xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Monday, 16 January 2017

À thì ra ông Hữu Nguyễn SG Times Úc cũng đi bộ đội vậy? Nhà văn Nhật Tuấn là ai? [3 Attachments]

À thì ra ông Hữu Nguyễn cũng đi bộ đội xâm lăng miền Nam vậy, chứ đâu phải một mình nhà văn Nhật Tuấn?


Inline image

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.



Huu Nguyen - SaiGon Times UC: Hồi ký: Tôi Tìm Tự Do (Kỳ 26) - Hữu Nguyên



Thế thì nhà báo Hữu Nguyên không biết nhà văn Nhật Tuấn là ai? Mời click vào đây đễ tìm hiểu?

Inline image

Hồn Việt TV Tản Mạn Văn Học: Giổ Đầu Nhà Văn Nhật Tuấn 10/2016

Hồn Việt TV Tản Mạn Văn Học: Giổ Đầu Nhà Văn Nhật Tuấn Tháng 10/2016 do Nguyễn Mạnh Trinh & Nhã Lan thực hiện




Nhà văn Nhật Tuấn, tác giả 'Đi Về Nơi Hoang Dã,' qua đời - Nguoi Vi...

By Tan Nguyen
Nhà văn Nhật Tuấn, em trai của nhà văn Nhật Tiến vừa qua đời tại Bệnh viện Thống Nhất ở Sài Gòn lúc 6 giờ chiều,...


5351. Tin buồn: Nhà văn Nhật Tuấn, tác giả “Đi Về Nơi Hoang Dã”, đã ra đi!

Khai Phóng 6-10-2015 Tin từ trong nước cho biết nhà văn Nhật Tuấn, bào đệ của nhà văn Nhật Tiến đã qua đời tại B...




From: "Son Ha hachinhnhan
To:
Sent: Sunday, January 15, 2017 3:21 AM
Subject: Fw: [ChinhNghia] Fwd: Nhật Tiến, “nhà văn của tuổi thơ trước 75” thành “chiến sĩ xung kích VHVC”

On Sunday, January 15, 2017 5:59 AM, "Huu Nguyen huunguyen@saigontimes.org [chinhnghia]" <chinhnghia@yahoogroups.com> wrote:

 
Kính thưa Quý vị,

Cuối năm 2016, nhà văn Nhật Tiến cho phổ biến cuốn “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1957-1975”, trong đó có đoạn chất vấn ông Viên Linh, về hai cáo buộc đối với nhà văn Thanh Lãng và Phạm Việt Tuyền. Việc này đã tạo nên sóng gió trên các diễn đàn trong suốt nhiều tháng qua. Tưởng sự việc như vậy đã đủ, không ngờ ngày 14 tháng 1 vừa qua, Nhật Tiến lại “tiếp tục leo thang” gây phân hoá giữa những người cầm viết, phổ biến “Thư ngỏ gửi toàn thể các Văn Hữu quanh chuyện Trung Tâm Văn Bút (1957-1975)”.

Đọc Thư Ngỏ, một câu hỏi quan trọng cần được đặt ra: Ông Nhật Tiến có tư cách để yêu cầu ông Viên Linh, trưng bằng cớ về hai chuyện này không? Câu trả lời của chúng tôi là KHÔNG! 

Trả lời như vậy nên chúng tôi tin rằng, khi đề cập đến 2 cáo buộc của Viên Linh trong cuốn “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1957-1975”, cũng như hành động “tiếp tục leo thang” qua Thư Ngỏ ngày 14 tháng 1, Nhật Tiến đã làm mất đi ý nghĩa cao quý, “lưu trữ lại cho các thế hệ sau những hoạt động văn hóa của các bậc tiền bối”, được ông tung hô. Không những thế, qua việc làm đó, Nhật Tiến còn cho người đọc thấy rõ ràng hơn, “nhà văn của tuổi thơ Nhật Tiến” thời trước 1975, sau thời gian gần gũi “chợ cá VC”, được VC huấn luyện, nhồi sọ, đã thực sự trở thành “tên biệt kích văn hoá” của VC, trong kế hoạch gây phân hoá người Việt hải ngoại và chạy tội cho VC.
Sau đây, kính chuyển tới Quý vị bài viết của chúng tôi, với ước vọng, được sự quan tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về huunguyen@saigontimes.org.
Trân trọng,
Hữu Nguyên
LOGO CDM ORIGIN.jpg
Nhật Tiến, “nhà văn của tuổi thơ trước 75” thành “chiến sĩ xung kích VHVC”
Hữu Nguyên (huunguyen@saigontimes.org)
alt
Nhật Tiến, nhà văn của tuổi thơ trước 1975 nay trở thành biệt kích văn hoá VC tại hải ngoại (phải); và em trai Nhật Tuấn, bộ đội VC xâm lăng Miền Nam “đi xe commăng ca đến thăm Nhật Tiến” vào tháng 5 năm 1975, đồng thời là văn nô VC được Nhật Tiến thừa nhận “nổi tiếng từ trước năm 1975”.


