xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Saturday, 9 April 2016

Ai sát hại ông bà Lê Triết?....Ai giết hại các ký giả Việt Nam?


http://www.tintuchangngayonline.com/2016/04/ai-sat-hai-ong-ba-le-triet.html

Ai sát hại ông bà Lê Triết?

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Bảy, ngày 09 tháng 4 năm 2016 | 9.4.16

Bài báo về vụ ông bà Lê Triết bị sát hại, được đăng trên nhật báo The Milwaukee Journal ngày 23 tháng Mười Hai, 1990.


Tối ngày 22 Tháng 9 năm 1990, ông Lê Triết cùng với vợ là bà Đặng Thị Trần Tuyết đã bị bắn chết ở bãi đậu xe trước nhà tại tiểu bang Virginia. Ông Lê Triết là cây bút chủ lực của tờ Văn Nghệ Tiền Phong, với mục “Ngày lại ngày” dưới bút hiệu Tú Rua.

Cái chết của vợ chồng ông bà Lê Triết đã không chỉ tạo một sự sững sờ trong dư luận vào lúc đó mà còn làm nảy sinh nhiều nghi vấn liên quan đến hung thủ tạo ra vụ án mạng này, vì cơ quan FBI vẫn chưa tìm ra thủ phạm từ đó cho đến nay.

Tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ án, ký giả Tom Tiede của Newspaper Enterprise Association đã thực hiện một điều tra, phỏng vấn một số người trong đó có vài người làm việc trong tòa soạn báo Văn Nghệ Tiền Phong với ông Lê Triết. Tất cả họ đều cho rằng CSVN đã cho gián điệp của họ sát hại ông bà Lê Triết.

Mặc dù bài báo đã được ký giả Tom TieDe điều tra và viết ra vào tháng 12/1990, nhưng giá trị vẫn còn nguyên vẹn khi mà cơ quan FBI chưa tìm ra manh mối về vụ án Lê Triết.

Chúng tôi xin đăng lại bài báo của Ký giả Tom Tiede đã được Nhật Báo Milwaukee Journal đăng tải vào ngày 23/12/1990, để rộng đường dư luận.

                                                                        ***

Ai giết hại các ký giả Việt Nam?

Vụ sát hại mới nhất là vụ thứ năm tại Hoa Kỳ trong những năm gần đây

Tom Tiede
Newspaper Enterprise Association

Đăng tải trên nhật báo The Milwaukee Journal ngày 23 tháng Mười Hai, 1990

Arlington, VA – Cách đây vài tháng, một người tỵ nạn Việt Nam tên là Lê Triết lái xe về nhà sau khi dự một bữa tiệc trong vùng ngoại ô Washington. Ông mới làm kỷ niệm 10 năm đám cưới với vợ. Ông đậu trong đường lái xe vào nhà, mở cửa ra để chuẩn bị vào nhà.

Ông không vào được đến nhà. Bà vợ ông cũng vậy.

Người hàng xóm sau đó thuật lại với cảnh sát là ông ấy nghe nhiều tiếng súng, từ năm đến bảy phát, và khi ông chạy ra ngoài để xem chuyện gì xảy ra, ông thấy một chiếc xe không rõ tung tích vọt bỏ chạy. Lê Triết và bà vợ bị bắn nhiều phát sát bên và chết tại chỗ.

Sự việc này có thể bị gạt qua bên xem như một bi kịch không mấy quan tâm trong vùng thủ đô ngày càng hung bạo. Nhưng bạn bè và đồng nghiệp của Lê Triết bảo rằng cái chết của ông không bình thường. Họ cho rằng người ký giả 61 tuổi bị tấn công vì quan điểm chính trị và quan niệm sống, và ông thật ra bị ám sát.

Lê Triết đã chấp chứa những quan điểm chính trị trực tính từ thời chiến tranh Việt Nam. Ông tham chiến trong quân đội Miền Nam Việt Nam và đả kích Bắc Việt qua những bài viết đăng trong các báo ở Sài Gòn. Khi đến Hoa Kỳ vào năm 1975, ông tiếp tục chống đối Hà Nội trong một cột báo ông phụ trách với bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong.

                                                        Vợ chồng ký giả Lê Triết.

Nhân viên tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong nghĩ rằng Lê Triết bị sát hại vì ông chống cộng. Và họ nghĩ rằng có một khuôn mẫu hình thành để hậu thuẫn cho luận cứ này. Lê Triết là người nhân viên thứ nhì của Văn Nghệ Tiền Phong bị bắn trong hai năm vừa qua, và hơn thế nữa, có ba người Mỹ gốc Việt trong ngành báo chí bị sát hạt trong vòng thập niên vừa qua.

