xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Friday, 3 June 2016

Subject: Họp Báo Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và Nguyễn Thanh Tú có liên quan Mặt Trận, Việt Tân



From: KY ngo <
Sent: Thursday, June 2, 2016 1:08 AM
To: Ngo Ky
Cc: Ngo Ky
Subject: Họp Báo Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và Nguyễn Thanh Tú có liên quan Mặt Trận, Việt Tân

Kính gởi để kính tường và xin nhờ phổ biến. Xin cám ơn.
Ngô Kỷ


 
Chi tiết buổi họp báo của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ Committee to Protect Journalists)
kêu gọi việc mở lại hồ sơ của các nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị sát hại,
có liên quan đến Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và đảng Việt Tân


Little Saigon ngày 1 tháng 6 năm 2016
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Tôi xin chuyển tiếp một số phim, ảnh, tài liệu liên quan đến buổi Họp Báo của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) và Nguyễn Thanh Tú vào hôm nay,
thứ Tư ngày 1 tháng 6 năm 2016 để quý vị kính tường.
Tôi tin là trong thời gian tới, Nguyễn Thanh Tú sẽ trình bày chi tiết và đầy đủ hơn về sự kiện này.
Trân trọng,
Ngô Kỷ.


Kính mời quý vị xem video clip:
Cuộc họp báo của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ Committee to Protect Journalists) kêu gọi việc mở lại hồ sơ của các nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị sát hại từ năm 1981 đến năm 1990....
Cuộc họp báo diễn ra từ 12 giờ  trưa đến 1 giờ chiều ngày 1 tháng 6 năm 2016 tại  Zenger Room, National Press Club, Washington DC.

Trân trọng, 
Bùi Dương Liêm
THVN/HTĐ




Bài phát biểu của N g u y ễ n T h a n h T ú

Posted on May 30, 2016 by nguyentut
Ngày 01 tháng 6, 2016


Protesting in Houston
Biểu tình ở Houston: Người mặc áo trắng là cố ký giả Ðạm Phong. Houston, Texas 1981


Xin chào Quý Vị

Tôi là Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký giả Đạm Phong.

Qua hơn ba thập niên, tôi nghĩ rằng cha tôi đã sai khi quyết bảo vệ niềm tin của Ông. Vì nhất định không thoả hiệp về đạo đức của người làm báo, ông đã mất mạng.

Tôi mất người cha, người thầy và cũng là người bạn. Gia đình tôi mất đi người đứng đầu. Láng giềng của tôi mất đi một công dân khả kính. Cộng đồng của tôi mất đi một tiếng nói kiên định. Và ngành báo chí mất đi một ngòi bút bất khuất.

dam ma
Người mặc áo trắng là Nguyễn Thanh Tú (19 tuổi), con trai của cố ký giả Đạm Phong. Houston, Texas 08-24-1982

Khi tôi lớn lên, nỗi tức giận vì mất cha đã dần nhường chỗ cho niềm kính trọng. Cha tôi biết ông đang gặp hiểm nguy. Chúng tôi đã bàn về chuyện đó. Trong khoảng thời gian trước khi Ông bị sát hại, chúng tôi thậm chí đã cùng đối mặt với những kẻ trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Họ cố gắng mua chuộc. Họ đe dọa. Họ dùng bạo lực. Nhưng vô ích.

Đối với cha tôi, tự do báo chí là thiêng liêng. Đó là lý do khởi thuỷ để chúng tôi rời bỏ Việt Nam và sang đây. Tôi nhớ Ông hay nói với mọi người, tôi không chọn ngành báo chí mà ngành báo chí đã chọn tôi. Ông không lùi bước. Và Mặt Trận Hoàng Cơ Minh không bỏ cuộc.

Mo Ba2
“Làm thế nào tôi có thể giải thích cho các con tôi rằng ông nội các cháu đã liều mình bằng đường biển đầy tuyệt vọng sang Mỹ để có tự do, để rồi ông nội các cháu lại bị giết vì làm báo Tự Do?” Houston, Texas 2015

Ông chiến đấu bằng chữ nghĩa. Họ dùng súng đạn.

Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo người Mỹ gốc Việt khác đã diễn ra từ năm 1981 đến năm 1990. Chuyện đã cũ, có thể một số người nghĩ vậy. Nhưng không cũ đối với tôi và gia đình tôi, và cũng không cũ đối với tất cả những ai – như tôi – tin rằng chuyện này chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và thủ phạm bị đưa ra trước ánh sáng công lý.

