Dòng
dỏi việt cọng thì khó mà thay đổi lập trường . Lê văn Hiếu là con ông
Lê Văn Thiều người Quảng trị ,Lê văn Thiều là đội khố đỏ của Pháp ,
sau 1945 theo Việt Minh và sinh ra Lê văn Hiếu năm 1954 tại Quảng trị,Thiều tập
kết ra bắc làm chức vụ cũng lớn
Lê
văn Hiếu được miền Nam nuôi dưỡng cho ăn học , nhưng sau năm 1975 Lê
văn Hiếu vượt biên qua Úc và được sự đùm boc của nước Úc,
nhưng dòng máu cong sản trong tâm thức của y không thay đổi cọng sản vẫn
hoàn cọng sản.
Kính thưa Quý vị,
Kính chuyển tới Quý vị bài viết của
GS Nam Kym, góp ý với Toàn quyền Lê Văn Hiếu (xin click vào đây) với ước vọng, được sự quan tâm, chia sẻ và phổ biến.
Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm;
nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về huunguyen@saigontimes.org.
Trân trọng,
Hữu Nguyên
Mỗi Độc Giả là Một Nhà Báo
Lê
Văn Hiếu thách thức CĐ Tỵ Nạn, về VN bắt tay VC!
GS Nam Kym (qua Úc châu 1977 cùng với LVH)
Kym Tran
(Adelaide): “Bạn bè trong đoàn tàu 6 chiếc đến
Darwin năm 1977 đã yêu cầu tôi viết bài nầy để tỏ thái độ về việc làm của Lê
Văn Hiếu, người đã đi cùng thuyền”.
Lê Văn Hiếu (hai tay
xách hành lý) đến Úc tỵ nạn CS năm 1977. Năm 2006 – 2016, LVH ngang nhiên về VN
bắt tay CS
LGT (SGT): Trong số hơn 20 ý kiến góp ý với Lê Văn Hiếu qua Bài 14, SGT hân
hạnh nhận được bài viết của GS Nam Kym, trong đó GS cho biết, ông là người đi cùng Lê Văn Hiếu
trong đoàn tàu 6 chiếc đến Darwin năm 1977. Lý do khiến ông viết bài là do “bạn bè trong đoàn tàu 6 chiếc yêu
cầu”. Điều đó
cho thấy, ngay cả những người đã đồng cam cộng khổ với LVH trong chuyến vượt
biển tìm tự do cách đây ngót 40 năm, cũng bất mãn trước hành động phản bội bắt
tay CS của LVH. SGT hoàn toàn đồng ý với tác giả khi ông khẳng định một lẽ sống
bất di bất dịch của người Việt yêu nước: “Chúng ta không nên
phản bội, đâm sau lưng chiến sĩ, những người đã chiến đấu và hy sinh cho đại
nghĩa – We should not betray and stab in the back of the RVN soldiers who had
fought and sacrified for a great cause”.
SGT cũng hết
sức ngưỡng mộ khi chính bản thân tác giả đã sống đúng với lẽ sống đó: “Khi tốt nghiệp,
thầy tôi là Professor Williams Head of English Department giới thiệu tôi về dạy
Đai hoc ngoại ngữ ở VN, contract 2 năm. Tôi không về VN dạy vì tôi không hợp
tác với chính quyền CS. Tôi là người Việt tỵ nạn CS. Các bạn bè tôi đang bị CS
hành hạ, giam cầm trong các trại tù cãi tạo, tôi không phản bội họ, phản bội
đồng bào tôi vì danh lợi cá nhân mà quên quyền lợi tối thượng cũa tổ quốc. Vì
vậy, tôi muốn nhắn LVH câu nầy “DON’T BITE THE HAND THAT FEEDS YOU” (Đừng quên
ơn cộng đồng người Việt tỵ nạn đã giúp LVH được địa vị ngày hôm nay).
Tôn trọng quyền
tự do ngôn luận của độc giả, ngỏ hầu LÀM SÁNG TỎ SỰ THẬT VỀ LVH – MỘT
PUBLIC FIGURE, SGT
quyết định đăng nguyên văn bài viết của GS Nam Kym, và sẵn sàng lắng nghe cũng như đăng tải
ý kiến của ông Lê Văn Hiếu. SGT chân thành cảm ơn sự đóng góp
của GS Nam Kym cùng Quý đồng hương trên đoàn tàu 6 chiếc đến Darwin năm 1977,
và sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả nguyên văn bài viết của
GS.
&&&
Gần đây dư luận
xôn sao về tin Lê văn Hiếu về VN bắt tay VC với danh nghĩa”Toàn quyền Nam
Úc”.Thật ra từ “toàn quyền” đã bị lạm dụng chớ LVH không có một quyền hạn nào,
chỉ là một người đai diện cho Nữ Hoàng Anh trong những lễ lộc (in the British
Commonwealth, Governor is a representative of the Crown, having no special
powers).
Lê văn Hiếu đến
đảo Pulau Tengah, Malaysia, chỉ là một thành niên tỵ nạn. Hai anh em tôi là GS
Anh văn và đã liên hệ với người Mỹ nên được phái doàn Mỹ chấp thuận đi Mỹ cùng
vài người khác. Những người đi chung tàu từ VN qua không được Mỹ nhận nên quyết
đinh đi thẳng đến Úc Vì dã hứa với nhau khi rời VN, nên chúng tôi cùng đi với
họ. Vợ chồng Lê Văn Hiếu cũng đi theo 6 chiếc tàu nầy.
Tàu chạy khoảng
hai tuần, một số người bị bệnh phải ghé vào cảng Jakarta. Hai anh em tôi tiếp
xúc với chánh quyền Indonesia nói mình là người VN ty nan CS nhờ họ giúp đở.
Lúc đó, gặp ông cựu Lãnh sự Indonesia ở VN trước 75 đến thăm đồng bào ty nan
người Việt mình. Ông ấy mời tôi về nhà ông gần đó.Tại nhà ông, tôi gặp vi Đai
tá HQ Indonesia.
Ông ấy hứa sẽ cho chúng tôi dầu để tiếp tục cuộc hành trình
đến Úc. Sau đó họ cho 6 chiếc tàu 12,000 lít dầu. Chúng tôi tiếp tục chạy ngang
qua 1 đảo nhỏ thấy 2 người Úc đang đi trên bờ, ghe chúng tôi chay vào nhờ họ
giúp. Họ hứa sẽ liên lac với Di trú Úc Hai ngày sau 2 tàu HQ Úc cập vào tàu cũa
chúng tôi để giúp đở. Sau đó, họ kéo tàu chúng tôi gần đến Darwin rồi chỉ toạ
độ cho chúng tôi chạy vào, vì họ không được phép đưa chúng tôi vào Darwin.
Sáng hôm sau, ở
Darwin, 2 anh em tôi cùng cô Nhường SV du học làm thông dịch giúp cho đồng bào
mình. Có lẽ LVH không quên ở đảo đã khai với Cao Ủy LHQ về Tỵ Nạn (UNHCR),với
nhân viên Di Trú Úc ở Darwin mình là người TỴ NẠN CỘNG SẢN.
Ở Darwin, những
người tỵ nạn được chia làm 2 nhóm. Một nhóm đi Brisbane, còn nhóm tôi đi
Adelaide, có vợ chồng Lê Văn Hiếu. Đến Adelaide, Hội ICRA (Indochinese Refugee
Association) đã tổ chức một tiệc trà cuối năm tai Adelaide Townhall. Cha Jeff
Foale, Chủ tịch hội ICRA, ông Roger(welfare Director), ông Patrick
(Resettlement Officer) đả mời tôi nói chuyện cho người Úc biết tạị sao chúng ta
phải bỏ nước ra đi?
Năm 1978 tôi
làm phiên dịch (Translator) dịch các bằng cấp cho CES trong TrungTâm Tạm Cư
Pennington. LVH học kế toán ở ĐH Adelaide. Sau đó, tôi cũng trở lại ĐH Adelaide
học NGôN NGỬ HỌC (Linguistics).
