Nguyễn Sinh Hùng ‘tạo phản’?
Bạn đọc
Danlambao - Phát biểu trong phiên thảo
luận bộ luật hình sự sửa đổi hôm 14/9/2015, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
đã gây nhiều chú ý khi đưa ra những phát ngôn mạnh miệng về điều luật ‘tuyên
truyền chống phá nhà nước’.
Loại tội danh này vẫn
thường được chế độ cộng sản mang ra để bỏ tù đối với những nhà bất đồng chính
kiến, hoạt động cổ vũ dân chủ, nhân quyền… tại Việt Nam.
Không thể muốn bắt ai thì bắt
Theo ông Hùng, đây là
một bộ luật quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến người dân, cho nên cần phải được
quy định thật cụ thể và chi tiết.
Nêu ví dụ về tội danh
‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, ông chủ tịch quốc hội thừa nhận chính những
phát ngôn của bản thân ông này cũng bị cho là vi phạm theo điều 88 bộ luật hình
sự hiện nay, và có thể bị bắt.
“Tôi
nói thật là ta phát biểu nhiều khi cũng vi phạm, bắt cũng được đấy. Nói như vậy
để thấy là không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như
vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được”, báo Giáo Dục Việt Nam trích lời ông Nguyễn Sinh
Hùng cho biết.
Tuyên bố như trên gián
tiếp thừa nhận rằng lâu nay, chế độ CSVN đã lợi dụng điều luật mơ hồ này để bỏ
tù những người bất đồng chính kiến, theo kiểu ‘muốn bắt ai thì bắt’.
Theo báo Giáo dục Việt
Nam, để chuẩn bị tốt cho các dự luật nêu trên, ông chủ tịch quốc hội đã yêu cầu
các thuộc cấp của mình gồm Uông Chu Lưu, Nguyễn Văn Hiện và toàn bộ khối tư
pháp không được đi nước ngoài kể từ nay cho tới khi diễn ra kỳ họp quốc hội thứ
10.
Trước đó, ông Hùng đã
thực hiện một chuyến đi dài ngày sang New York, Hoa Kỳ.
Mạnh miệng trước khi về vườn?
Dù thừa nhận tội danh
‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ là những điều luật mơ hồ, nhưng trong suốt
những năm tháng ở đỉnh cao quyền lực, ông Nguyễn Sinh Hùng không có bất cứ một
hành động hay lời nói nào để thay đổi.
Khi còn là phó thủ
tướng, ông này đã ra sức chạy chọt, bao che cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong
vụ việc sai phạm nghiêm trọng tại Vinashin.
Rồi đến khi lên làm chủ
tịch quốc hội, chính ông Nguyễn Sinh Hùng còn lớn tiếng đe dọa những người tham
góp ý sửa đổi hiến pháp là ‘lợi dụng chống đảng’
Do đó, những tuyên bố
mạnh miệng như trên cũng chỉ là một trò mị dân trước khi về vườn.
Ông Nguyễn Sinh Hùng
sinh năm 1946, tại đại hội đảng lần thứ 12 sắp tới sẽ gần như chắc chắn phải
rời khỏi bộ chính trị do quá tuổi.
Do những xung đột lợi
ích với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian làm chủ tịch quốc hội, khối
tài sản kếch xù của gia đình ông Hùng khó có thể đảm bảo một khi không còn
quyền lực.
Điều này khiến ông ta
buộc phải thay đổi thái độ và quay sang lấy lòng nhân dân.
Các quan chức chóp bu
cộng sản thường nói rất hay và rất mạnh mỗi khi đã về hưu, hoặc sắp phải về
hưu.
Ngược lại, khi còn tại
vị, họ luôn là những kẻ bất chấp thủ đoạn - thậm chí là những điều luật tàn
khốc nhất để giữ quyền lực độc tôn cho đảng cộng sản.
Do đó, hành động ‘tạo
phản’ nửa vời của Nguyễn Sinh Hùng cũng chỉ là thủ đoạn lừa bịp trước khi phải về
hưu.
Như nhiều cựu đảng viên
chóp bu khác, ông ta ra vẻ ‘thức tỉnh’, quay sang 'chỉ trích' một vài điểm bất
cập của đảng CSVN, tạo hình ảnh ‘đứng về nhân dân’… Dù vậy, những ông đảng viên
‘phản tỉnh’ này tuyệt nhiên không bao giờ chấp nhận thay đổi chế độ CSVN – thủ
phạm đang tàn phá đất nước.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment