RỒNG ĐỎ TRUNG CỘNG ĐANG GIÃY GIỤA
Tình hình kinh tế Trung Cộng đang trên đà tuột dốc trầm trọng và
càng ngày càng thêm nhiều dấu hiệu báo động nền kinh tế khổng lồ đang lên đầy
tham vọng này có nguy cơ đâm xuống vực sâu khủng hoảng.
Từ hôm Thứ Hai đầu tuần, thị trường chứng khoán trên thế giới đồng
loạt báo động, từ các thị trường chính ở Hoa Kỳ, Âu châu sang Á châu, giá cổ
phiếu thi nhau tuột vừa liên tục, vừa nhanh chưa từng thấy (ít nhất là từ giai
đoạn nền tài chính thế giới bên bờ khủng hoảng hồi năm 2008 tới nay).
Trước sự phản ứng hốt hoảng và gần như đồng loạt của thị trường
thế giới, các nhà phân tích cho rằng yếu tố đầu tiên là kinh tế Trung Quốc đang
tiếp tục lao xuống dốc cùng với bóng ma giảm phát đang lởn vởn. Những chỉ số
kinh tế đáng thất vọng liên tục được đưa ra, chứng tỏ nền kinh tế hiện đứng
hàng thứ nhì thế giới đang lâm bệnh và khiến nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh
hưởng đâm ra u ám theo.
Cơn sốt sàn chứng khoán bị đổ khởi đầu với thị trường chứng khoán
Thượng Hải. Hôm Thứ Hai đầu tuần, cổ phiếu các loại tại thị trường này mất giá
đến đến 8,5%. Đây là sự xuống dốc nghiêm trọng nhất của thị trường chứng khoán
Thượng Hải trong 8 năm nay và làm bốc hơi lập tức những lợi tức đã đạt được
trong 8 tháng quá của năm 2015. Tiếp theo, thị trường chứng khoán Thâm Quyến,
hàng thứ nhì ở Hoa Lục, mất giá 7,61% lôi theo giá cổ phiếu ở thị trường Hong
Kong bị sụt 4,64%. Đài Loan tức khắc bị lây bệnh và sụt giá tới 7,5% là mức độ
chưa từng thấy trước đây (sau đó vào cuối ngày vớt vát lại được, đóng cửa ở mức
còn sụt 4,84%). Ở Đông Bắc Á, thị trường chứng khoán Seoul bị giảm 2,47% trong
khi chỉ số Nikkei ở thị trường Tokyo bị mất 3,21% là mức tuột giá cao nhất
trong vòng 6 tháng vừa qua.
Sang Âu châu, thoạt tiên là thị trường chứng khoán Frankfurt bị
giảm giá mạnh, cả 2 loại chỉ số Dax và Mdax đều tuột dốc. Cần nói thêm thị
trường Frankfurt phản ứng rất nhạy bén trước tình trạng phát triển chậm của các
nền kinh tế mới lên, đặc biệt là Trung Cộng.
Các thị trường chứng khoán Paris Luân Đôn, Madrid, Milano đều sụt
giảm tương tự… Chỉ số Euro Stoxx 50 tập hợp các công ty lớn trong khu vực đồng
euro, sụt giảm 2,54%. Trước đó tại Wall Street, chỉ số Dow Jones Industrial
Average mất 3,12%, mức tệ hại nhất từ bốn năm qua.
Tại Úc, thị trường chứng khoán Sydney sụt 4,09% tuột xuống mức
thấp nhất kể từ hai năm nay. Ngược lên Việt Nam, thị trường chứng khoán non trẻ
của Đông Nam Á rung động mạnh, nhiều loại cổ phiếu không ai thèm mua; chỉ số
VN-Index mất gần 30 điểm, tương đương 5,28%. Theo báo chí nhà nước thì kể từ
khi xảy ra vụ Trung Cộng đem giàn khoan xâm phạm hải phận Việt Nam trên Biển
Đông thì tới nay, thị trường mới chứng kiến tình trạng hoảng loạn như vậy.
