xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Sunday 1 December 2019

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN (phần 4)

 
Uổng Công - Phí Lời với con thú đội lốt người NGÔ MINH HẰNG này. Khi xuống tàu vượt biển, mẹ chồng trao tượng Phật độ thân. Tới đảo, vì miếng sống nên phải “theo đạo kiếm gạo mà ăn”, không ai trách. Nhưng nay no cơm ấm áo, lại quay ra báng đạo ngạo sư. Khi Cao Tăng Thích Quảng Đức tự thiêu, thì nó bao nhiêu tuổi để đủ trí khôn đánh giá thời sự lúc bấy giờ. Lại
sẵn tính tình lẳng lơ, phát dục sớm, biết gì mà nay thơ vè nỏ mồm hô khẩu hiệu rằng “NGÔ MINH HẰNG hoài ngô, nhớ bắp, thích sắn và thèm củ khoai lang sùng của Cán Bộ Vc Thoại Lâm” ???

Sent from my iPhone

On Nov 29, 2019, at 2:46 PM, giac hanh <> wrote:
Giê Su bị giết, hay tự xá thân mạng theo pháp Ba La Mật để cứu nhân loại?

Giê Su rên la, cầu cứu, trách chúa Cha bỏ rơi, và sau khi Giê su bất tĩnh được quân La mã tháo ra, cho nghĩ ngơi và sau đó Giê su lợi dụng tình thế, bỏ trốn biệt tâm. Rồi cô phục dịch cho Giê su là Maria Madeline tuyên truyền hồn xác GIê su bay về trời.

So sánh sự kiện Giê su với Bồ tát TQĐ. Xem ra bản chất khiếp nhược của Giê su mà đám Chiên nô như bà con chiên NMH làm sao sánh bằng sự hy sinh Ba La Mật của Bồ Tát của Phật giáo và Dân tộc Việt nam của chúng ta? 

GH

On Friday, November 29, 2019, 12:12:48 PM PST, Thien Nhon Vu <> wrote:


 

From:    thucvu_

Sent:  Friday, November 29, 2019 9:43 AM

To: P

Subject: TRẢ LỜI BÀ NGÔ  MINH HẰNG - NGU DỐT LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỰ DỐI TRÁ- KHÔNG DỐI TRÁ NÀO BỀN- KHÔNG SỰ THẬT NÀO MAI MỘT

 

 

Thưa bà Ngô Minh Hằng 

Bà là một nhà thơ mà nhiều người biết đến, cá nhân chúng tôi rất  yêu mến thơ Ngô Minh Hằng, nhất là đọc những vần thơ Bà luôn thể nhập trong tâm hồn tôi nỗi xúc cảm buồn thương, nhìn về vận nước, người dân Việt Nam phải chịu đọa đày dưới ách nạn Cọng sản. Điều này nói lên sự xúc cảm hòa nhập cho chúng ta hiểu rằng  còn giác cảm thì còn đớn đau, nhưng khi ý thức trở thành vô cảm rồi thì con người không biết đớn đau. 

Thực chứng nhất khi bà nhìn hình ảnh lúc HT Thích Quảng Đức tự thiêu bà thấy nào là có người tưới xăng, nào là chấp tay nhưng đôi bàn tay không dính vào nhau ...thì bà cho rằng giả dối, Ngài bị bức hại, bị thiêu sống, đó là bà thấy trong cảm xúc đó thôi. Còn Ngài Quảng Đức với ý nguyện cao cả, tâm linh của Ngài đã đi vào trong thiền định của sự vô thức không còn cảm giác nóng lạnh hay dưới sức nóng ngàn độ. Và trước chí nguyện của ngài đó, thì chúng đệ tử phải làm những việc tưới xăng, đốt diêm cho ngọn lửa bùng cháy thay  cho Ngài để Ngài có thời gian tọa thiền quán chiếu đi vào tâm tĩnh lặng. 

Mong Bà Ngô Minh Hằng dành chút thời gian nghiên cứu về Thiền Quán Phật giáo, chúng tôi tin rằng lúc đó Bà sẽ thấu hiểu nhiều hơn. Trong lúc này đây xin gởi Bà Ngô Minh Hằng Trí Quang Tự Truyện Phần 4, có nói về sự vi diệu qua Trái Tim Bồ Tát Thích Quảng Đức.

Thục Vũ   

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN (phần 4)