Nguyễn Đạm Phong – cha của tôi – sẽ đồng ý với buổi họp báo hôm nay. Cùng với tôi trên bàn tham luận là những nhà báo chịu trách nhiệm chiếu rọi ánh sáng lên hồ sơ bị lãng quên từ lâu về các nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại ngay trên đất Mỹ. Trước mặt tôi, quý vị là các nhà báo mà tôi hy vọng sẽ đưa câu chuyện này đi xa hơn nữa.

Câu chuyện về các nhà báo bị sát hại không cũ, cha tôi chắc sẽ nói thế. Mười nhà báo đã bị giết chết trên thế giới trong năm nay. Gần 1.200 nhà báo đã thiệt mạng kể từ năm 1992. Tự do báo chí vẫn còn bị vây hãm, và trách nhiệm của các nhà báo là phải nói lên những gì đang xảy ra, cũng như những gì đã bị bụi thời gian bao phủ.

Thời cha tôi hành nghề báo chí, chúng ta không thể tưởng tượng được sẽ có một ngày mà nhiều chục ngàn người Việt Nam túa ra đường để chào đón Tổng thống Obama tại Việt Nam. Vậy mà điều đó đã xảy ra. Tổng Thống Hoa Kỳ đã đến thăm Hà Nội và nói về nhân quyền ngay tại thủ đô của nước Cộng sản ấy. Đó là một ngày mới, ngoại trừ một điều.

Vụ giết hại năm nhà báo ở Mỹ vẫn chưa có đáp số. Cho tôi được nói rõ, lòng tôi đã thanh thản với quyết định của cha tôi khi xưa. Song lẽ, vẫn phải mở lại cuộc điều tra và đem lại công lý lúc này. Không chỉ cho cha tôi. Không chỉ cho tôi và gia đình tôi. Mà cho tất cả những ai theo đuổi chân lý bằng ngành báo chí.

Nguyên văn tiếng Anh:

hoangcominh
“Chúng tôi chỉ muốn một câu trả lời. Thế thôi. Câu trả lời đã quá hạn từ lâu. Chúng tôi chưa được nghe điều gì cả từ Cảnh Sát hay bất cứ người nào.” Houston, Texas 2015


Good afternoon, my name is Tu Thanh Nguyen.

I spent more than three decades thinking my father was wrong for standing up for his beliefs. Refusing to compromise on his journalistic ethics cost him his life.

I lost my father, my mentor and my friend. My family lost the head of our household. My neighborhood lost one of its most respected citizens. My beloved Vietnamese community lost an unwavering voice.  And journalism lost a champion.

As I’ve grown older, the anger I felt at losing my father has evolved into respect. He knew what he was risking. We talked about it. In the time leading up to his murder, we even faced the Front (Mat Tran) together. They tried bribes. Threats. Violence. Nothing worked.

To him, freedom of the press was sacred. It is why we originally came here from Vietnam. I remember him telling people, I didn’t pick journalism. Journalism picked me. He would not back down. And they would not back off.

He fought with words. They used bullets.

My father’s murder and the murders of four other Vietnamese American journalists took place between 1981 and 1990. Old news, some may say. Not to me. Not to my family. And not to all who believe – as I do – that this story does not end until the case is reopened and the guilty are brought to justice.

Nguyen Dam Phong – my father – would approve of this gathering. With me on the panel are journalists responsible for shining light on a long forgotten case of Vietnamese American journalists murdered right on U.S. soil. Before me are journalists who will hopefully carry the story a bit further down the field.

The story of murdered journalists is not old, my father would say. Ten journalists have been killed this year worldwide. Nearly 1,200 have been killed since 1992. Freedom of the press remains under siege, and it is up to reporters to tell what is happening, as well as what has been covered up by the sands of time.

When my father was reporting, we could not imagine the day when Vietnamese came out in the tens of thousands to welcome President Obama in Vietnam. Yet here we are. The President has visited Hanoi and spoken about human rights right in the heart of that Communist country. It is a new day except for one thing.

The murders of five journalists in America have never been solved. Let me be clear. I have come to peace with my father’s decision. Still, the day has arrived for the investigation to be reopened, and for justice to finally be served. Not just for him. Not just for me and my family. But for all those who pursue truth through journalism.