*
Các đại công ty hàng đầu về chứng khoán đồng ý rằng hôm Thứ Hai
đầu tuần là “ngày tệ hại
nhất của thị trường thế giới từ 5 năm qua” và “sự hoảng loạn phát khởi trên thị
trường Á châu là vì nguy cơ kinh tế Trung Cộng bị rơi tõm xuống đáy vực [hard
landing] càng ngày càng tăng”. Tình trạng bán tháo cổ phiếu trên
toàn cầu là vì mối lo sợ rằng tình trạng kính tế tăng trưởng chậm của Trung
Cộng có nghĩa là sẽ có ít công ăn việc làm cho tất cả mọi người. Nền kinh tế
phát triển mạnh của Trung Cộng trong suốt 30 năm qua đã dẫn tới tình trạng Hoa
Lục trở thành thị trường thu hút nguyên liệu cho sản xuất và càng ngày càng thu
hút vào hàng hóa đắt tiền và những mặt hàng sản xuất từ các nước khác.
Hồi cuối tuần trước, để đáp ứng, nhà nước Trung Cộng loan báo một
số biện pháp hỗ trợ tài chính để giảm bớt mức lo lắng của thị trường. Tuy nhiên
giới phân tích kinh tế phê bình rằng biện
pháp Bắc Kinh đưa ra chưa đủ so với cuộc khủng hoảng hiện nay. Họ
hy vọng Ngân hàng Trung
ương của Trung Cộng sẽ can thiệp ồ ạt, và Bắc Kinh lại có thể phải buộc lòng
phá giá đồng nhân dân tệ thêm nữa.
Việc đồng nhân dân tệ bị phá giá hôm 11/8 được cho là nỗ lực tuyệt
vọng của nhà cầm quyền Trung Cộng phải đem vũ khí cuối cùng ra nhằm mục đích
kềm giữ đà tuột dốc kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc, vốn có tiền và quyền lực để có thể ảnh hưởng
tới thị trường chưa được tự do của nước này, đã có hành động từng bước để giảm
giá của đồng nhân dân tệ nhằm thúc đẩy nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc ở nước
ngoài.
Thế nhưng chuyện phá giá tiền tệ không giúp cho thị trường chứng
khoán Hoa Lục tăng chút nào, mà chỉ trong 3 ngày liên tiếp lại bị sụt thêm 15%.
Và vì thế càng làm dấy lên nỗi lo sợ, hoang mang trong lòng dân.
Bắc Kinh từng tung ra rất nhiều tiền để cứu vãn thị trường chứng
khoán, gần nhất là hôm 19/8 đã bơm 100 tỉ Mỹ kim cho các ngân hàng và 17 tỉ Mỹ
kim cho 14 định chế tài chính. Nhưng các nhà đầu tư vẫn lo ngại là việc hỗ trợ
này không thể kéo dài. Tiếp tục trấn an người dân, hôm Chủ Nhật 23/8 nhà nước
Trung Cộng loan báo rằng quỹ hưu bổng do nhà nước quản trị với số vốn khổng lồ
sẽ được phép đầu tư vào thị trường chứng khoán trong nước. Thế nhưng tin này
vẫn không giúp được gì bởi nỗi lo sợ tình trạng “bong bóng chứng khoán” phát nổ
là chuyện có thật. (Trước khi bắt đầu bị suy sụp vào giữa tháng Sáu vừa rồi,
trị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải trong vòng một năm đã
tăng đến 150% vì người dân được khuyến vay nợ ngân hàng đi mua cổ phiếu đầu tư.
Rõ ràng đó là chuyện thả mồi bắt bóng).
Chỉ số về mức sản xuất kỹ nghệ vừa được nhà nước Trung Cộng công
bố hôm Thứ Sáu tuần rồi, thấp nhất từ 6 tháng qua, cho thấy mức sản xuất của
Hoa Lục đã bị co rút lại dữ dội... Tình trạng bi đát của nền kinh tế Hoa Lục
hiện nay là “nhiều lĩnh
vực bị đánh giá quá cao so với giá trị thực cùng với áp lực cổ phiếu đang bán
ra ào ạt trên các thị trường thế giới càng làm tăng tâm lý bất ổn của thị
trường chứng khoán nội địa Trung Cộng.” Chưa kể là lúc này, quyết
định của Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất khiến vốn đầu tư thế giới
đang đổ về Mỹ. Hơn nữa, chỉ trong vòng một tuần lễ qua, các nhà đầu tư đổ xô
bán tống bán tháo cổ phiếu và tranh nhau mua vào trái phiếu của các quốc gia có
nền kinh tế ổn định nhất, và giá vàng đang sụt thê thảm bỗng đột ngột tăng trở
lại (1 ounce vàng hồi cuối tháng Bảy tuột xuống dưới mức 1.100 Mỹ kim nay tăng
lên 1.170 đô la, trái ngược với dự đoán trước đó là sẽ giảm xuống chỉ còn 800
đô la Mỹ). Giá các loại nguyên vật liệu cũng bị xuống đến mức thấp nhất từ 16
năm qua, còn giá dầu thô loại nhẹ sụt xuống dưới 40 đô la 1 thùng! Chỉ số
Bloomberg gồm 22 loại nguyên vật liệu giảm giá 1,7% và ở mức thấp nhất kể từ
tháng 8/1999 tới bây giờ.
Sự thiếu hụt biện pháp đối phó có thể là dấu hiệu xấu – chứng tỏ
Trung Cộng nay không còn phương cách gì hiệu quả, và do đó làm tổn hại uy tín
của một nhà nước đã can dự quá nhiều, quá sâu vào thị trường đang lên của họ.
Thế nhưng ở mặt khác thì chuyện đó có thể lại là dấu hiệu tốt nếu như quả thật
nhà cầm quyền Trung Cộng giữ đúng lời nói là chấm dứt việc thao tùng thị trường
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách kinh tế.
*
Điều mà giới chuyên viên kinh tế và phân tích quốc tế đang bận rộn
tính toán là câu hỏi “Nếu Trung
Cộng thất bại không thể giữ cho nền kinh tế tuột dốc từ từ mà cắm đầu xuống vực
như xe xuống đèo nhưng bị hư thắng thì sao? Mối quan ngại này không
phải là chuyện vô căn cứ: thị trường chứng khoán Hoa Lục sụp đổ hồi tháng Bảy,
trong lúc các động cơ chính của nền kinh tế (xuất cảng, đầu tư, tiêu thụ) đều
chậm hẳn lại, rồi cộng thêm đồng nhân dân tệ bị phá giá. Tình trạng này đã
khiến những quốc gia mới nổi lên vốn lệ thuộc rất nhiều vào kinh tế Trung Cộng
như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai bị ảnh hưởng nặng nề (và trong tình thế hiện nay
thì còn có thể kể thêm cả các nước kinh tế vững mạnh như Nam Hàn, Nhật Bản
nữa).
Hoa Kỳ thì sao? 8 năm sau khi cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc xấu
nổ ra, kéo theo một loạt các nước khác, khả năng trở lại tình trạng bình thường
vẫn còn là một dấu hỏi, chuyện tăng trưởng nay đã thành một khái niệm hiếm hoi.
Vì thế, nhiều người cho rằng tác nhân quan, trọng nhất là tâm lý của các nhà
đầu tư lo ngại rằng kinh tế Mỹ không đủ mạnh để chống đỡ những biến động từ
nước ngoài đặc biệt là từ Trung Cộng. Như thế, trên bình diện toàn cầu, hiện
chỉ có khu vực kinh tế đồng euro còn trụ được, nhưng liệu khả năng đứng yên,
không tiến nhưng cũng chẳng lùi như vậy còn kéo dài được tới bao giờ?
*
Những phản ứng đầy vẻ lúng túng và không đủ tự tin của nhà nước
Trung Cộng trước tình trạng phải liên tục phá giá đồng bạc, vội vã bơm tiền cho
các ngân hàng và định chế tài chính nhưng cũng không chặn được tâm lý bất ổn,
xáo động của thị trường; cộng với thêm hành động đối phó quá chậm chạp với thảm
họa tại Thiên Tân khiến người ta thực sự nhìn lại về khả năng đối phó với khủng
hoảng của nhà nước Cộng sản Trung Quốc.
