
Hai
người này dùng danh nghĩa LAVAS, viết tắt của tên chính thức là Legal
Assistance for Vietnamese Asylum Seekers, một chương trình có từ năm 1990
của BPSOS. Cũng theo báo Houston Chronicle, vào thời điểm năm 2005 tổ
chức LAVAS đã không còn đăng ký hoạt động với sở thuế Liên Bang (mà
chỉ còn là một chương trình trực thuộc BPSOS). Trả lời báo Houston
Chronicle, LS Nguyễn Quốc Lân cho biết là ông đã đăng ký một tổ chức
LAVAS khác, như một công ty tư nhân chứ không phải là một tổ chức bất
vụ lợi.
Trả lời báo Houston Chronicle, nhân viên Phòng Thuế Vụ của
tiểu bang California cho biết: “các tổ chức được miễn thuế phải công
bố hồ sơ tài chính. Nhưng hồ sơ tài chính của công ty tư như LAVAS thì
được giữ bí mật.” (tax-exempt organizations are required to make their
financial records public. But the financial records of private corporations
such as LAVAS are confidential).
Công
ty LAVAS mà họ dựng lên tuy cùng tên nhưng không phải là LAVAS nguyên
thuỷ do BPSOS thành lập năm 1990. Không ai ngoài Trịnh Hội và Nguyễn
Quốc Lân biết là họ đã thu bao nhiêu tiền qua các buổi gây quỹ, chi
bao nhiêu, cho những việc gì, và còn lại bao nhiêu. Theo những tin tức
tôi có được thì qua hai đợt gây quỹ, họ đã thu trên 300,000 USD.
Để
phối kiểm, tôi đã nói chuyện với văn phòng hữu trách của tiểu bang
California, thì được cho biết là không hề có công ty tư hay hội đoàn
nào mang tên LAVAS hay Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers đăng ký
với tiểu bang như LS Nguyễn Quốc Lân tuyên bố với tờ Houston Chronicle.
Tôi vào trang mạng của tiểu bang California để truy cập thì câu trả
lời là “record not found” – không tìm thấy hồ sơ:
Đây
là nơi mọi người có thể tự phối kiểm: http://kepler.sos.ca.gov/
Liệu
nó có được đưa cho VOICE vì Trịnh Hội vẫn công khai nhận rằng VOICE
đã giúp định cư 1,573 thuyền nhân Việt Nam từ Phi Luật Tân vào Hoa Kỳ
trong những năm 2004-2007? Thế nhưng VOICE chỉ ra đời năm 2007,
và do đó cũng không thể nào đứng ra nhận số tiền gây quỹ trong các
năm 2005-2006.
Vậy thì ai đã nắm số tiền đó?
Trang
web của VOICE tự nhận là đã giúp định cư 1,573 thuyền
nhân từ Phi Luật Tân vào Hoa Kỳ từ 2004 đến 2007.
Hơn
nữa, theo một số thông tin mà tôi nhận được, những cuộc gây quỹ cho
VOICE gần đây để định cư cựu thuyền nhân từ Thái Lan đến Canada cũng
có điều khuất tất. Một số thành phần thuộc ban tổ chức ở nhiều nơi
ở Hoa Kỳ và Canada cho biết là Trịnh Hội đòi chia 40% – 50% số
tiền gây quỹ được. Có lẽ do há miệng mắc quai, họ không thể nói
ra điều này nhưng nhất quyết không bao giờ gây quỹ cho VOICE nữa.
Kết
luận: Hình ảnh mà Trịnh Hội tự tạo cho mình
– một luật sư trẻ sống đạm bạc để xả thân cho đồng bào tị nạn –
chỉ là một tuồng kịch để dối gạt mọi người. Ngay sau khi tôi ra Thông
Báo 7 về VOICE ngày 3 tháng 4, có một số người ủng hộ VOICE đã gọi
điện thoại cho tôi để bênh vực Trịnh Hội. Họ khẳng định với tôi rằng
Trịnh Hội nghèo lắm vì chỉ suốt đời tình nguyện làm việc nghĩa,
rằng tôi đã nghĩ oan cho Trịnh Hội,v.v. Những người này đã bị lừa.
Thử hỏi người làm ăn lương thiện có mấy ai mua nổi cứ mỗi năm một
căn nhà? Đằng này, Trịnh Hội “khoe” là chỉ nhận trợ cấp 100
USD/tháng mà lại có tiền mua mấy căn nhà liền liền để đầu tư và cho
thuê.
Tôi
thấy cái gì Trịnh Hội cũng nói dối được cả. Như là:
1.
Trịnh Hội nói, vào thời điểm đầu năm
2007, không quen biết gì mấy với Hoàng Tứ Duy, con trai đầu lãnh Việt
Tân Hoàng Cơ Định và hiện là Phát Ngôn Viên của Việt Tân. Đó là nói
dối vì thực ra Trịnh Hội đã quen Hoàng Tứ Duy năm 1999, rồi khi qua
Hoa Thịnh Đốn năm 2002 thì ở nhà và dùng xe của Hoàng Tứ Duy, và
đồng thành lập VOICE với Hoàng Tứ Duy đầu năm 2007.
2.
Trịnh Hội nói là trước 2007 không biết
gì về đảng Việt Tân. Đó là nói dối vì thực ra Trịnh Hội đã làm
việc với Bs. Nguyễn Đỗ Thanh Phong, một đầu lãnh của Việt Tân ở Úc,
ít ra từ năm 2001.
3.
Trịnh Hội nói là VOICE không quan hệ gì
với Việt Tân về hoạt động hay tổ chức. Đó là nói dối vì thực ra
VOICE đã dùng cơ sở của mình để chuyển người cho Việt Tân từ Việt
Nam sang Thái Lan và Phi Luật Tân, giúp Việt Tân cài người vào chương
trình đào tạo nhân quyền của Ls. Nguyễn Văn Đài, và đồng tổ chức hai
Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Thế Giới năm 2008 và 2011, một
sinh hoạt thường kỳ của Việt Tân.
4.
Trịnh Hội nói là VOICE được thành lâp
năm 1997 và từ đó đã lập được nhiều thành tích giúp cựu thuyền
nhân. Đó là nói dối vì VOICE chỉ hiện hữu từ đầu năm 2007. Những
thành tích mà Trịnh Hội nhận vơ cho VOICE thực ra là của những người
hay tổ chức khác.
5.
Trịnh Hội nói là từ 1997 đến 2007 không
được ai tài trợ. Đó là nói dối vì Trịnh Hội được các tổ chức BPSOS,
LAVAS và COVRSOA tài trợ từ khi đến Phi Luật Tân năm 1997 cho đến khi
về lại Úc năm 1999.
6.
Trịnh Hội dùng tên LAVAS, vào các năm
2005 và 2006, để kêu gọi đồng hương đóng tiền để gởi luật sư giúp
thuyền nhân định cư vào Hoa Kỳ. Đó là nói dối vì thực ra chính phủ
Hoa Kỳ không cho phép luật sư Việt Nam can dự vào tiến trình định cư
và tiền gây quỹ trên 300,000 USD thì không biết đi đâu. Trịnh Hội và
người đồng loã đã lập ra một LAVAS giả để nhân danh cho việc gây quỹ,
nhưng LAVAS giả đó chưa bao giờ đăng ký hoạt động và không hề công bố
thu chi, và có lẽ cũng chẳng báo cáo với Sở Thuế Liên bang.
7.
Trịnh Hội “khoe” là sống rất nghèo vì
chỉ được trợ cấp 100 USD/tháng trong thời gian 10 năm từ 1997 đến 2007.
Đó là nói dối vì thực ra từ 2005 đến 2007, mỗi năm Trịnh Hội mua
một căn nhà. Thu nhập hàng năm khoảng 30,000 USD/tháng chưa chắc đã
tậu nhà một cách dễ dàng như vậy, nói chi 100 USD/tháng.
Vấn
đề là tiền ở đâu ra?
Tiền ấy có khai thuế không?
Còn những tài sản
chìm, nổi nào khác nữa? Các thu nhập do đầu tư địa ốc và cho thuê
nhà có khai báo với sở thuế không?
Tôi
đã cung cấp thông tin cho Đơn Vị Điều Tra Hình Sự của Sở Thuế Liên
Bang Hoa Kỳ nhằm điều tra nếu như có sự gian lận hay trốn thuế. Bất
cứ hành vi tẩu tán tài sản hay phi tang đều là phạm tội hình sự.
Tôi
kêu gọi quý vị trong cộng đồng, đặc biệt quý vị làm trong ngành địa
ốc, ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Phi Luật Tân, Thái Lan, Việt Nam…
xin hãy để ý xem có người nào là tên là Trịnh Hội mà sở hữu
tài sản ở địa phương mình thì xin báo cho tôi biết. Mọi nguồn tin sẽ
được hoàn toàn bảo mật. Gởi cho tôi qua email: damphong@hotmail.com.
Trong
bài viết trên blog VOA, Trịnh Hội khen Hoàng Tứ Duy hết lời. Điều này
có thể hiểu được, vì “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Họ rất giống nhau.
Và
VOICE cũng y hệt như Việt Tân do đó đã cấu kết với nhau ngay từ khi
VOICE được thành lập. Cả hai cùng nói dối lem lẻm, và cùng mượn
những điều cao thượng để lừa bịp và trục lợi.
Trân
trọng,
.............................................................................................................................................
Today at 4:33 AM
Đây rồi ! Formosa : Đích danh thủ phạm
Posted by adminbasam on 07/05/2016
Bùi Tín
7-5-2016
Thế là rõ.
Có chạy đằng trời !
Giải “Hành tinh đen” 2009 mà Formosa đã “giật” được. Nguồn: PTS News.
Đã một tháng nay bao nhiêu người băn khoăn, sốt ruột đi tìm đích danh thủ
phạm vụ gây hàng ngàn vạn cá chết suốt vùng ven biển Đông nước ta.
Thì đây, bài báo của nhà báo Mỹ Diane Wilson đã
kịp thời cất tiếng trên tin tức của Tổ chức “Eth-Econ Foundation”, do hai chữ
Ethic và Economic kết liền nhau, với nghĩa Ethic là Đẹp đẽ, Economic là Kinh
tế, một nền kinh tế Đẹp, sạch, thân thiện với môi trường.
Diane Wilson là nhà báo, một mũi nhọn đấu tranh bảo vệ môi trường quốc
tế, năm 2006 được nhận giải thưởng cao quý nhất của Eth-Econ Foundation, Mang
tên “Hành Tinh Xanh 2006” – “Blue Planet Award”.
Bài báo của D. Wilson chỉ rõ thành tích bất hảo có hệ thống của Công ty Formosa
– Plastics đóng tại Đài Loan và có chân rết vươn ra các đại lục. Người cầm đầu
công ty lớn này là công dân Đài Loan họ Vương, Vương Vĩnh Khánh. Người điều
hành kinh doanh ở nước ngoài là Lý Chí Thuyên.
Từ những năm 1995, 1997, 1999 Công ty này đã nhiều lần đem hóa chất cực độc
rải lén xuống ven biển tiểu bang Texas, rồi sau đó rải rất rộng ven Vịnh Mehicô
bị lên án và kiện cáo nhiều lần, có lần phải đền 13 triệu đôla cho ngư dân
Texas.
Vẫn chưa hết, Formosa còn từng cho tàu đến cảng Sihanukville của Cambốt, lợi
dụng đêm bão đổ rác cực độc xuống cửa biển, bị chính quyền cảng bắt quả tang
cảnh cáo và tống cổ khỏi cảng này, không dám quay lại.
Năm 2009 Formosa buộc phải nhận bằng khen mang tên “Hành Tinh Đen 2009” –
“Black Planet 2009”, coi như một vết nhơ ghi trên trán, đặt bên thương
hiệu của nó để toàn thế giới nhận rõ mặt nhơ bẩn và xa lánh.
Hiện Formosa còn cả một hệ thống bãi phế thải cực độc gồm có 169 bãi rác
độc lớn nhỏ trên đất Đài Loan, chỉ có dịp là mang đi đổ phi tang xuống sông xuống
biển các nước khác.
Chất độc của nó chủ yếu là hơn 4.000 tấn thủy ngân Mercury cực độc hại,
là hàng ngàn tấn Ethylene Dicloride, Vinyl Cloride … hủy hoại các tế bào sống.
Cán bộ các Bộ TN và MT, Bộ NN và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch
Đầu tư có xem xét kỹ lịch sử, uy tín, hạnh kiểm kinh doanh của đại công ty gang
thép – điện lực- hóa chất – cầu cảng có giá trị vài trăm tỷ đô la này hay
không? Hay là những chiếc liếc tình, phong bì dày cộp, hoa hồng đưa dưới bàn ăn
đã làm các vị say sưa mụ mẫn hết cả rồi. Và nay thì ăn làm sao nói làm sao ? Cụ
Tổng Lú nhà ta có vẻ không lú một chút nào trong phi vụ cực lớn này. Cụ có vẻ
chùi mép không kém gì ai đâu. Cứ quan sát kỹ mà xem.
Còn đợi gì mà không ra lệnh đóng cửa ngay cái Công ty Tội ác này, nó đang
muốn biến ven biển Đông thành vùng biển đen, vùng biển chết suốt theo chiều dài
của đất nước ta. Và phải truy chúng nó ra Tòa án quốc tế về Bảo vệ môi trường
toàn hành tinh sống của cả loài người, và bồi thường cho hàng triệu ngư dân ta.
Các vị quan tâm xin hãy nối link với EthEcon : info@ethecon.org và http://www.ethecon.org/ để
có thêm tài liệu sinh động.