LTS: Phần 4 –  Đức Cố HT Thích Trí Quang đã thuật lại  về kim quan của Bồ tát Thích Quảng Đức, thiêu lần đầu xương cốt cháy thành thành tro, nhưng quả tim bất diệt trước sự ngạc nhiên của các ký giả quốc tế. Để minh chứng Trái tim Bất diệt Thich Quảng Đức, HT Thích Thiện Hòa đã cho thiêu kim quan lần 2 với đông đủ ký giả  quốc tế hiện diện ngưỡng mộ, và từ đó được loan truyền khắp thế giới.
“Hòa thượng Thiện hòa trông coi việc hỏa táng kim quan của ngài Quảng đức. Tro
tàn rồi, quả tim còn lại. Bấy giờ chỉ có ký giả quốc tế đi lại, và có xăng tốt. Thiêu lần
thứ 2, quả tim ấy vẫn không cháy. Ký giả quốc tế thông báo cho thế giới như vậy. Khi rước về Xá lợi, Ủy ban Liên phái thông báo Tăng ni, Phật tử đến hành đại lễ. Tôi thảo lời ngài Hội chủ gửi Điệp văn cho các miền và các tỉnh. Điệp văn viết, “Tôi chí thành đảnh lễ vị nhục thân bồ tát, xin ngài hộ trì cho nguyện vọng cuộc Vận động của Pg VN”. Điệp văn chấm dứt bằng cách niệm “Nam mô đại hùng đại lực Quảng đức bồ tát” “.
Đức Cố HT Thích Trí Quang cũng thuật lại cho chúng sinh am tường thên về sự đàn áp dã man của chế độ GĐ trị Ngồ Đình Diệm đối với Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ. Ngài bị đánh tét đầu, máu chảy xuống mặt.    
“Hòa thượng Quảng độ, thường ngày sáng sớm, từ Giác minh mang đến Xá lợi bản
tin mà hòa thượng dịch từ báo chí ngoại văn. Bản nầy được đánh máy, quay, phát, cho những người tụng kinh vào buổi tối, tại Xá lợi. Nhưng ngày nay, hòa thượng nhận lời cầm đầu 1 cuộc biểu tình biết chắc chẳng những khó khăn mà còn đổ máu. Phụ tá hòa thượng là hòa thượng Chánh lạc, Kế hoạch có 4 bộ phận chạy bốn ngã đánh lạc hướng, nhưng vẫn tìm cách cùng đến công trường Quách thị Trang. Hòa thượng với bộ phận chính xông pha mọi cản trở bởi hành hung và kẽm gai. Can đảm phi thường, hòa thượng đến được địa điểm đã định. Tại đây, dùi cui và đấm đá đón hòa thượng. Mặc, hòa thượng cứ nói. Máy bị đập, hòa thượng nói lớn. Họ xông đến bóp cổ, đánh đá tơi bời. Đầu hòa thượng bị téc, máu chảy xuống mặt. Hòa thượng vẫn nói. Chúng bèn hốt, ném lên xe cây. Một số quỉ thối bóp hạ bộ của các nạn nhân. Ký giả ngoại quốc lần nầy cũng bị hành hung không nương tay.
Chúng chở về An dưỡng địa. rào kẽm gai mà nhốt, mưa mặc mưa. Giam một vài ngày gì đó, rồi thả ra, đuổi đi đâu thì đi. “Chúng ông bắt được lần nữa thì tụi mày hết sống”. Chân, tay và miệng của chúng hoa ca như vậy. Ký giả ngoại quốc nghe nói cái vụ bóp hạ bộ thì cười “cái văn minh của chế độ tổng thống Diệm”.”
maxresdefault

12 / 9
Hòa thượng Đôn hậu được cung thỉnh mở cuộc diễn giảng thường xuyên tại Diệu đế. Hòa thượng vốn là 1 vị tôn túc, diễn giảng nổi tiếng. Khả năng nầy, nay hòa thượng được vận dụng với ý thức đầy nhiệt thành và truyền cảm, sau ki ngài Quảng đức vị pháp thiêu thân.
Tôi cùng thầy Chánh trực và anh Từ nghiền ngẫm kế hoạch tổ chức 1 cuộc biểu tình lớn, tại Huế và chung quanh gần Huế. Cuộc biểu tình sẽ tuyệt đối đồng bộ, diễn ra 5 địa điểm, vào ngày nhị thất trai tuần của các Thánh tử đạo. Kế hoạch rán giữ cho thật bất ngờ.
Tôi cũng phải kiện toàn Tổng trị sự Pg miền Trung, mời hòa thượng Đức tâm đảm nhiệm Tổng thư ký hiện đang trống, cùng tỉnh hội Thừa thiên tăng cường liên lạc với các khuôn hội của Huế và xung quanh Huế. Còn tất cả tỉnh hội, trung nguyên cũng như cao nguyên, tạm thời tự trị và liên lạc với Ủy ban liên phái tại Saigon. Thế nhưng một buổi sáng, quãng 9g, ông Đ. cho tôi biết, ngài Quảng đức đã tự thiêu. Ông Diệm nghe tin thì giấy rơi khỏi tay, vội vàng tuyên bố “sau Hiến pháp có tôi”. Chều đó, Từ đàm được giải vây. Tòa Đại biểu phái người lên, “xin quí vị chuẩn bị để vào Saigon hiệp thương”.
Kế hoạch của tôi tạm ngưng chuẩn bị. Phật tử ra về tắm rửa. Tôi đích thân, và huy động những ai còn lại, làm tổng vệ sinh. Vừa làm vừa nghĩ, thật nhiều, về cuộc hiệp thương. Một cuộc họp khẩn để ngày mốt đi. Đi, sẽ có ngài Hội chủ Tổng hội Pg VN, và hòa thượng Thiện minh. Ai cũng hỏi tôi thì sao, tôi nói thật, “để nghĩ đã”. Ngài Hội chủ lo nhất, bảo tôi phải đi. Tôi rất phân vân. Ông Đ. thúc tôi. Mọi việc đã lo liệu. Sau nầy mới biết, mỗi chuyến bay hằng ngày, Tỉnh đường Thừa thiên được dành 2 vé đến phút chót. Tôi đi bằng 1 trong 2 vé ấy. Khi đi, ai cũng nghĩ tôi tiễn phái đoàn. Khi tôi cũng ra cửa mới biết tôi cũng đi. Bay hơn 1 tiếng đồng hồ thì tôi có cảm giác là lạ. Máy bay hạ cánh: Không phải Saigon mà là Kontum. Thầy Thiện minh bàn với tôi cách ứng phó. Tôi nói, Ôông với thầy chắc chắn về Saigon, còn tôi, tôi cũng sẽ cùng về đó. Và việc đã xảy ra như thế thật. Đến Xá lợi, tôi vào giảng đường, lạy kim quan bồ tát Quảng đức. thầy Tâm châu hỏi sao trễ thế, còn ông Chánh trí không nói gì.
13/1
Lạy bồ tát rồi, tôi phải nói sự tự thiêu theo giáo lý. Sự ấy được nói đến trong 2 chỗ là kinh Pháp hoa và kinh Phạn võng. Chỗ nào cũng nói tự thiêu có 2 ý nghĩa. Thứ nhất, tự thiêu là tự thử thách về chí nguyện, nung nấu chí nguyện ấy cho dũng mãnh, kiên cường. Thứ hai, tự thiêu là sử dụng sắc thân mà phụng sự Phật pháp và phục vụ quần sinh. Tự thiêu là do nguyên lực, tin chắc chí nguyện của mình có thể cảm hóa rất lớn.
Pháp nạn 1963, và sau nầy, có nhiều vụ tự thiêu. Nhưng phải nói nhất là bồ tát Quảng đức và tôn giả Quảng hương. Mở đầu, nhưng bồ tát Quảng đức tự thiêu rất tự tại, đường đường đủ mọi nghi lễ. Tôn giả Quảng hưong, trái lại, tự thiêu ngay sau khi thiết quân luật, cực kỳ khó khăn. Vậy mà tôn giả làm được, rất ư gian nan. Và cho đến nay, cũng vẫn không tìm được hài cốt của ngài: đáng tôn thờ và thương cảm biết bao nhiêu.
13/2
Nhân nói giáo lý về sự tự thiêu, xin nói luôn ở đây về vụ đưa đám bồ tát Quảng đức.
Ba bốn hôm nay, có đủ các nguồn tin, mỗi lúc một rõ hơn. Theo đó, đám ngài Quảng
đức dĩ nhiên sẽ đông, nhưng có đổ máu đầu đường Tổng đốc Phương giáp mối với
đường Hùng vương. Đám phải đi đường Hùng vương, và qua đó mà thẳng xuống An
dưỡng địa. Không ai không biết hay khinh thường tin tức như vậy.
Hòa thượng Thiện minh hiệp thương lần chót rồi, chưa ký, về Xá lợi bàn, Hòa thượng thấy rõ chính quyền không giấu giếm được sự lo sợ. Ý hoà thượng phân vận, nhưng ngã về phía cứ để quần chúng làm việc. Tôi không đồng ý để mặc quần chúng. Có đổ máu: Không được! Hòa thượng Thiện minh đi ký. Và cả phái đoàn chưa ai về, Ở chùa chỉ còn cụ Chánh trí và tôi. Cụ đang bàn với cảnh sát trật tự. Tôi xin lỗi, mời riêng ra, bàn. Tôi hỏi tin tức về phía cụ, đám có thể đổ máu không? Rất có thể, cụ nói. Tôi nói đổ máu của quần chúng là không nên. Cụ nói, rất đồng ý, và cho cảnh sát hay đám tạm ngưng. Khi phái đoàn về, họp khẩn, thấy tạm ngưng là phải. Và hòa thượng Tâm châu cho xe đi phát thanh lời thông báo tạm ngưng của hòa thượng, qua các đường phố xung quanh Xá lợi vào đến Ấn quang. Quần chúng lại nghĩ tiếng phát thanh đó là giả. Vì vậy, sáng ra quần chúng đông hơn, tập trung nơi Giác minh mà hướng về Xá lợi. Hòa thượng Tâm giác đang đứng trên 1 chiếc xe, nói gì không ai nghe được, chỉ hè nhau đẩy chiếc xe đi mở đường. Nhưng đế cổng xe lửa thì cuộc chiến xảy ra, vũ khí của quần chúng là đá lót đường xe lửa. Một tuần sau đó thì đưa đám ngài Quảng đức. Ủy ban Liên phái quyết định chỉ có chư tăng đi đưa. Có người viết, tuần trước quần chúng đưa đám với quần chúng rồi. Tuần nầy thì các thầy đi đưa với nhau. Lời lẽ đầy mỉa mai, và tiếc rẻ, không có hỗn loại và đổ máu.
13/ 3
Hòa thượng Thiện hòa trông coi việc hỏa táng kim quan của ngài Quảng đức. Tro tàn rồi, quả tim còn lại. Bấy giờ chỉ có ký giả quốc tế đi lại, và có xăng tốt. Thiêu lần thứ 2, quả tim ấy vẫn không cháy. Ký giả quốc tế thông báo cho thế giới như vậy. Khi rước về Xá lợi, Ủy ban Liên phái thông báo Tăng ni, Phật tử đến hành đại lễ. Tôi thảo lời ngài Hội chủ gửi Điệp văn cho các miền và các tỉnh. Điệp văn viết, “Tôi chí thành đảnh lễ vị nhục thân bồ tát, xin ngài hộ trì cho nguyện vọng cuộc Vận động của Pg VN”. Điệp văn chấm dứt bằng cách niệm “Nam mô đại hùng đại lực Quảng đức bồ tát”.
Từ đó danh hiệu bồ tát Quảng đức đi vào lich sử Pg VN.
14/ 1
Hòa thượng Quảng độ, thường ngày sáng sớm, từ Giác minh mang đến Xá lợi bản tin mà hòa thượng dịch từ báo chí ngoại văn. Bản nầy được đánh máy, quay, phát, cho những người tụng kinh vào buổi tối, tại Xá lợi. Nhưng ngày nay, hòa thượng nhận lời cầm đầu 1 cuộc biểu tình biết chắc chẳng những khó khăn mà còn đổ máu. Phụ tá hòa thượng là hòa thượng Chánh lạc, Kế hoạch có 4 bộ phận chạy bốn ngã đánh lạc hướng, nhưng vẫn tìm cách cùng đến công trường Quách thị Trang. Hòa thượng với bộ phận chính xông pha mọi cản trở bởi hành hung và kẽm gai. Can đảm phi thường, hòa thượng đến được địa điểm đã định. Tại đây, dùi cui và đấm đá đón hòa thượng. Mặc, hòa thượng cứ nói. Máy bị đập, hòa thượng nói lớn. Họ xông đến bóp cổ, đánh đá tơi bời. Đầu hòa thượng bị téc, máu chảy xuống mặt. Hòa thượng vẫn nói. Chúng bèn hốt, ném lên xe cây. Một số quỉ thối bóp hạ bộ của các nạn nhân. Ký giả ngoại quốc lần nầy cũng bị hành hung không nương tay.
Chúng chở về An dưỡng địa. rào kẽm gai mà nhốt, mưa mặc mưa. Giam một vài ngày gì đó, rồi thả ra, đuổi đi đâu thì đi. “Chúng ông bắt được lần nữa thì tụi mày hết sống”. Chân, tay và miệng của chúng hoa ca như vậy. Ký giả ngoại quốc nghe nói cái vụ bóp hạ bộ thì cười “cái văn minh của chế độ tổng thống Diệm”. Cuộc biểu tình này bị đàn áp dã man, nhưng thành công và tác động thì thật siêu đẳng.
14/2
Có nhiều cuộc biểu tình trước ngày chế độ Diệm thiết quân luật. Nhưng tôi chọn 3 cuộc có tính cách tiêu biểu. Cuộc thứ nhất nói rồi. Bây giờ nói cuộc thứ 2. Cuộc biểu tình nầy vốn có dự định mà không tổ chức được. Do đã thông báo, các nơi tập họp về Xá lợi, trong đó có nhóm Pg Nguyên thỉ chùa Pháp quang của hòa thượng Hộ giác. Tôi nhớ bữa đó hòa thượng không có, chỉ có đại đức Bửu phương. Đại đức hỏi sao không đi biểu tình? Người ta trả lời người ít quá. Đại đức đảo mắt một vòng, “từng này được rồi”. Thế là phóng đến nơi đã chọn trước, gần Xá lợi nhất, mà cũng rất bất ngờ. Đó là tiểu bạch ốc (tư