 
  •  
New York, June 1, 2016--The U.S. Department of Justice must reopen an investigation into the cases of five Vietnamese-American journalists killed between 1981 and 1990, based on information uncovered by ProPublica and Frontline, the Committee to Protect Journalists said today during a press conference at the National Press Club, in Washington, D.C.
When the FBI investigated the murders and other potentially politically motivated attacks in the Vietnamese-American community, it focused on the anti-communist group National United Front for the Liberation of Vietnam, also known as the Front, whose members were former military personnel from South Vietnam, according to a ProPublica/Frontline report. The FBI was unable to gather sufficient evidence to pursue prosecutions at the time.

"As a result of the new information revealed by ProPublica and Frontline, we urge the Department of Justice to reopen its investigation into these murders" said CPJ Executive Director Joel Simon. "Around the world, the unsolved killings of journalists creates an environment of fear and self-censorship. While journalists' killings are rare in the United States, the same dynamic is at play. This is why those who seek to silence the press through violence can never be allowed to succeed."

Simon spoke at the event alongside CPJ Program Director and Americas Senior Program Coordinator Carlos Lauría and Tu Nguyen, the son of Nguyen Dam Phong, a publisher and reporter murdered in 1982. A.C. Thompson, who examined the killings in "Terror in Little Saigon," a ProPublica/Frontline documentary and Web series, provided details about his reporting.
CPJ first covered the murders in its 1994 report, "Silenced, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States." CPJ sent a letter to the Department of Justice on April 1, calling for action to end impunity in the cases.
###
CPJ is an independent, nonprofit organization that works to safeguard press freedom worldwide.
Media contacts:
Ashley Parent
Communications Associate
212-300-9032




8546. Ủy ban Bảo vệ Ký giả kêu gọi FBI điều tra lại các vụ giết nhà báo Mỹ gốc Việt
Posted by adminbasam on 01/06/2016

Ngọc Thu dịch
1-6-2016
cid:image008.jpg@01D1BC69.A55C1B80
Những nhà báo đã bị giết hoặc bị ám sát hụt. Nguồn: internet
New York, ngày 1-6-2016 – Bộ Tư pháp Mỹ phải mở lại cuộc điều tra về trường hợp năm nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị giết trong khoảng thời gian từ giữa năm 1981 đến năm 1990, dựa trên thông tin do ProPublica và Frontline tìm thấy. Ủy ban Bảo vệ Ký giả cho biết hôm nay trong một buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia tại Washington, DC.

Khi FBI điều tra những vụ giết người và những vụ tấn công có động cơ chính trị khác trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, tập trung vào nhóm chống cộng Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, còn gọi là Mặt trận, mà các thành viên là cựu quân nhân từ miền Nam, Việt Nam, theo báo cáo của ProPublica/ Frontline. FBI đã không thể thu thập đầy đủ bằng chứng để theo đuổi việc truy tố vào thời điểm đó.

Giám đốc điều hành CPJ, ông Joel Simon nói: “Như kết quả của các thông tin mới của ProPublica và Frontline tiết lộ, chúng tôi kêu gọi Bộ Tư pháp mở lại cuộc điều tra về những vụ giết người này. Trên thế giới, các vụ giết người chưa được giải quyết của các nhà báo tạo ra một môi trường sợ hãi và tự kiểm duyệt. Trong khi những vụ giết nhà báo rất hiếm xảy ra ở Hoa Kỳ, vẫn có cùng động cơ [là làm cho mọi người sợ hãi và tự kiểm duyệt]. Đây là lý do vì sao những kẻ tìm cách bịt miệng báo chí thông qua bạo lực không bao giờ có thể được phép thực hiện thành công“.

Simon nói tại sự buổi họp báo cùng với ông Carlos Lauría, Điều Phối viên Chương trình, khu vực châu Mỹ của CPJ và ông Tú Nguyễn, con trai của Nguyễn Đạm Phong, là chủ biên và là phóng viên đã bị sát hại năm 1982. AC Thompson là người đã tìm hiểu các vụ giết hại này trong bộ phim “Khủng bố ở Little Sài Gòn”, bộ tài liệu và tập tài liệu nhiều kỳ đăng trên trang mạng của ProPublica/ Frontline, cung cấp những thông tin chi tiết về báo cáo của ông.