Vậy ai giết hại các ký giả Việt Nam? Nhân viên tòa soạn của Văn Nghệ Tiền Phong cũng như nhiều người tỵ nạn khác gán tội cho gián điệp cộng sản Hà Nội. Thí dụ như Lan Phương, người phụ tá chủ nhiệm, cho biết, “Chúng tôi biết rất rõ là Hà Nội gửi gián điệp đến Hoa Kỳ để hoạt động.”

Lan Phương nói rằng một số lượng nhỏ gián điệp được phái đi từ khi Sài Gòn sụp đổ. Ông cho biết là họ trà trộn trong số thuyền nhân tỵ nạn và nay là một phần kín trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang lớn mạnh. Hiện có hơn 1 triệu người tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ – 26.000 người đang sống quanh vùng Washington.

Lan Phương cho biết là ông không thể tiết lộ tên ai, nhưng ông có một số người tình nghi. Ông lưu ý là độc giả của Văn Nghệ Tiền Phong thường xuyên gửi thư tố cáo người này người kia là thân cộng; một trong số người gửi thư gần đây chỉ điểm một người đàn ông mà bà khẳng định là làm việc cho chế độ Hà Nội tại Sài Gòn cho đến năm 1980.

Nhân viên của Văn Nghệ Tiền Phong cho biết người đó hiện này là một doanh nhân ở Mỹ. Lan Phương cho biết là tất cả gián điệp cộng sản nhiều phần tham gia vào sinh hoạt cộng đồng để làm vỏ bọc. Ông nói tiếp, “Họ có thể là người hàng xóm kế bên, đàng hoàng tử tế. Chúng tôi có câu nói về những người Cộng sản: ‘khẩu Phật, tâm xà’”.

Lan Phương nói rằng các gián điệp chính yếu thu thập thông tin. Sau đó họ báo cáo lại cho phái đoàn Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc, hoặc gọi về cho lãnh sự quán Việt Nam ở Ottawa, Canada. Ông nói rằng chính phủ Hoa Kỳ phải có giám sát thông tin ở hai tụ điểm đó, “và tôi không thể hiểu được tại sao họ không chận lại.”

Một lý do có thể là vì chính quyền liên bang không thật sự tin rằng có gián điệp Hà Nội tại Hoa Kỳ – ít ra là loại gián điệp đi bắn người. Cơ quan FBI nói rằng Hà Nội rất có thể gửi gián điệp ra phương Tây (“chuyện đó dễ làm”), nhưng FBI hoài nghi về các câu chuyện ám sát từ ở địa phương.

Theo viên chức chính quyền, ở mức tối thiểu, việc sát hại rất là ngu xuẩn về mặt ngoại giao. Nhất là vào thời điểm này. Một chuyên gia về Đông Nam Á tại Bộ Ngoại Giao chỉ ra rằng Hà Nội làm hết sức mọi việc để tái lập quan hệ với Washington. Ông nói thêm: “Tôi không cảm thấy họ chịu rủi ro với súng đạn.”

Thật ra, người chuyên gia từ Bộ Ngoại Giao gợi ý rằng người Mỹ gốc Việt có thể đổ thừa cho Hà Nội vì lý do riêng của họ. Đa số chống đối việc tái lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Cộng sản Việt Nam. Việc sát hại các ký giả có thể là ngẫu nhiên, theo quan điểm này, và có thể được dùng để ngăn chận Hoa Kỳ bình thường hóa Hà Nội.

Trong vai trò của ông, Lan Phương bảo rằng người Mỹ gốc Việt thiếu tổ chức chặt chẽ đủ để đồng lõa như thế. Các ký giả của tòa soạn cũng nghĩ giống như ông. Họ nói rằng không thể tưởng tượng được năm ký giả chống Cộng có thể bị bắn chết một cách tình cờ như thế, và họ bắt đầu một cuộc vận động để mọi người biết.

Văn Nghệ Tiền Phong hiện thời cho đăng các bài bình luận nghiêm khắc lên án “các tay ám sát của Hà Nội”. Số báo hiện thời được phổ biến toàn quốc (khoảng 15.000 số) có chứa kiến nghị đến Quốc Hội. Độc giả được kêu gọi ký tên vào kiến nghị, gửi đến các dân biểu của mình, và đòi hỏi có điều tra pháp luật.

Trong khi đó, tại tòa soạn, không có nghi can trong vụ Lê Triết và bà vợ. Và các nhân viên tự hỏi ai có thể là người kế tiếp. Lan Phương cho biết nhân viên khóa cửa văn phòng, xe được xem xét có gài bom không và nếu ai đó sắp có kỷ niệm đám cưới chắc không ai muốn ra ngoài làm kỷ niệm.

Tom Tiede - Newspaper Enterprise Association

(CTM)



__._,_.___

Posted by: Tran MONG VU <

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List