Khi tốt nghiệp, thầy tôi là
Professor Williams Head of English Department giới thiệu tôi về dạy Đai hoc
ngoại ngữ ở VN, contract 2 năm. Tôi không về VN dạy vì tôi không hợp tác với
chính quyền CS. Tôi là người Việt tỵ nạn CS. Các bạn bè tôi đang bị CS hành hạ,
giam cầm trong các trại tù cãi tạo, tôi không phản bội họ, phản bội đồng bào
tôi vì danh lợi cá nhân mà quên quyền lợi tối thượng cũa tổ quốc. Vì vậy, tôi
muốn nhắn LVH câu nầy “DON’T BITE THE HAND THAT FEEDS YOU” (Đừng quên ơn cộng
đồng người Việt tỵ nạn đã giúp LVH được địa vị ngày hôm nay).
Mỗi tiểu bang
có Thủ hiến, Quốc hội lưởng viện quyết định mọi việc cũa tiểu bang chớ LVH đâu
có quyền hạn gì mà toàn quyền? Vậy ai đề cử LVH về VN hợp tác với VC làm thương
mai? Đó là nhiệm vụ cũa người khác. LVH đại diện cho ai???
Chúng ta không nên
phản bội, đâm sau lưng chiến sĩ những người đã chiến đấu và hy sinh cho đại
nghĩa (We should not betray and stab in the back of the RVN soldiers who had
fought and sacrified for a great cause).
LVH về VN bắt
tay với VC, Cộng đồng người Việt Nam Úc lại không có thái độ, vô tình hay cố ý
làm lơ? Một số bạn bè tôi đã điện thoai cho Cộng đồng về việc làm cũa LVH nhưng
cộng đồng im lặng??? Hoi CQN Nam Úc cũng không lên tiếng???
Các bạn cựu
quân nhân, các bạn đã chiến đấu,hy sinh biết bao nhiêu xương máu để bảo vệ tư
do, dân chủ cho miền Nam, chống lại sư xâm lược bạo tàn cũa CS. Ngày 30/4/1975,
sau khi cưởng chiếm miền Nam, CS đã bắt quân cán, chánh miền Nam đi học tập cải
tạo, gia đình ly tán. Giờ đây, các bạn hãy cùng chúng tôi mạnh dạng đứng lên tố
giác việc LVH phản bội Tổ Quốc, phản bội đồng bào. LVH đã lạm dụng lòng tin cũa
người Việt làm một việc đáng trách, phản bội khinh thường và bôi nhọ danh dự
cũa người Việt tỵ nạn CS. LVH không còn xứng đáng là Governor of South
Australia, đại diệncho Nữ Hoàng Anh, và là niềm tự hào cho người Việt tỵ nạn
nữa.
Trên báo,trên
mạng, tôi thấy LVH được CS tiếp đón nồng hậu. LVH tươi cười, hớn hở bắt tay với
Phó Chủ tịch VC Đặng thị ngọc Thịnh, Chủ tịch thành phố “HCM”, và các cán bộ
cao cấp cũa CS, viếng thăm, chụp hình trước trường Đại Học NGUYỄN TẤT THÀNH
(tên cũa Hồ Chí minh) với các thầy cô, sinh viên .vv… (đăngtrên SAIGON MAGAZINES,
AUSTRALIA). Nên hôm nay tôi phải lên tiếng vì quyền lợi cũa tập thể người Việt
tỵ nạn. Bạn bè qua trong đoàn tàu 6 chiếc đến Darwin năm 1977 đã yêu cầu tôi
viết lên bài nầy để tỏ thái độ về việc làm cũa Lê Văn Hiếu.
Adelaide
29/7/2016
GS NAM KYM
BA (in French), BA (in Linguistics), MA (TESOL), Professional Translator (NAATI3)
GS NAM KYM
BA (in French), BA (in Linguistics), MA (TESOL), Professional Translator (NAATI3)
__._,_.___
No comments:
Post a Comment