Mở đầu ông viết:
[trích nguyên văn]
Gần cuối năm 2016, tôi có biên soạn và cho ấn hành cuốn “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1957-1975” nhằm mục đích lưu trữ lại cho các thế hệ sau những hoạt động văn hóa của các bậc tiền bối như Nhất Linh, Đỗ Đức Thu,Vũ Hoàng Chương, Vương Hồng Sển, Đào Đăng Vỹ, Hồ Hữu Tường, Tam Lang Vũ đình Chí, LM Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền …cùng hàng trăm hội viên Văn Bút khác.
Trong khi đi tìm tài liệu cho cuốn sách này tôi phát hiện là ông Viên Linh đã tiết lộ hai chuyện động trời trong bài viết của ông, in trong cuốn “Chiêu Niệm Văn Chương- Vũ Hoàng Chương Lịch Sử Thơ” do báo Khởi Hành ấn hành năm 2000”. Hai chuyện ấy là:
1) Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đã do Việt Cộng điều hành, qua bàn tay Thanh Lãng, Phạm Việt Tuyền.
2) GS Phạm Việt Tuyền, Tổng Thư Ký Văn Bút sau 1975 bận rộn đặt bàn giấy đăng ký các “nhà văn Ngụy”, trước khi chịu đói không nổi, phải bỏ Sài Gòn chạy qua Pháp.
Để bảo vệ danh dự cho hai thành viên nòng cốt của Văn Bút cùng đã quá cố và nhất là không muốn các thế hệ sau có cái nhìn lầm lạc về một tổ chức văn hóa vốn quy tụ hầu hết các nhà làm văn hóa lão thành đã tổn hao nhiều công sức đóng góp cho nền văn hóa miền Nam VN trong gần 20 năm trời ròng rã (1957-1975), tôi đã yêu cầu ông Viên Linh, chủ nhiệm báo Khởi Hành hãy trưng bằng cớ cụ thể.
Cho đến nay Viên Linh đã không trả lời được về những điều do ông cáo buộc kể trên.
[hết trích]

Đọc Thư Ngỏ, một câu hỏi quan trọng cần được đặt ra: Ông Nhật Tiến có tư cách để yêu cầu ông Viên Linh, trưng bằng cớ về hai chuyện này không? Câu trả lời của chúng tôi là KHÔNG!

Trả lời như vậy nên chúng tôi tin rằng, khi đề cập đến 2 cáo buộc của Viên Linh trong cuốn “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1957-1975”, cũng như hành động tiếp tục leo thang qua Thư Ngỏ ngày 14 tháng 1, Nhật Tiến đã làm mất đi ý nghĩa cao quý, “lưu trữ lại cho các thế hệ sau những hoạt động văn hóa của các bậc tiền bối”, được ông tung hô. Không những thế, qua việc làm đó, Nhật Tiến còn cho người đọc thấy rõ ràng hơn, “nhà văn của tuổi thơ Nhật Tiến” khi sống dưới chế độ tự do của VNCH thời trước 1975; sau thời gian gần gũi “chợ cá VC”, được VC huấn luyện, nhồi sọ, đã thực sự trở thành “tên biệt kích văn hoá” của VC, trong kế hoạch gây phân hoá người Việt hải ngoại và chạy tội cho VC.

Sau đây là lý do và bằng chứng cho câu trả lời của chúng tôi.
Thứ nhất, Nhật Tiến là một trong những người cầm viết đầu tiên tại hải ngoại, thực hiện chủ trương giao lưu với VC. Bằng chứng, khi được bà Tà Cúc phỏng vấn, Nhật Tiến trả lời: “Hợp Lưu chỉ là cái tên tờ báo mà khoảng giữa năm 1991,  khi chuẩn bị ra số đầu, họa sĩ Khánh Trường đã làm maquette với tên “Giao Lưu” . Tôi đề nghị lấy tên “Hợp Lưu” để giảm thiểu cái ý nghĩa giao dịch hướng về trong nước, và anh Khánh Trường đã đồng ý đề nghị này”. (ta-cuc-phong-van-nhat-t ien)

Câu trả lời của Nhật Tiến cho thấy 2 điểm quan trọng: Một, ngay từ giữa năm 1991, Nhật Tiến đã thực hiện chủ trương giao lưu với VC. Vậy trước 1991 bao lâu, Nhật Tiến đã tình nguyện hoặc được móc nối thực hiện chủ trương giao lưu với VC? Hai, quan trọng và nguy hiểm hơn, Nhật Tiến đã khôn ngoan che đậy dụng tâm giao lưu với VC, bằng cách thay tên “Giao Lưu” bằng “Hợp Lưu” để giảm thiểu cái ý nghĩa giao dịch hướng về trong nước như Nhật Tiến đã vô tình thú nhận với bà Tà Cúc.

Thứ hai, cũng trong bài phỏng vấn của bà Tà Cúc, Nhật Tiến cho biết, “tôi đã in chung với Nhật Tuấn một tuyển tập truyện ngắn, mang tên Quê Nhà, Quê Người, ấn hành ở trong nước vào khoảng đầu thập niên 90”. Ông giải thích: “Lúc bấy giờ Nhật Tuấn đang làm nhà xuất bản Văn Học ở trong nước và cậu ấy cũng đã là một cây bút nổi tiếng từ trước năm 1975. Cậu ấy đề nghị là “Bây giờ anh em mình hợp tác in chung một cuốn. Anh viết những chuyện xảy ra ở hải ngoại và em viết những chuyện xảy ra ở trong nước. Những chuyện xảy ra ở hải ngoại thì gọi là “Quê người”, và những chuyện ở trong nước thì gọi là “Quê nhà”. Đó là tên truyện “Quê nhà, quê người” ra đời trong hoàn cảnh đó”.

Việc làm và lời giải thích của Nhật Tiến cho thấy, mặc dù có anh ruột là Nhật Tiến vô Nam, Nhật Tuấn vẫn là người được VC ưu dãi nhờ Nhật Tuấn “là một cây bút nổi tiếng từ trước năm 1975”. Nên nhớ, xưa nay những người cầm viết dưới chế độ VC luôn tự coi mình là THẰNG HÈN (như Tô Hải). Nhất là giai đoạn trước 1975, người cầm viết thường tự coi mình là kẻ tiếp tay VC tạo ra bánh vẽ và gây tội ác trong cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam (như Chế Lan Viên).

Cho tới năm 2005, sau nhiều lần sửa đổi nhằm che đậy bàn tay lông lá của đảng, Điều Lệ của Hội Nhà Văn VC vẫn còn ghi rõ trong Điều 2, mục 3: “Hội Nhà văn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội hoạt động theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ theo quy định của pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (xin click vô đây coi nguyên văn)

Thực tế, dưới chế độ CS toàn trị suốt hơn nửa thế kỷ qua, bên cạnh giai cấp thống trị gồm các đảng viên cộng sản, hầu hết những nhà văn nhà báo VC cũng là những kẻ đồng loã, tích cực tiếp tay VC gây nên những tộc ác kinh thiên động địa cho dân tộc VN. Nhất là những nhà văn có công xâm lăng Miền Nam và được VC ưu đãi như Nhật Tuấn. Như vậy, trong giai đoạn VC xâm lăng Miền Nam trước 1975, Nhật Tuấn, em trai của Nhật Tiến đã “là một cây bút nổi tiếng” của chế độ VC, thì NỔI TIẾNG như thế nào? Và vì sao?
Theo tài liệu trên net, Nhật Tuấn có nhiều năm làm công nhân đào đường rồi làm trinh sát công binh trong thời VC xâm lăng Miền Nam. Sau 1975, ông giải ngũ, về làm cán bộ biên tập Nhà xuất bản Văn Học VC. Thấy ông có công lao và năng khiếu văn chương, VC cho ông đi học tại chức khoa Ngữ văn, Đại học tổng hợp. Tốt nghiệp, ông được nhà văn đại tá VC Hoàng Lại Giang giúp chuyển về NXB Văn học. Hoàng lại Giang còn là người ơn rất nhiều việc lớn sau này của Nhật Tuấn.  (xin click vô đây coi nguyên văn)

Được biết, Hoàng Lại Giang, đại tá VC, tên khai sinh là Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1938 tại Bình Định, theo VC từ bé, năm 1955 theo VC tập kết ra Bắc, học ở trường Học sinh Miền Nam. Năm 1960, ông vào học khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1965, ông ra trường, về công tác ở NXB Văn Học. Năm 1977, ông vào Saigon, làm biên tập – phụ trách chi nhánh NXB Văn học phía Nam(xin click vô đây coi nguyên văn)

Qua câu trả lời của Nhật Tiến và những điều vừa trình bầy, ta có quyền tin, Nhật Tuấn là đảng viên CS và là công cụ sắc bén của chế độ CS, được CS ưu đãi. Và chắc chắn, việc in ấn tác phẩm “Quê Nhà, Quê Người” tại VN của hai anh em Nhật Tiến và Nhật Tuấn, đã chịu sự chỉ đạo với “nhiều ơn huệ” của nhà văn đại tá VC Hoàng Lại Giang.
Thứ ba, cũng trong bài phỏng vấn của bà Tà Cúc, Nhật Tiến đã biện minh cho việc làm của ông, “Tôi gom một số truyện đã viết ở hải ngoại và được đăng rất nhiều trên báo chí ở hải ngoại và đưa cho Tuấn, để in ra, chứ hoàn toàn không có một chính sách, một chủ trương hay một kế hoạch nào tiến hành trong việc giao lưu mà có lợi cho cộng sản cả”.

Biện minh của Nhật Tiến cho thấy, ông đã ngây thơ (?) không thấy được âm mưu của VC trong kế hoạch, từng bước xoá bỏ ranh giới giữa những người cầm viết VC và những người cầm viết đang tỵ nạn CS tại hải ngoại. Sự thực, ở thập niên 1990 đang hấp hối chờ chết, VC chỉ cần sự hiện diện tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ tỵ nạn CS, trong các tác phẩm do VC xuất bản tại VN. Như vậy cũng đủ để VC tuyên truyền, tạo uy tín và chính danh cho VC đối với người Việt trong nước, đồng thời gây phân hoá trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Đó là mục đích để VC chấp thuận cho in ấn “Quê Nhà, Quê Người”. Và VC đã thành công trong mục đích này, với sự tiếp tay của Nhật Tiến.

Nên nhớ, suốt thời gian hơn nửa thế kỷ qua, dưới chế độ VC, hàng ngàn nhà văn nhà báo đã không dám viết, hoặc viết nhưng không dám xuất bản. Đơn cử, Tô Hải, sinh năm 1927, theo VC từ năm 1945, đảng viên CS năm 1949, đóng góp nhiều công lao cho VC trong cuộc xâm lăng Miền Nam với nhiều huân chương, vậy mà khi viết xong hồi ký Thằng Hèn vào năm 2000, đã phải giấu nó đi và “cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”, như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã… chết!”

Trả lời phỏng vấn của bà Tà Cúc, chính Nhật Tiến cũng thừa nhận “TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG HẢI NGOẠI do nhà Tân Thư của họa sĩ Khánh Trường hợp tác với nhà xuất bản Văn Học ở trong nước, có sự tham gia của 35 ngòi bút đang sống ở hải ngoại tại nhiều nơi trên thế giới”, nhưng vì Khánh Trường đòi hỏi không sửa chữa, dù chỉ một chữ, nên “chính quyền trong nước đã ngăn cấm không cho Tuyển Tập được ấn hành dù nó đã sẵn sàng để xếp chữ và lên khuôn”. Điều này đủ thấy, khi VC chấp thuận cho in và phát hành tại VN, cuốn “Quê Nhà, Quê Người”, Nhật Tiến đã ngoan ngoãn chấp nhận làm công cụ của VC như thế nào.

Qua lời biện minh ngây thơ của Nhật Tiến, và những gì vừa trình bầy, cùng thực tế tang thương quá hiển nhiên của xã hội VN dưới chế độ VC độc tài suốt mấy chục năm qua, ta không thể không hỏi: Nhật Tiến, một nhà văn gốc Bắc di cư, nay đã ở tuổi ngoài 80, quả thực ngây thơ không hiểu được việc làm tội lỗi và phản bội của ông, hay ông chỉ giả vờ ngây thơ, nhằm che đậy vai trò giao lưu văn hóa với mục đích làm tay sai cho Đảng và nhà Nước CS?

Trả lời câu hỏi này một cách công bằng, chúng tôi nghĩ, Nhật Tiến chỉ giả vờ ngây thơ. Vì như đã trình bầy, ngay phần đầu bài phỏng vấn của bà Tà Cúc, Nhật Tiến đã vô tình thú nhận với bà Tà Cúc, dụng tâm đầy khôn ngoan xảo quyệt của ông, khi ông che đậy âm mưu giao lưu với VC, bằng cách thay tên “Giao Lưu” bằng “Hợp Lưu” để giảm thiểu cái ý nghĩa giao dịch hướng về trong nước.

Tóm lại, nếu Nhật Tiến đã chọn con đường hoà hợp hoà giải với VC, trong suốt mấy chục năm qua, ông không có tư cách, chất vấn thi sĩ Viên Linh, cũng như bất cứ người Việt tỵ nạn CS nào, về bất cứ vấn đề gì liên quan đến lập trường và chính nghĩa của VNCH. Ông cũng không được phép lợi dụng danh nghĩa nhà văn, hoặc nhân chứng dưới thời VNCH, để viết sách xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ VNCH và chạy tội cho VC và những kẻ nằm vùng cho VC. 

Hữu Nguyên




Tin buồn: Nhà văn Nhật Tuấn, tác giả “Đi Về Nơi Hoang Dã”, đã ra đi!

Posted by adminbasam on 06/10/2015
6-10-2015
Ảnh nhà văn Nhật Tuấn đăng trên Facebook của ông
Ảnh nhà văn Nhật Tuấn đăng trên Facebook của ông
Tin từ trong nước cho biết nhà văn Nhật Tuấn, bào đệ của nhà văn Nhật Tiến đã qua đời tại Bệnh viện Thống Nhất Sài Gòn hồi 18 giờ, ngày 06 tháng 10 năm 2015.
Nhật Tuấn tên thật và cũng là bút hiệu, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, đã in gần 20 tác phẩm gồm nhiều tập truyện ngắn và truyện dài. Tác phẩm đầu tay có tên “Trang 17”, in năm 1978 đoạt Giải nhất Giải Văn Học của Tổng Công đoàn Việt Nam năm 1978. Nhưng tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc nhất của Nhật Tuấn là cuốn Đi Về Nơi Hoang Dã in năm 1988, bị Nhà Nước CSVN cấm ngay sau khi phát hành nhưng lại được đón nhận rất nồng nhiệt ở hải ngoại.
Nhiều cơ quan truyền thông, báo chí và Hội đoàn đã đứng ra bảo trợ cho buổi ra mắt cuốn Đi Về Nơi Hoang Dã được tổ chức tại trụ sở của “Little Saigon Radio” thuộc Quận Cam, Nam California ngày 7-4-2001.
Ông cũng là người chủ trương trang Facebook Nhật Tuấn, phổ biến nhiều bài mang tính cách vận động cho tinh thần Dân Chủ tại VN.
Ông cũng đã cộng tác lâu dài cho Little Saigon Radio, Hồn Việt TV và từng viết bài thường xuyên cho tuần báo Việt Tide trong thập niên 2001-2010 vừa qua. 
______

Nhà văn NHẬT TUẤN (1942 – 2015)

6-9-2015
Nhà văn Nhật Tuấn họ Bùi, sinh ở Hà Nội, vừa qua đời tại Việt Nam lúc 6 giờ chiều, ngày 6/10/2015.
Sự nghiệp văn học của ông nổi bật với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong nhiều năm sau này, khi là cộng tác viên cùa đài Little Saigon Radio, HONVIETV và VIETSTREAM, ông thể hiện mình là nhà báo sắc sảo, nhạy bén với mọi sự kiện chính trị và xã hội trong nước.
Nhà văn Nhật Tuấn thuộc nhóm trí thức đi từ Bắc vào Nam, đi từ nhận thức bị “định hướng XHCN” đến sự thức tỉnh, rồi bất mãn và lên tiếng phẫn nộ, châm biếm đả kích chế độ Cộng Sản và nhà cầm quyền. Ở cả sáng tác văn học và báo chí của ông, chúng ta đều thấy tính phóng khoáng của người từng trải, phải sống giữa “thời đồ đểu” (chữ của ông); thấy cả giọng bất mãn của một người có lòng, biết yêu thương con người; và thấy cả sự tức giận của một con người có chí khí, thẳng tay tố cáo những cái xấu đang diễn ra trong nước.
Thu nay có một người “đi về nơi hoang dã”…
Đi Về Nơi Hoang Dã là một tiểu tuyết nổi tiếng của nhà văn Nhật Tuấn. Ngoài ra ông còn những sáng tác khác:
Trang 17 (1978)
Con chim biết chọn hạt (1981)
Bận rộn (1985)
Mô hình và thực tế (1986)
Lửa lạnh (1987)
Biển bờ (1987)
Tín hiệu của con người (1987)
Đi về nơi hoang dã (1988)
Niềm vui trần thế (1989)
Những mảnh tình đã vỡ (1990)
Tặng phẩm cho em (1995)
Một cái chết thong thả (1995)
….
Xin chia buồn cùng gia đình nhà văn Nhật Tiến – anh trai nhà văn Nhật Tuấn, cùng toàn thể gia quyến!
____

Cùng Nhật Tuấn đi về nơi hoang dã

Nguyễn Nguyên Bảy
17-8-2014
Nguyễn Nguyên Bảy và Nhật Tuấn
Nguyễn Nguyên Bảy và Nhật Tuấn
Tin dẫn: Làm sao biết Lý Phương Liên kết moden văn chương Nhật Tuấn cỡ nào, mà cứ nhất định bắt tôi ký hợp đồng viết một bài Chém Gió Văn Chương Nhật Tuấn. Hợp đồng ký xong, tôi điện thoại cho Tuấn xin phép được lên Miền Hoang Dã của bạn để lấy tư liệu viết bài. Bạn đáp: Mời lên ngay, lên ngay, tư liệu tao đầy một bụng, lên nhanh kẻo tao cho cá trê ăn hết bi giờ../ Trời ơi là đất, thế là đi, Bình Dương, đâu như Tân Uyên, cửa Chiến Khu D, Miền Hoang Dã, Một Nhà văn, một.. đợi chờ bầu bạn../ Thế là / Gọi Tô Hoàng/ Hai vợ chồng cùng Ok/ Xem ra họ còn yêu mến Nhật Tuấn hơn cả vợ chồng mình/ Chữ mình là nói với Lý, người tắp lự tổ chức chuyến đi../ Gọi là tổ chức cho oai phong kèn trống/ Gọi Vinasun, Taxi 7 chỗ, 4 người thong thong, vừa đi vừa hỏi đường qua điện thoại.. và đến/ Và ôm nhau/ Và vào bếp/ Và chém gió/ Và nhậu… miền hoang dã… vịt nướng chao, gỏi xu hào, chân giò hấp chấm mắm tép/ chém gió gan trời/ mỡ chúa… Vậy thôi…/ Bài Chém Gió sẽ viết…/
Theo một số nhà lý luận phê bình văn học bậc mét, thì đây chỉ là cuốn truyện dài, không phải tiểu thuyết. Để tránh những tranh cãi không đáng có ngay từ dòng mở đầu bài viết, tôi đã xin phép Nhà văn Nhật Tuấn, gọi tác phẩm Đi Về Nơi Hoang Dã của anh là cuốn Văn Dài, 268 trang kể là dài, một cuốn văn dài đáng đọc, đáng tôn vinh, với riêng tôi, đây là cuốn văn dài hay nhất, chuông khánh nhất, thức tỉnh nhất của Văn Đàn Việt Nam kể từ khi tôi biết đọc sách đến nay.
Cái hay khởi ngay từ tựa đề sách, tựa đề lại chính là thông điệp sách, chính là thông điệp tác giả gửi đến người đọc. Một thông điệp đay đi đay lại, tàng ẩn hư thực nghĩa, đọc một lần nhớ lâu, nghĩ mãi, nhớ nghĩ cho đến vỡ nghĩa đa chiều, rồi thấm mà nhận thức, mà ngộ ra thông điệp. Thực đúng lý của câu chuyện, tựa đề phải là: Đi Về Nơi Thiên Đường. Nhà văn Nhật Tuấn cao tay, đã không lộ mình và lộ văn như một số nhà văn viết và in sách thể tài này trước anh, như Xuân Vũ với Thiên Đường Treo hoặc Dương Thu Hương với Thiên Đường Mù. Anh gọi tên cuốn sách của mình là Đi Về Nơi Hoang Dã.
Nơi Hoang Dã theo cách gọi của Nhật Tuấn lại chính là Nơi Thiên Đường, trong sách là đỉnh Hua Ca. Hành trình lên đỉnh Hua Ca (thiên đường) là hành trình gồm ba khúc thức (tỉnh thức), nói cách khác 268 trang sách miêu tả truyện này truyện khác đọc vắn, đọc nhanh, cốt truyện cũng chỉ là ba khúc thức, dẫn lại dưới đây:
Khúc 1, kỳ vọng thiên đường:
“Phà ơi – nàng kêu lên – anh lên đỉnh núi Hua Ca. Cao lắm, sát tầng mây kia đấy. Hua Ca có nghĩa là “đầu quạ”, nghe nói ở cái mỏ của nó phun ra một dòng nước, nếu hai người cùng uống nước đó trong một cái chén thì không bao giờ quên được nhau…“
“Thật không? Em nói thật không?
“Thật chứ, ông nội em kể lại cho bố, bố kể lại cho em. Nhưng phải thực bụng với nhau mới uống được, người nào không thực bụng uống vào chết ngay.”
Tôi nói với nàng nếu vậy nhất quyết tôi sẽ tìm bằng được lên đỉnh Hua Ca lấy một chai nước về tặng nàng để mai kia uống chung với ai đó.” (Sách đã dẫn 227)
Khúc 2, thất vọng thiên đường:
“Tôi ngơ ngác nhìn quanh, nửa tin nửa ngờ, không lẽ tôi đã đi một vòng ngay trên đầu con quạ đấy ư? Vậy còn cái mỏ của nó phun ra đòng nước thần đâu? Chẳng lẽ cái vùng đất huyền diệu nàng Sao kể cho tôi nghe lại tầm thường toàn sương mù gai góc và đầy những vũng nước vàng ố và bẩn thỉu thế kia ư? Không thể như thế được, cái đỉnh Hua ca thần thánh ấy chắc không phải nơi tôi đang đứng đây, nó phải ở đâu đó cao tít từng mây kia chứ. Thôi nhé, vĩnh biệt chuyện đi tìm nước thần thoát ra từ miệng con quạ. Tôi không thể bắt chước thằng học giả, không thả mang thứ nước vàng đục kia và gọi nó là nước thần về cho nàng Sao. Tôi bước nhanh ra khỏi vũng lầy đầy những bọ gậy và lá mục…”
Khúc 3: hy vọng thiên đường
“Trong đêm cuối cùng trên đỉnh Hua ca, chúng tôi đốt một đống lửa, ngồi quây quần như những ngày trước.Không ai hé răng một lời. Tất cả đều ngồi thẫn thờ trước ngọn lửa đang bốc cao kéo những tàn đỏ đuổi nhau và mất hút trong bóng đêm. Mọi việc giữa bọn tôi rồi cũng qua đi như thế. Sáng mai sẽ xuống núi, sẽ nói với nàng Sao rằng suối thần trên đỉnh Hua Ca chỉ có trong huyền thoại, tuy nhiên, Không Vì Thế Con Người Không Thực Bụng yêu Nhau…”
Cốt truyện chỉ là vậy, thông điệp chỉ là vậy, chưa đầy một trang sách trong số 268 trang. Sự tuyệt vời của thông điệp ở chỗ, đã đến được thiên đường, nhưng ngộ ra không phải là thiên đường, mà chỉ là nơi hoang dã, tức là thiên đường chỉ là huyền thoại, là không có thực, mà nếu có thì cũng đã đi lạc hướng thiên đường, phải đi lại từ đầu, lỗi không phải bởi người đi, mà lỗi của hệ thống định hướng. “Thôi nhé, vĩnh biệt chuyện đi tìm nước thần thoát ra từ miệng con quạ”,“sáng  mai sẽ xuống núi”, đó là một khẳng định, một sửa chữa, một đoạn tuyệt cái sai, cái lỗi, không còn con đường nào khác, giải pháp nào khác. Và “Sẽ nói với nàng Sao rằng suối thần trên đỉnh Hua Ca chỉ có trong huyền thoại, tuy nhiên, Không Vì Thế Con Người Không Thực Bụng Yêu Nhau..”
Nơi con ngưởi thực bụng yêu nhau, nơi ấy chính là thiên đường. Đó không phải là câu văn vẻ, mà là một định nghĩa nhân văn đẹp đẽ nhất của thiên đường. Văn dài Đi Về Nơi Hoang Dã không có cốt truyện, không có nhân vật, không có tình yêu nảy lửa, sét đánh, tay ba, tay tư tranh dành chụp giựt… nói tóm, là không có những cái/thứ mà các tiểu thuyết xưa nay dụng biến. Nhật Tuấn đã viết một thứ văn dài hay tiểu thuyết kiểu Nhật Tuấn, mới, lạ, không giống ai và quan trọng là đã thành công. Có thể gọi đó là tiểu thuyết luận giảng hay tiểu thuyết dịch lý. Tôi nghiêng về ý sau: Tiểu thuyết dịch lý. Dịch lý ngay từ thông điệp đến bố cục, đến nhân vật đến văn phong. Nói vậy không cố ý định văn pháp Nhật Tuấn, càng không ẩn ý thăng hoa Nhật Tuấn  như một kỳ tài, mà là nói đúng theo cảm nhận thu hoạch của người đọc. Trường hợp ngay cả Nhật Tuấn cũng bất ngờ vì nhận định này, thì Tuấn ơi, hãy chắp tay cảm ơn Trời, đã ban cho Tuấn cái linh thần mà viết được sách Đi Về Nơi Hoang Dã với lý dịch mạch lạc, cao siêu và đầy nhân tính. “Sẽ nói với nàng Sao rằng suối thần trên đỉnh Hua Ca chỉ có trong huyền thoại, tuy nhiên, Không Vì Thế Con Người Không Thực Bụng Yêu Nhau..”. Câu văn này sâu cực ý nghĩa dịch. Một hạt dương hoan phối với một hạt âm mà sinh ra thai khí, mà thành con người, cứ thế, thành gia đình, thành quê hương, thành xã tắc. Dịch học gọi toẹt huyệt đàn ông gặp gỡ huyệt đàn bà là hoan phối, văn chương văn vẻ chữ hoan phối thành làm tình, thành yêu nhau, rồi mở rộng thành tình yêu. Như vậy chữ tình yêu ít nhất cũng bao gồm một cặp âm dương, yêu nhau để sống và để truyền giống mà con người còn mãi, còn mãi để yêu nhau. Như vậy, trong chữ Tình yêu tàng ẩn hai hạt cơ bản gây dựng nên nó, đó là hạt sinh tồn và hạt sinh lý. Chất lượng của hai hạt cơ bản này là thước đo cuộc sống, con người phấn đấu không ngừng để mức độ hai hạt cơ bản này cao dần, cao dần, cao cho tới mức mơ ước của con người, mức mơ ước ấy chính là thiên đường.
Ai trong Đi Về Nơi Hoang Dã đã đi về nơi thiên đường-đỉnh Hua Ca ấy? Mời theo văn của Nhật Tuấn, nơi trang 11: “Chúng tôi có năm người, một ông già và bốn gã đàn ông lực lưỡng sẵn sàng làm chồng những cô gái khỏe mạnh, làm cha những đứa bé chập chững, làm chủ những gia đình vào chiều đông xám lạnh như chiều nay hẳn đang quây quần quanh bữa cơm nóng sốt. Vậy mà, đằng đẵng bao năm nay, chúng tôi bị quăng lên những đỉnh núi quanh năm mây phủ, không có cả đến tiếng chó, một bãi phân trâu, cái thứ ở dưới miền đồng ruộng kia, ta bắt gặp nhan nhản ngay khi chưa bước chân vào cổng làng..”
Vậy là có 5 người, nhấn mạnh 5 người. Số 5 nhân vật, rõ ràng, minh bạch thế này tất không thể là suy diễn, Nhật Tuấn đã tung ngũ hành vào hành trỉnh tìm kiếm thiên đường. 5 người này, tượng cho năm nhân vật (tạm gọi vậy) của truyện, mỗi nhân vật một hành. Ông già, nhân vật trưởng toán, là nhân vật tung tâm, thuộc thổ. Nhân vật Thằng học giả, tượng trưng cho trí, thuộc thủy/ Nhân vật  Thằng Hộ Pháp tượng trưng cho lễ (thành tích, cơ bắp) thuộc hỏa/ Nhân vật Thằng cấp dưỡng, tượng trưng cho nghĩa, thuộc kim./ Và nhân vật “Tôi”, thuộc nhân mộc. Nôm na, ngũ hành cũng là năm giai cấp chính trong xã hội: Công, nông, binh, trí, thương. Ngũ hành có tương sinh, tương khắc, mỗi hành phát huy hết năng lực của mình, điều tiết cân bằng, sinh khắc để tồn tại, để phát triển, để tiến hóa. Ví von về sự điều tiết sinh khắc: Trên sông (thủy) có con thuyền (mộc), trong con thuyền có bếp lửa (hỏa), cạnh bếp lửa có hũ gạo (thổ), cạnh hũ gạo có con dao (kim)… Trong Đi Về Nơi Hoang Dãngũ hành người này chỉ là một toán, răm rắp tuân lệnh của toán trưởng, phạt cây, mở đường, ăn rắn ăn rết, đói khô mép khô môi, cắn rắng, cầm lòng ức nín mà hô khẩu hiệu tiến lên Đỉnh Hua Ca/ thiên đường. Chỉ có tiến lên, kẻ nào mở miệng bàn không tiến, nghi hoặc “đường đi không đến”, hoặc có đến thì đấy cũng chỉ là Đỉnh Hua Ca đầy sương mù và nước đọng bẩn thỉu… thì xích xiềng/xiềng xích/xích xiềng và cái chết nhơ bẩn, hổ cha, xấu mẹ, ô danh nguồn cội xóm làng… là một kết thúc. Vì thế, chỉ một con đường vượt núi, tiến lên đỉnh Hua ca huy hoàng. Tiến lên. Tiến lên ta lại tiến lên/ Tiến lên ta quyết vượt lên hàng đầu/ Hàng đầu chẳng biết đi đâu/ Đi đâu thì cứ hàng đầu tiến lên/ Nhất định phải tiến lên. Không được phép nghi ngờ cái sai lầm, cái lạc hướng của Một Ban Chỉ Huy vô hình, vô tích sự, ngây thơ, ngu dốt nào đó. Tiến lên hay là chết? Thật tiếc mà may, tiếc là tiếc ông già trưởng toán, vì sức cùng lực kiệt, mà gục ngã trước cổng thiên đường, và được chôn cất trang nghiêm trên đỉnh Hua Ca mà cả đời ông ước mơ lên tới đó. May là, toán 5 người cùng lên đỉnh Hua Ca, chỉ một người chết, 4 người trẻ còn lại đều sống sót, nhấn mạnh, cố ý sai văn phạm: 4 người chẻ còn nại đều xống xót! Lạc hướng thiên đường thì câu văn cũng phải sám hối, sai văn phạm là sám hối nhẹ như kiểu nức nở cười… Biết đâu những nức nở cười của tứ hành dân chúng này sang tai ầm vang đến Ban chỉ huy, lay thức cơn mê lú của họ về Lỗi Hệ Thống, Lỗi Chỉ Sai Hướng, Lỗi Dẫn sai Đường… để họ hiều là phải thành thực, phải dũng cảm đoạn tuyệt sai lầm, bắt đầu lại từ đầu như thế nào. Xin thêm một lần cảm ơn nhà văn Nhật Tuấn đã chuông khánh thức báo cái sai lầm của lỗi hệ thống cho mọi giới bạn đọc bằng thông điệp Đi Về Nơi Hoang Dã!
Ở trên có nói, văn dài Đi Về Nơi Hoang Dã, ôm một cốt truyện ngắn xỉn, một trang, làm sao đưa đẩy được 268 trang sách, cuốn hút người đọc đến dòng cuối cùng? Nhật Tuấn đâu phải thứ “văn nghê quần chùng”, anh là Nhà Văn thứ thiệt, viết hoa, bằng giọng văn thủ thỉ, trầm ấm, viết mà như không viết, anh mở lòng tâm sự cùng bạn đọc, đến nỗi đọc hết 268 trang văn, người đọc còn như muốn đọc thêm, nghe thêm… Nhật Tuấn thực tài hoa, tràn đầy bản lĩnh viết văn. Nói vậy, là tôi nói, tôi là bạn của Tuấn, lời thơm nhau thì sao! Xin đọc dưới đây, hai bằng chứng vô tư, công bằng của Tuấn, về Tuấn.
Các sản phẩm văn ngắn, văn dài do Nhật Tuấn sinh ra gần như trọn cuộc đời, và nay vẫn đang tiếp tục sinh ra, xin coi là bằng chứng 1. Liệt kê 12 đầu sách đã xuất bản: / Trang 17 (1978)/ Con chim biết chọn hạt (1981)/ Bận rộn (1985)/ Mô hình và thực thể (1986)/ Lửa lạnh (1987)/ Biển bờ (1987)/ Tín hiệu của con người (1987)/ Đi về nơi hoang dã (1988)/ Niềm vui trần thế (1989)/ Những mảnh tình đã vỡ (1990)/ Tặng phẩm cho em (1995)/ Một cái chết thong thả (1995). Và liệt kê thêm: Những đã post lên net, sẽ xuất bản, chắc chắn là thế, tham khảo Nhattuan.blogspot.com
Bằng chứng 2, trích dưới đây đôi ba dòng Đi Về Nơi Hoang Dã, để thấy bút lực Nhật Tuấn còn sung lắm, chữ nghĩa còn dư lắm, tình văn còn đằm lắm:
“Tôi cố nhắm mắt mà không sao ngủ được. Lần này thì không phải cái đói hay cái rét mà là những ý nghĩ của chính tôi. Ông ta là người đã rủ rê tôi theo ông. Cậu đang còn trai trẻ, quẩn quanh phố phường làm gì cho hèn người. Làm thằng đàn ông phải lên rừng, xuống biển cho phỉ chí nam nhi… Tôi kính trọng và nghe theo ông cũng vì một thời trai tráng ông đã: vùng vẫy như thế. Mới ngoài năm chục tuổi, ông đã có trên hai mươi năm lăn lộn khắp các vùng rùng núi Tây Bắc, Việt Bắc khảo sát và thiết kế được biết bao nhiêu con đường quan trọng. Một con người cả đời đã được mưa rừng gió núi làm thoáng đãng tâm hồn, không lẽ lại làm cái việc nhỏ nhặt là giấu diếm một chút mì chính ăn riêng. Không, thằng học giả nói láo, sách vở chữ nghĩa làm méo mó đầu óc nó rồi. Ông toán trưởng thường bảo bọn trí thức là bọn đáng ngờ nhất, nếu không được giáo dục đến nơi đến chốn, bọn nó không đáng bằng cục cứt. May cho tôi không phải trí thức, tôi chỉ là thằng thanh niên lêu lổng, mới rời ghế nhà trường phổ thông, đầu óc chưa bị tiêm nhiễm nặng nề nọc độc của chủ nghĩa cá nhân tư sản, bởi thế như ông nói, tôi rất dễ phấn đấu vươn lên. Chao ôi, quả thực ông đã lầm lẫn khi chọn tôi làm nòng cốt để bồi dưỡng, đào tạo, tôi chẳng báo cáo được gì cho ông về những câu chuyện tào lao bọn nó vẫn đấu láo mỗi khi vắng mặt ông chẳng góp ý giúp đỡ được đứa nào mỗi khi khổ cực quá, chúng nổi khùng lên chửi cha cả cuộc đời. Tôi cũng không tha thiết lắm những điều ông vẫn hứa hẹn: lên lương, đi học, chức quyền… các cái đó với tôi, cũng xa xỉ và xa xôi hão huyền như những món ăn đặc sản thằng học giả thết chúng tôi buổi tối hôm nào vậy.”
Trở lại với định nghĩa tung ra mà lý nói chưa hết nhẽ. Văn dài Đi Về Nơi Hoang Dã là Tiểu Thuyết Dịch Lý. Nói tiểu thuyết dịch lý là nói cái lý tàng ẩn của tiểu thuyết, cũng là nói cái cách mà tiểu thuyết bầy cho người đọc cách dịch chuyển, cũng như  Kinh Dịch là pho sách (kinh) dạy cho thiên hạ muôn năm cách dịch chuyển mà tương thích với cuộc sống mà thành tựu hai hạt cơ bản của đời người là sinh tồn và sinh lý. Với cái kết truyện (Khúc 3: hy vọng thiên đường: “Trong đêm cuối cùng trên đỉnh Hua ca, chúng tôi đốt một đống lửa, ngồi quây quần như những ngày trước.Không ai hé răng một lời. Tất cả đều ngồi thẫn thờ trước ngọn lửa đang bốc cao kéo những tàn đỏ đuổi nhau và mất hút trong bóng đêm. Mọi việc giữa bọn tôi rồi cũng qua đi như thế. Sáng mai sẽ xuống núi, sẽ nói với nàng Sao rằng suối thần trên đỉnh Hua Ca chỉ có trong huyền thoại, tuy nhiên, Không Vì Thế Con Người Không Thực Bụng yêu Nhau…”), Nhật Tuấn đã khẳng định sự cần thiết và nhất định phải dịch chuyển, thay đổi cách nghĩ và hành động của người đọc. Tuy anh không chỉ ra cách thay đổi, cách dịch chuyển cụ thể, vì anh tôn trọng thực tế, hoàn cảnh của từng chủ thể, nói cách khác anh tôn trọng tự do, nhân quyền. Và còn bởi, phẩm hạnh của văn chương là nhân văn, là tự do, là kích hoạt tư duy trừu tượng, tư duy chân lý của mỗi cá thể bạn đọc, của nhân quần, nhân loại. Một cái kết dịch lý.
Tôi xin kể vắn, câu chuyện dưới đây, thay cho thu hoạch cá nhân, sau khi đọc văn dài Đi Về Nơi Hoang Dã của Nhà văn Nhật Tuấn.
…Năm 1889, tức là cách nay hơn trăm năm, nhà chức trách và dân chúng Seattle, tiểu bang Washington, nước Mỹ, nhận ra một cách sâu sắc là thành phố Seattle của họ đã quy hoạch/ xây dựng/ phát triển một cách vô tổ chức, dẫn đến sai lầm là Seattle trở thành một thành phố xú uế tai hại. Quan và Dân Seattle  đã thống nhất đi đến một quyết định sửa sai, có một không hai trên thế giới, là đốt cháy toàn bộ Seattle cũ (The Great Fire Of 1889), nhấn mạnh, đốt cháy toàn bộ thành phố, và xây dựng lại Seattle đàng hoàng, to đẹp. Cả hai việc đốt cháy (đoạn tuyệt sai lầm) và xây dựng lại Seattle, người Seattle đều đã thực hiện thành công. Bằng chứng, bảo tàng dưới lòng đất (Underground đối chứng quá khứ với hiện tại) và Seattle hiện hữu là thành phố lớn, đẹp nhất của tiểu bang Washington và cũng là một trong không nhiều các thành phố hoành tráng, to đẹp, văn minh hàng đầu của nước Mỹ…
Trở lại với cái kết của Đi Về Nơi Hoang Dã.
“Sáng mai sẽ xuống núi, sẽ nói với nàng Sao rằng suối thần trên đỉnh Hua Ca chỉ có trong huyền thoại, tuy nhiên, Không Vì Thế Con Người Không Thực Bụng yêu Nhau”.
Xuống núi, đó là một quyết định đoạn tuyệt đường cùng, một đoạn tuyệt không thể khác. Sẽ nói với nàng Sao rằng suối thần trên đỉnh Hua ca chỉ có trong huyền thoại. Đó là sự thật, một lời nói thật, không thể dối trá hay lừa bịp bằng lời nói khác. Rồi sẽ lên đỉnh đồi nào, núi nào, sông, bể nào để tìm con suối thần có thực, đó là việc khác, chuyện khác, thuộc pháp dịch của mỗi người. Nhưng dù dịch thế nào chăng nữa, thì tự do và nhân quyền vẫn là điều thiết cốt của đời sống con người, bởi chúng ta không bao giờ nguôi quên niềm hy vọng: Con người thực bụng yêu nhau..Tuyệt vời thay Đi Về Nơi Hoang Dã, cuốn sách kêu gọi mọi người thực bụng yêu nhau…
NNB/ Seattle tháng 8.14





















__._,_.___

Posted by: Lucky Ride 

__._,_.___


Posted by: Lucky Ride <

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List