Một nhà nghiên cứu uy tín về kinh tế, Fraser Howie, đồng tác giả
cuốn sách “Tư Bản Đỏ: Cơ
sở mỏng manh trong sự phát triển của Trung Quốc” tuyên bố “Giờ đây thì thế giới bắt đầu nhận ra
rằng Trung Quốc không có đủ trình độ như người ta vẫn tưởng, đặc biệt là trong
lĩnh vực kinh tế mà ai cũng đã từng cho họ điểm cao”.
Còn nhà phân tích kinh tế Brian Kelly nói với thông tấn xã Reuters
rằng “Rối loạn kinh tế
toàn cầu hiện nay do hai nguyên nhân chính: Dầu hỏa và Trung Quốc. Tình thế
tương lai sẽ tùy thuộc vào việc đối phó của thế giới với vấn đề năng lượng, và
tùy thuộc vào chính sách của nhà cầm quyền Bắc Kinh có hữu hiệu để vượt qua bế
tắc mà chình họ đã tạo nên hay không?”
Có người còn đi xa hơn khi cho rằng một trong những nguyên do
chính góp phần đẩy tình hình kinh tế Trung Cộng đi xuống càng lúc càng nhanh
như hiện nay là hệ thống chính trị độc đảng độc tài do đảng Cộng Sản áp đặt
suốt từ khi giành được chính quyền từ năm 1949 đến nay. Chính hệ thống đảng trị
khiến đảng Cộng sản ‘phát minh’ ra cái-gọi-là
đường lối kinh-tế-thị trường-mang-đặc-tính-Trung-Quốc. (mô hình
được nhà nước Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội bưng nguyên si về và đặt cái tên khác
cho có vẻ đặc thù kinh-tế-thị-trường-theo
–định-hướng-xã hội-chủ-nghĩa). Cái chủ nghĩa đầu Ngô mình Sở này,
mang đặc tính Trung Quốc hay
định hướng XHCN;
chỉ mượn hình thức kinh tế thị trường nhưng nội dung cốt lõi là đường lối kinh
tế do nhà nước độc quyền kiểm soát. Vì thế những tập đoàn, đại công ty tóm thâu
tất cả mọi hoạt động từ tài chính, viễn thông, đến khai thác dầu khí, các kỹ
nghệ nặng luyện kim, sản xuất, điện nước, thảy đều do nhà nước điều hành, kiểm
soát và… thâu hoa lợi. Guồng máy độc tài này là một hệ thống tội phạm có tổ chức ở dạng cao cấp
và tinh vi nhất ràng buộc chằng chịt với nhau qua mối quan hệ
Đảng/phe nhóm/gia đình/dòng họ; chẳng khác gì thời đại đế chế ngày xưa. Vì thế,
dù cho người dân cũng được hưởng chút
ít gọi là quyền kinh doanh và tư hữu nhưng rốt cục hoàn toàn không
thể cạnh tranh với tổ chức của bọn cầm quyền.
Cũng chính vì hệ thống chính trị độc đảng, độc tài, không có cơ
chế tam quyền phân lập rõ ràng, lập pháp, tư pháp chỉ là công cụ mạo hóa trình
diễn không thực chất đã dẫn đến guồng máy cai trị chuyên chế trong một xã hội
vận hành không theo khuôn khổ luật pháp công minh và hậu quả là đại tệ nạn tham
ô, nhũng lạm nghiêm trọng từ trung ương tới địa phương.
Sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã mở một chiến dịch thanh
trừng sâu rộng nhằm tẩy trừ mọi mối đe dọa bị lật đổ bởi phe nhóm tập họp sau
lưng người tiền nhiệm Giang Trạch Dân. Chiến dịch gọi là bài trừ tham nhũng với
khẩu hiệu “đánh hổ đập ruồi" được phát động rầm rộ đã gây rung động trong
hàng ngũ quan chức từ trung đến cao cấp ở Hoa Lục. Liên tục mấy năm qua, ngay
chính báo chí của nhà nước Trung Cộng đã nhiều lần hô hoán về phong trào “ồ ạt
bán hết tài sản vơ vét tiền bạc chạy ra nước ngoài”. Bọn này lo sợ trước nguy
cơ bị tiêu diệt nên đem của cải tài sản ra bán đổ bán tháo không tiếc, chỉ cốt
"bỏ của chạy lấy
người" lúc này, vì ở lại sẽ có thể bị tịch biên tài sản, tù
chung thân và thậm chí còn có thể bị tử hình!
Vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Chẳng bao lâu, thị trường Trung
Quốc sẽ náo loạn hơn nữa khi xảy ra tình trạng nhà cửa tài sản ùn ùn bán tháo,
năng lực sản xuất kém, thị trường chứng khoán thế giới sa sút v.v... Đó là
những điều kiện tất yếu làm cho thị trường chứng khoán Trung Quốc tuột giá
nhiều hơn và nhanh hơn. Có nhà phân tích đã dự đoán thị trường chứng khoán tại Trung Quốc sẽ sụt giá từ 30
tới 50 % trong một hai tuần tới đây. Nếu chuyện đó xảy ra thì có
nghĩa hàng chục ngàn công ty sản xuất đủ mọi mặt hàng ở Hoa Lục phải lâm vào
phá sản, hàng trăm triệu người sạch túi, thất nghiệp, không có khả năng kiếm
việc làm, không có tiền mua sắm hàng hóa khiến các công ty, cơ xưởng sản xuất bị
Cty phải ngưng sản xuất hay phá sản… hiệu ứng dây chuyền này sẽ đánh gục nền
kinh tế Hoa Lục và từ đó hậu quả lan ra toàn thế giới là điều chắc chắn.
*
Khi để ý tới bối cảnh đó, chúng ta hiểu ngay tại sao Bắc Kinh
quyết chí dốc sức vào việc tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh lễ kỷ niệm 60 năm ngày
kết thúc cuộc Đệ nhị Thế chiến với một màn diễn binh phô trương sức mạnh quân
sự hùng hậu và tối tân bậc nhất từ trước tới nay.
Báo chí nhà nước Trung Cộng khoe khoang đây là cuộc diễn binh hùng
hậu nhất từ xưa tới nay trong lịch sử của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
tức từ khi Mao Trạch Đông thôn tính Hoa Lục năm 1949, quy tụ một lực lượng đông
tới 12-ngàn binh sĩ. Trong cuộc diễn binh này, Trung Cộng sẽ trưng bày các loại
vũ khí tối tân nhất, cùng hơn 200 phi cơ các loại, hơn 500 chiến xa, các dàn
hỏa tiễn từ phòng thủ đến tấn công, trong đó có cả loại hỏa tiễn đạn đạo mang
đầu đạn nguyên tử.
Cuộc diễn binh này là lần đầu tiên Trung Cộng phô diễn những điều
họ gọi là thành tựu tân tiến nhất của ngành hàng không quân sự Trung Quốc. Các
loại phi cơ phản lực đời mới nhất trang bị radar cảnh báo sớm từ xa, các loại
phản lực oanh tạc cơ chiến đấu, do thám , trực thăng v.v Phần biểu diễn phi
hành của Không quân Trung Cộng cũng nhằm trình bày điều Bắc Kinh gọi là “khả
năng cao độ cùng kỹ thuật phi hành thượng thặng của các phi công Hoa lục”. 84%
loại vũ khí, khí tài đưa ra trong cuộc diễn binh này là loại cập nhật và tối
tân nhất của Quân đội Trung Cộng.
Một chuyên viên quốc phòng Trung Cộng, Huang Dong, Giám đốc Học
viện Quân sự Quốc tế Macau nhận định “cuộc
diễn binh kỷ niệm Thế chiến thứ hai kết thúc chính là một thông điệp cảnh cáo
Bắc Kinh muốn gửi cho Mỹ”. Huang Dong nói thẳng, mục đích của cuộc
diễn binh này vượt xa ý nghĩa kỷ niệm, mà thực ra đó là một cuộc “biểu dương
lực lượng” để thể hiện sức mạnh quân sự của Trung Cộng, đồng thời cảnh cáo
Washington chớ “can thiệp” vào các hoạt động trong khu vực (đặc biệt là những
vụ tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Huang Dong giải thích, cuộc diễn binh hùng hậu này là nền tảng để
Trung Cộng “phát triển quan hệ ngoại giao” và “phô trương sức mạnh” trong bối
cảnh Trung Quốc đang căng thẳng với các nước khác trong khu vực, như Nhật Bản
và Philippines (2 nước đồng minh của Mỹ).