dinh đại sứ Mỹ). Các hòa thượng Tâm châu và Đức nghiệp phóng trước. Tôn giả Quảng hương quấn cổ biểu ngữ duy nhất, đã được kẻ trước, mà chạy theo. Cảnh sát kéo giành, tôn giả càng giữ. Bị ngã, tôn giã vẫn cố giữ. Cảnh sát khác thấy vậy, la lớn, buông nó ra, không, nó chết bây giờ, mệt lắm. Tiểu bạch ốc không cao lớn lắm, nhỏ vừa phải. Cuộc biểu tình rất vừa phải với khung cảnh đó. Khẩu hiệu biểu tình là yêu cầu người Mỹ xét lại vũ khí và phuơng tiện họ dã viện trợ cho chính quyền Việt nam. Chính quyền đã lợi dụng vũ khí và phương tiện ấy mà đàn áp Phật tử. Người Mỹ nên đạt vấn đề mà cấp tốc cứu xét. Xong, cả đoàn biểu tình trở về Xá lợi, trước con mắt tức bực của cảnh sát. Trời gần trưa. Buổi phát thanh trưa của VOA tường thuật rất trung thực cuộc biểu tình. Người Mỹ, bây giờ, bị đặt trách nhiệm, đơn sơ và rõ ràng.
14/3
Nay nói cuộc biểu tình thứ 3, ngay sáng sớm mới thiết quân luật, hốt chùa chiền. Cháu Quách thị Trang đến nhà vài người bạn. Mới sáng sớm, cháu và bạn của cháu, từ trong chợ Quách thị Trang cầm biểu ngữ chạy ra công trường. Các má và các chị ào ra theo. Cháu quấn biểu ngữ vừa chạy vừa la lớn, “trả thầy của chúng tôi”. Cảnh sát lập tức bắn chết cháu, chở thi thể cháu đi mất luôn. Sau nầy mới biết chúng đem lên vùi ở nghĩa trang quân đội.
Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng”… 1 bản nhạc được nhạc sĩ nào đó đặt ra. Rồi tượng đài của cháu được sinh viên kiến trúc tự xây dựng, đặt ở công viên trước chợ Bến thành, với bảng hiệu công trường Quách thị Trang.
15/1
Không ai trong Ủy ban Liên phái mà không nghe biết dồn dập về việc chính quyền chuẩn bị thiết quân luật để tổng càn quét Phật giáo. Tăng cường cảnh sát quận 3 (Xá lợi) và quận 10 (Ấn quang); tập trung và mài dũa còng tay; bắt công chức tăng cường gác đêm… Trước đó, và có lẽ đây là ý định thứ nhất của chính quyền: lấy lịnh tòa án ruồng bố các chùa. Dự định nầy, theo tin tức, nhằm cướp kim quan của ngài Quảng đức, truy tố các vị tổ chức cho ngài tự thiêu. Họ đã điều tra lai rai các vị ấy. Và rằng sẽ truy tố những kẻ sát nhân.
UBLP họp vài ba lần. Bàn ai tình nguyện bị bắt, ai tình nguyện ở ngoài. Nhưng không ai chịu ở ngoài cả. Riêng tôi, trong UBLP có cụ Hiểu, cầm đầu Phật tử Nguyên thỉ, cho tôi biết riêng, tòa đại sứ Thái lan có ý mời tôi đến tá túc. Cụ nói 2 lần. Tôi thì đã quyết địn “để bị bắt”. Rồi hòa thượng Tâm giác cũng làm tương tự. Hướng dẫn và thông dịch cho 1 viên chức nói là của tòa đại sứ Nhật, cũng tỏ ý như Thái lan. Tôi cũng trả lời tương tự. Họ ngồi cho đến gần giờ thiết quân luật mới về. Nửa giờ sau, ban Trật tự trong chùa báo động. Cùng lúc, thô bạo cực kỳ, cảnh sát dã chiến xông vào, sử dụng dùi cui trước, đối với cả các ni sư. Rồi tấn công bằng hành hung và lựu đạn cay, họ dồn chúng tôi ra trước điện Phât. Ở đó, thấy ngài Hội chủ mặt và mắt sưng, bị dẫn ra trước. Một thị giả níu ngài bị đánh ngất xỉu. Ngài bị đưa lên xe bít bùng, đưa đi trước. Các nhóm, tôi cũng bị ở trong một nhóm, rồi tất cả, bị xua ra, cảnh sát áo trắng đón lấy, đưa lên 4, 5 chiếc xe lớn, trực chỉ đến nơi mà sau đó mới biết là Rạch cát. Đêm khuya, trời lạnh, nhưng không mưa. Đoàn xe đến một quãng đồng cạn thì dừng lại. “Vì xe chỉ huy hỏng máy”. Có tiếng nói nhỏ, nhưng rõ, “ai xuống được thì xuống mà thoát đi”. Nhưng xe tôi, và sau đó biết các xe khác cũng vậy, không ai xuống cả. Đoàn xe lại tiếp tục. Vài mươi phút sau đến Rạch cát.
Chúng tôi bị xua xuống, nhốt vào 3, 4 cái nhà tương đối nhỏ. Tôi, do một thầy nào đó không rõ, đang đêm nên cũng không nhìn được, nói nhỏ và dìu tôi vào gần nhóm Già lam. Bấy giờ thì biết Già lam, Pháp quang, Nguyên thỉ gốc Miên, Ấn quang, Giác minh, An dưỡng địa, Phước hòa,… đủ mặt bá quan. Cỡ 1 giờ sau, họ dẫn cụ Chánh trí vào, đi ruồng các phòng, đến phòng tôi, chúng tôi 4 mắt nhìn nhau rất nhanh, và cụ Chánh trí liên tiếp lắc đầu, miệng nói không có, không có. Ấy là họ “nhờ” cụ giúp họ tìm tôi. Lát sau nữa, đại đức Giác đức bị bắt, đưa ra, dẫn đi. Thầy nói khi nãy bảo tôi gối đầu trên vế thầy, nằm xuống mà nghỉ. Trời chưa sáng, lạnh, nền xi măng, vậy mà nằm vẫn thấy ấm áp. Gần sáng, thầy thức tôi dậy, nói, việc con đến đây là hết. Bây giờ xin thầy vào nhóm Già lam, sát nhóm Miên mà ở. Thầy đưa tôi đến, rồi xá tôi, lặng lẽ lui ra. Từ đó cho đến nay, tôi cố kiếm thầy là ai mà không tài nào kiếm ra.
Lại nói để phục chư tăng gốc Miên, và Phật tử của các ngài, tự ý cùng cảnh sát gốc Miên, liên lạc kín đáo và chặt chẽ với nhau. Tin tức từ lúc đó, cho đến khá lâu sau đó, toàn nhờ nhóm nầy thông báo, chính xác và đầy đủ, với máy truyền tin họ được cấp. Nhờ đó mà biết các hòa thượng Tâm châu, Đức nghiệp bị bắt cả rồi, chỉ thiếu tôi và đang cố lùng kiếm. Hòa thượng Thiện minh về Huế, và đêm đó bị bắt ở đây, chùa Từ đàm. Tất cả các tỉnh, đặc biệt ở Huế, họ bị ruồng bắt “rất cẩn thận” mà dĩ nhiên, tôi không rõ lắm.
Nói công bình, mấy ông chỉ huy ở Rạch cát không gay gắt. hống hách gì, bảo chúng tôi thu xếp lấy sự sinh hoạt bình thường. Đi lại và trò chuyện thoải mái, miễn đừng ra ngoài khu vực. Hòa thượng Nhật thiện, sư đệ của tôi, liên lạc với bên Ni, với cảnh sát công chức gác đêm, nhất là cảnh sát gốc Miên, định thực hiện cho tôi một cuộc thoát ra êm xuôi, với bộ cánh cảnh sát và 10 ngàn tiền biếu. Nhưng sáng hôm sau, lịnh trả chúng tôi về ăn Vu lan. Trước khi tiếp tục, tôi kể chuyện nầy cho vui. Một buổi chiều có đông nhân viên vào lấy lý lịch và chỉ tay. Hòa thượng Nhật thiện nói, nhân việc này làm cho tôi từ nay “vẫn tìm không ra”. Một nhóm hè nhau, do hòa thượng Nhật thiện điều khiển: tôi khai lý lịch, 1 thầy chụp hình, 1 thầy lăn tay. Tất cả bàn giấy, hơi lạ, là thấy chúng tôi thì cúi xuống, đến phận sự thì làm việc, không
ngước lên, nhìn hay hỏi gì. Hòa thượng Nhật thiện nói, một người mà lý lịch, hình
ảnh, nhất là dấu tay, hoàn toàn khác nhau thì hết cách tìm cho ra là ai.
15/ 2
Tiếp tục câu chuyện. Tôi chưa kịp thoát ra theo sự thu xếp của sư đệ Nhật thiện, thì có lịnh thả chúng tôi về ăn Vu lan. Khi gọi đến nhóm Pháp quang thì sư cụ Thiện luật ra ngồi trước. Kế đến gọi Ngô Bửu Đạt (hòa thượng Hô giác) mới ra đã có một nhóm đến mời lên xe bịt bùng đi luôn. Khi gọi Đinh văn Tánh (tên giả của tôi) sư Chung thúc đẩy tôi ra. Thế là tôi về chùa Pháp quang. Trước đó, hòa thượng Thiện hòa vào, tìm gặp tôi, nói, thầy về Xá lợi, tôi sẽ đón thầy ở đó. Thế là quá rõ: Ấnquang bế tắc đối với tôi. Và thế là tôi phải về Pháp quang. Về đây, tôi tắm rửa thoảimái sau 9 ngày sống mọi rợ. Nhưng, từ trong phòng tắm, đã thấy 4 họng súng chỉvào đều nhau. 
Tôi nghĩ Pháp quang đang bị bao vây chặt chẽ. Quả như vậy, Sư đệ Nhật thiện từ Xá lợi chạy về, tìm gặp tôi đang thay đồ mới, dậm chân, hét, mau lên.Nó biết thầy ở đây rồi. Thế là Pháp quang không cách gì lọt ra ngoài được nữa. Trừ ra… tôi nghĩ thật nhanh… và bảo sư đệ Nhật thiện, kiếm một thầy nữa, chúng mình đi. Sư đệ có ý hỏi. Tôi khoát tay và thúc nhanh lên. Tôi đi trước, Nhật thiện và sư Nhâm theo sau. Xuống sư cụ thì thấy cảnh sát đang kỳ kèo gì đó, mà sau này, biết họ đang đòi sư cụ cho soát chư tăng mới được tha về. Tôi thong thả, trình sư cụ, chúng con xin phép đi đưa cái thư mà ngài dạy mang đến Ấn quang, cám ơn hòa thượng Thiện hòa. Sư cụ nhanh trí, bảo đi nhanh lên, sắp tối rồi. Trời lại mưa khá lớn. Có 2 chiếc taxi đậu ngoài sân, vành xe chạy sơn màu vàng: xe của công an. Loại nầy có quyền bắt khách, chở thẳng về công an. Mặc, chúng tôi ngồi ngay lên 1 xe.

Xe ra đường lớn, tôi bắt đầu làm việc. Tôi nói, 2 thầy sao không biết, còn tôi mai sẽ xin về, không tu nữa. Ngán tu rồi,… Anh tài xế hỏi, tôi vừa trả lời vừa nghĩ đến việc về Ấn quang. Nhưng về Ấn quang là nạp mạng. Còn thoát trên đường về đó, thì lúc bấy giờ tôi không biết gì về đường sá Saigon, không thể thoát được sự chú ý của anh tài xế. Như vậy chỉ còn cách ra đường Hàm nghi. Tôi nói với anh tài xế, anh có thể ra bến tàu cho chúng tôi hít thở thật mạnh một chút được không? Được. Ra bến tàu, gần đến đầu đường Hàm nghi, tôi nói phiền anh ghé vào tiệm thuốc cho tôi mua vài viên thuốc cảm. Anh ghé vào, vui vẻ. Không biết ngẫu nhiên hay sao mà lại chỉ có 1 hiệu thuốc mở cửa. Chúng tôi xuống, nói với anh tài xế, anh quay xe để rồi chung ta đi. Nói vậy, nhưng tôi đi thẳng, qua trước cửa tòa đại sứ Mỹ. Thấy cửa khép, tôi đi thẳng càng mau. Nhưng đi mươi lăm mét gì đó, tôi quặt lại, thấy cửa ấy mở ra. Vậy là sư đệ tôi 1 tay kẹp tôi, 1 tay kẹp sư Nhâm, a vào. Anh lính Mỹ hơi tránh ra cho
chúng tôi vào. Vào rồi, anh khép cửa khá kín, mở tủ lấy một khẩu súng khác, nhỏ hơn, và hỏi các ông có phải là phe ông Trí quang không, sư đệ Nhật thiện chỉ tôi, nói tiếng Mỹ, ông nầy là Trí quang đây. Anh lính Mỹ đóng cửa, gọi điện thoại. Chỉ vài phút sau, có người đến nhận diện tôi, mời lên tầng trên, sâu hơn. Ngoài đường tiếng chiến xa đang ồn ào chạy quanh. Một chiếc máy thu thanh được đem để trước mặt chúng tôi. Đài BBC loan báo: Thượng tọa Trí quang đã vào tị nạn trong tòa đại sứ Mỹ.
15/ 3
Tổng hội Phật giáo Việt nam gồm có 3 miền Nam Trung Bắc, mỗi miền có 2 giới tăng già và cư sĩ, thành ra 6 tập đoàn. Hai tập đoàn miền Trung là Giáo hội Tăng già Trung phần và hội Phật giáo Trung phần. Trung phần ở đây là gồm cả trung nguyên và cao nguyên. Bộ phận cầm đầu 2 tập đoàn miền Trung cùng được gọi theo tên cũ là Tổng trị sự (Tts). Tám năm trước 1963, tôi lạy ngài Thuyền tôn làm hội trưởng Tts, cho con cháu của Hội mà ngài là 1 trong 3 vị chứng minh đại đạo sư sáng lập, được núp trong bóng đại thụ của ngài, phục vụ Hội trong giai đoạn khó khăn. Năm 1963, tôi lạy mà vâng lời ngài làm Hội trưởng Tts để ngài tịnh trú. Như vậy, Hội trưởng Tts Hội Phật giáo miền Trung năm 1963 là tôi, Trí quang. Theo cổ lệ, Phật đản miền Trung do Giáo hội lo nghi lễ; còn tổ chức thì hội lo toàn bộ, vì hội có các
tỉnh hội, và các tỉnh hội có các khuôn hội. Như vậy, tôi là người tổ chức Đại lễ Phật đản 1963. Lịnh cấm treo cờ Phật giáo nhằm vào Lễ đi Phật đản của các tỉnh và khuôn , nhất là nhắm vào Huế. Hội trưởng Tts chống lịnh ấy, và như vậy tôi thành người “mở đầu cuộc vận động 1963 của Phật giáo”.
Cũng nên nhắc lại cái lịnh cấm treo cờ Phật giáo. Trước Phật đản 3 ngày, ông tỉnh trưởng Thừa thiên lên Từ đàm vận động tôi đừng treo cờ. Tôi từ chối. Hôm sau, ông lên, nói bây giờ có lịnh đây, tôi chỉ tống đạt. Tôi nói rất ngạc nhiên về cái lịnh như vậy của chính quyền, mà là chính quyền trung ương, và không thể tuân hành được. Với sự kháng cự lịnh nầy, tôi tự hoàn thành tội danh “mở đầu cuộc vận động 1963 của Phật giáo” không cần ai tự bảo mình sắp đặt như vậy.
15/ 4
Khi UBLP họp, không ai muốn không bị bắt, là ai cũng muốn đem khổ hạnh của mình, thành tựu nguyện vọng của Phật giáo, chứ không phải cầu may hay áp dụng khổ nhục kế. Riêng tôi, với “cái tội khởi xướng”, tôi biết và chính quyền cũng không ngần ngại gì mà không cho biết, chờ đợi tôi là cỗ máy đoạn đầu đài, nói nôm na là máy chém, đừng có ảo vọng gì khác.
Ở đây, nên nói chuyện cũ một chút. Trước 1963 khá lâu, có lần và lần đầu, ông Diệm mời tôi đến tư thất, và Cố vấn Cẩn cho biết riêng, là để nói việc giúp đỡ đồng hương di cư của Phật giáo Quảng bình. Khi gặp, tổng thống Diệm nói có 2 vùng đất, một là vùng cát màu mỡ và rất đẹp ở Cam ranh, hai là vườn ươm của canh nông ở núi Thiên thai. Hai vùng đất nầy, vùng nào cũng có thể làm nơi cư trú và làm ăn cho cả trăm người. Tôi muốn thầy đứng ra nhận để lo cho đồng hương. Tôi nói, đồng hương ấy không nhiều, chỉ có 5 học tăng và một ít cư sĩ, họ dã sinh sống ổn định lâu rồi. Tôi chắc Tổng thống nói chuyện giúp đỡ nầy là có ý giúp đỡ Phật giáo. Tôi nghĩ Tổng thống đặt vấn đề như vậy thích đáng hơn. Tổng thống hỏi giúp cách nào, tôi nói, môt nửa vườn hoa Tao đàn và 5 triệu tiền lúc ấy, là đủ cho Phật giáo có đủ một
cơ sở bề thế và triệu tập một Đại hội Phật giáo quốc tế. Vừa thay nước mời tôi, vừa suy nghĩ trên năm ba phút, Tổng thống nói sức tôi không lo nổi. Bấy giờ, năm bảy hôm sau khi khởi xướng cuộc vận động 1963, cụ Nh. đến Từ đàm, vào lúc 5 giờ sáng, nói với tôi, Tổng thống có thể thỏa mãn đề nghị cũ nếu tôi ngưng cuộc vận động. Tôi từ tốn nói, đề nghị ấy quá lỗi thời rồi. Với lại làm sao Tổng giám mục chịu cho Tổng thống làm. Cụ Nh. hiểu biết, ra về, khi trời chưa sáng hẳn.
Hết màn trên tiếp liền màn khác. Một người công chức tự nói là hội viên khuôn hội Phú Thạnh, yêu cầu nói chuyện hơn thiệt với tôi. Rằng thầy chống đối thì đương nhiên chính quyền sắp sửa máy chém. Sao thầy không nghĩ cuộc sống dài hơn cho công việc dài hơn? Xét thấy người nầy chỉ học bài và trả bài, tôi điềm đạm nói với anh như vậy, anh cũng điềm đạm ra về sau khi nói, “con không biết gì cả thật”!
15/5
Nếu bị bắt lúc Xá lợi bị tấn công, tôi bị thọ án tử hình theo thủ tục bình thường, hay hơn nữa theo thủ tục khẩn cấp, thì đó là điều tôi đinh ninh như vậy. Nhưng sẽ khác hẳn nếu bị bắt lại sau 9 ngày “bị bắt mà như không bị bắt”, nhất là sau khi về Pháp quang. Vì vậy, tôi quyết định không để bị bắt lại. Không để bị bắt lại, nhưng cũng đã không có cách nào khác hơn đến tòa đại sứ Mỹ.
Tôi ý thức được sự phức tạp cho riêng tôi, kể cả khi đã ngồi trong tòa Đại sứ ấy. Trong người tôi tự thấy ngạc nhiên và bất ổn. Nhân viên cao cấp của tòa Đại sứ cũng thấy ra như thế. Họ nói với tôi, nếu thượng tọa có ý định tỵ nạn ở đây thì là khách của chúng tôi. Nếu thượng tọa không có ý định ấy thì có thể đi ra bất cứ lúc nào thượng tọa muốn. Tôi nói, dĩ nhiên tôi đang yêu cầu tị nạn ở đây. Nhưng, xin lỗi, tôi vào đây còn muốn nhìn thấy người Mỹ giải quyết như thế nào về vấn đề mà người Mỹ có trách nhiệm. Tôi ở đây tùy thuộc vào sự nhìn thấy ấy. Họ nói, vậy xin mời thượng tọa ở đây với chúng tôi cho đến khi thấy không cần ở nữa.

On Fri, Nov 29, 2019 at 8:29 AM 'NGUY N HO�NG B�CH' via Phụng Sự Xã Hội <> wrote:


----- Thư được chuyển tiếp -----
Từ: NGUYỄN VÂN TÙNG 
Đã gửi: 07:37:25 CST, Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019
Chủ đề: NGU DỐT LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỰ DỐI TRÁ- KHÔNG DỐI TRÁ NÀO BỀN- KHÔNG SỰ THẬT NÀO MAI MỘT


From: nmh5475>
Subject: - NGU DỐT LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỰ DỐI TRÁ- KHÔNG DỐI TRÁ NÀO BỀN- KHÔNG SỰ THẬT NÀO MAI MỘT

FYI
Nmh

- NGU DỐT LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI
LÀ SỰ DỐI TRÁ

- KHÔNG DỐI TRÁ NÀO BỀN
- KHÔNG SỰ THẬT NÀO MAI MỘT


1/ tài liệu từ CIA về Thích Trí Quang
2/ Thích Tâm Châu nói về việc “tự thiêu” của Thích Quảng Đức
3/ Thích Quảng Đức tự châm xăng và quẹt lửa vào người ?

4/ Để tôn trọng SỰ TRUNG THỰC và giai đoạn lịch sử đau thương của toàn dân VN không phân biệt tôn giáo, Video dưới đây, ghi lại khoảnh khắc Thích Quảng Đức ngồi  xếp bằng như đang tụng kinh, hai bàn tay như chắp laị nhưng không giáp vào nhau. Một người cũng mặc áo lam, cầm bình xăng xối lên hai vai áo ông Thích Quảng Đức. Một lát sau, người này đặt thùng xăng xuống, chắp hai tay vái Thích Quảng Đức mấy vái rồi cầm thùng xăng lên xối tiếp lên người ông. Sau đó, người này cầm thùng xăng vẽ một đường xăng từ nơi ông Thích Quảng Đức đang ngồi chạy dài ra phía sau. Lửa từ phía sau chạy theo đường xăng dẫn đến chỗ Thích Quảng Đức ngồi và bắt cháy. Thích Quảng Đức bốc cháy nhưng vẫn trong tư thế ngồi yên. Ông ngã ra phía sau, sau đó.  Tất cả cảnh này được ghi trong các links sau:
--
************************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-10/5/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List