CPJ đưa ra thông tin về những vụ giết người này lần đầu tiên trong báo cáo hồi năm 1994, có tên: “Bịt miệng, Các vụ sát hại các nhà báo di dân ở Hoa Kỳ chưa được giải đáp” (Bản tiếng Anh: “Silenced, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States.”). CPJ đã gửi một bức thư cho Sở Tư pháp vào ngày 1 tháng 4, yêu cầu họ có những hành động nhằm chấm dứt tình trạng vô can đối với các hồ sơ này.
_____
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
8482. Thông cáo Báo chí của Ủy ban Bảo vệ Ký giả kêu gọi công lý cho các nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại
Posted by adminbasam on 27/05/2016
Ủy ban Bảo vệ Ký giả      27-5-2016
cid:image006.jpg@01D1BC62.B2E87250
Ảnh vẽ vợ chồng nhà báo Lê Triết bị bắn chết trong xe. Nguồn: Frontline/ ProPulica

New York, ngày 27 tháng 5 năm 2016 — Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) sẽ kêu gọi mở lại hồ sơ của các nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị sát hại trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 1990, dựa trên thông tin của tổ chức ProPublica và chương trình truyền hình FRONTLINE tiết lộ. Các vụ việc bị tình nghi là ám sát này là chủ đề trong tài liệu báo cáo của CPJ năm 1994: “Bịt miệng, Các vụ sát hại các nhà báo di dân ở Hoa Kỳ chưa được giải đáp”. (Bản tiếng Anh: Silenced, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States).
CPJ sẽ tổ chức buổi họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Washington DC vào ngày 1 tháng 6 để kêu gọi mở cuộc điều tra mới. Ông Joel Simon, Giám Đốc Điều Hành của CPJ; ông Carlos Lauría, Điều Phối viên Chương trình, khu vực châu Mỹ của CPJ; và ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của nhà báo Nguyễn Đạm Phong, là chủ biên và là phóng viên đã bị sát hại năm 1982, sẽ phát biểu tại buổi họp báo.
Ngoài ra, ông A.C. Thompson là người đã tìm hiểu các vụ giết hại này trong “Khủng Bố Ở Little Sài Gòn”, tên của một cuốn phim tài liệu và tập tài liệu nhiều kỳ trên trang mạng của ProPublica/ FRONTLINE, sẽ trình bày về phóng sự của mình. CPJ đã gởi một bức thư cho Bộ Tư Pháp để yêu cầu có những hành động nhằm chấm dứt tình trạng vô can đối với các hồ sơ này.
Sự kiện: Họp báo về các vụ sát hại 5 nhà báo Mỹ gốc Việt
Thời gian: Ngày 1 tháng 6 năm 2016, từ trưa đến 1 P.M.
Địa điểm:
Zenger Room
National Press Club
529 14th Street NW
Washington, DC 20045
CPJ là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động độc lập để bảo đảm tự do báo chí trên thế giới.
Liên lạc truyền thông:
Ashley Parent
Communications Associate
212-300-9032
Nguyên văn tiếng Anh:
Time for justice in the killing of Vietnamese-American journalists
New York, May 27, 2016–The Committee to Protect Journalists will call for the cases of five Vietnamese-American journalists who were killed between 1981 and 1990 to be reopened, based on information uncovered by ProPublica and Frontline. The suspected assassinations were the subject of CPJ’s 1994 report, “Silenced, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States.”
CPJ will hold a press conference at the National Press Club in Washington, D.C., on June 1, to call for a new investigation. CPJ Executive Director Joel Simon, CPJ Program Director and Americas Senior Program Coordinator Carlos Lauría, and Tu Nguyen, the son of Nguyen Dam Phong, a publisher and reporter murdered in 1982, will speak at the event. A.C. Thompson, who examined the killings in “Terror in Little Saigon,” a ProPublica/Frontline documentary and Web series, will speak about his reporting. CPJ sent a letter to the Department of Justice calling for action to end impunity in the cases.
WHAT: Press conference on the unsolved murders of five Vietnamese-American journalists.
WHEN: June 1, 2016, noon to 1 P.M.
WHERE: Zenger Room
National Press Club
529 14th Street NW
Washington, DC





This entry was posted in Thông báo từ Nguyễn Thanh Tú. Bookmark the permalink.

4 Responses to Bài phát biểu của N g u y ễ n T h a n h T ú


Mời bấm các Links dưới để đọc các bài:

·         Bài Mới

·         Lưu Trữ

 
  •  

·         Categories




__._,_.___


Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2=BF=C2=BDCH?= 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List