Giám đốc Học viện Quân sự Quốc tế Macau còn cho rằng, với chuyến
thăm viếng Hoa Kỳ của Tập Cận Bình diễn ra trong cùng tháng 9, việc phô trương
sức mạnh qua hình thức một cuộc diễn binh như vậy, sẽ tạo cho Tập một ưu thế
khi gặp Tổng thống Mỹ Obama.
Cho cuộc diễn binh được khởi sự chuẩn bị từ hơn một năm nay, Bắc
Kinh đã gửi thư mời rất nhiều nguyên thủ, lãnh đạo quốc gia và chính phủ trên
thế giới tham dự. Tuy nhiên nhiều nhà lãnh đạo Tây phương đã từ chối hoặc thoái
thác. Tin mới nhất hôm 24/8 cho hay, có khoảng 30 nguyên thủ hay lãnh đạo quốc
gia và chính phủ đã nhận lời tham dự. Trong số này, nhân vật được coi là thượng
khách của Tập Cận Bình là Tổng thống Nga Vladimir Putin, còn lại thì có Tổng
thống Miến Điện Thein Sein, Tổng thống Nam Hàn bà Park Geun Hye, Tổng thống
Sudan Omar Hassan al-Bashir và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Nhân vật
lãnh đạo cao nhất từ Âu châu tới tham dự là Tổng thống Cộng hoà Czech, ông
Milos Zeman. Nước Anh cử một chính khách cao cấp của đảng Bảo thủ, cựu Bộ
trưởng Tài chính Kenneth Clark. Phía CSVN đã loan tin có Chủ tịch nhà nước
Trương Tấn Sang trong khi Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un từ chối không tới mà cử
Phó Nguyên soái Choe Ryong Hae, Bí thư BCH Trung ương Đảng.
Các nước Nga, Kazakhstan, Belarus, Mông Cổ, Cuba và 5 nước khác có
cử một đoàn binh sĩ cùng tham dự diễn hành. Báo chí nhà nước tại Hà Nội nói
Việt Nam cùng 13 nước khác sẽ cử 'toán quan sát' chứ không cùng diễn hành.
Về chuyện Chủ tịch Bắc Hàn từ chối dự lễ kỷ niệm này, các nhà phân
tích tình hình Đông Bắc Á và Bắc Hàn nhận định rằng “đó là sự thể hiện rất rõ
ràng thái độ bất bình của Kim Jong Un về những tuyên bố và hành động của Bắc
Kinh liên quan tới tình hình bán đảo Triều Tiên cũng như tham vọng thủ đắc vũ
khí nguyên tử của Bình Nhưỡng”.
Còn về phần Tổng thống Nam Hàn bà Park Geun-hye sẽ có mặt tại Bắc
Kinh từ ngày 2 đến 4/9 để dự lễ kỷ niệm, nhưng tin từ Hán Thành nói bà Pak sẽ
không dự buổi duyệt binh để ‘bày tỏ quan điểm không chấp nhận thái độ hung hăng
của Trung Cộng hiện nay”.
*
Nhiều chuyên viên phân tích tình hình Trung Quốc tin rằng thái độ
và đường lối của nhà nước Trung Cộng trong thời gian gần đây, từ những sự vụ
xảy ra trên biển Hoa Đông và biển Đông, trong bối cảnh đang có những cuộc đấu
đá và thanh trừng nội bộ và nhất là trong tình thế kinh tế Trung Cộng đang bị
đe dọa rơi xuống vực thẳm, chuyện phô diễn sức mạnh quân sự vào ngày 3/9 tới
đây thực ra không nhằm chỉ cảnh cáo Hoa Kỳ và các nước trong vùng đang bị Bắc
Kinh dở trò côn đồ dọa nạt mà cũng là thông điệp sắt máu đe dọa các phần tử
chống đối Tập Cận Bình trong Đảng hiện chưa hoàn toàn thần phục.
Vì thế có người đã nói, không
khéo Hoa Lục sắp trải qua một cơn dâu bể hết sức nghiêm trọng.
Nhưng rõ ràng nhất là hiện nay con
rồng đỏ Trung Quốc đang giãy giụa và không chừng chẳng những không bay lượn
được trên không mà sẽ quằn quại trước khi chết.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment