"Hãy lột mặt nạ chúng"
Photoshop do các bạn trẻ "chống cộng" ở Âu Châu làm tặng
Little Saigon ngày 2 tháng 4 năm 2017
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Hôm qua tôi có phổ biến bài "Bọn truyền thông, báo chí tại Little Saigon nói láo, gian xảo
vơi độc giả" http://chauxuannguyen.org/2017/04/02/bao-chi-csvn-bo-lao-bo-leu-800-to-cung-duoc-nhung-bao-chi-hai-ngoai-noi-sai-khong-ph-ai-lao-mot-chu-la-khong-chap-nhan-duoc-hoan-ho-anh-ngo-ky-vach-mat-bon-bo-lao-de-nh-ung-nhan-vat-nhu-dao-minh-q/,
và hôm nay tôi xin gởi đến quý vị lại bài "Đệ Tứ Quyền cao quý nhưng cũng lắm trách nhiệm" được tôi viết khá lâu rồi, và trang mạng Ba Cây
Trúc cũng từng đăng tải bài viết này qua Link http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=13651:-t-quyn-cao-quy-nhng-cng-lm-trach-nhim&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53.
Lý do tôi phổ biến lại bài viết này là vì trong này gói ghém tất
cả những gì tôi cần nói, tôi muốn nói cùng những nhà văn, nhà truyền thông, nhà
báo Việt ngữ tại Little Saigon nói riêng, và hải ngoại nói chung. Tôi hy vọng
là những người đang sống bằng nghề chữ nghĩa trong thời "a còng @"
này sẽ không làm cho khán thính giả, độc giả thất vọng mà phải thốt lên câu thơ
của cụ Tản Đà "Văn chương hạ giới rẻ như bèo."
Trân trọng,
Ngô Kỷ
Đệ Tứ Quyền cao quý nhưng cũng lắm trách nhiệm
- Ngô Kỷ
Tôi tìm đọc phần
“Biên Niên Sử” (Les Annales historiques) trong quyển sách “Lịch Sử Báo Chí Việt
Nam” ấn hành vào năm 1973, và được biên soạn bởi ông Huỳnh Văn Tòng, Tiến sĩ
Báo chí Sorbonne - Paris, Giáo sư Báo chí Viện Đại Học Vạn Hạnh và Đà Lạt, mà
trong đó ông có đề cập đến trách nhiệm người viết sử như sau:
“Dưới các triều
vua thường lập ra giám sử biên chuyên ghi chép các sử liệu. Ở Việt Nam , vào
các thời kỳ tự chủ, các vua chúa thường đặt ra các vị quan chuyên viết sử và
ghi chép tất cả những biến cố quan trọng xảy ra trong nước.
Một quan đại thần
là Lê Quí Đôn, đã xác nhận điểm này như sau: “Một phương pháp hay để viết sử là
các biến cố phải được ghi chép một cách đúng đắn và khách quan để cho độc giả
có thể hiểu những biến cố ấy như là chính họ trông thấy.” (ngưng trích)
Còn trong cuốn “Để
Trở Thành Nhà Văn” do nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1968, trong phần nói về
một số nguyên tắc có thể viết được một bài phê bình đứng đắn, tác giả Nguyễn
Duy Cần phân tích:
“Bài phê bình đứng
đắn, xứng đáng với danh từ tốt đẹp của nó, trước hết, phải có một giọng tao
nhã, dễ thương và hoạt bát.
Lễ độ là tinh túy
của văn minh, dù ở bất cứ trường hợp nào. Nhất là văn chương, theo cái nghĩa
của danh từ, thì trước hết phải là thanh lịch. Lời mà thô lỗ, cộc cằn, mất dạy
không còn phải là văn chương nữa. Joubert nói: “Một ít hiền lành nhã nhặn cũng
phải có, dù là trong bài phê bình công kích; nếu tuyệt nhiên thiếu nó, thì
không còn phải là văn chương nữa (…) Ở đâu không có sự thanh nhã gì cả, là
không có văn chương (…) Không phải muốn chửi mắng là chửi mắng, muốn bôi lọ là
bôi lọ, muốn xuyên tạc là xuyên tạc, muốn vu cáo là vu cáo cho hả cái lòng oán
ghét ganh tị của mình.” (ngưng
trích)
Đọc cuốn “Cuộc đời
viết văn làm báo TAM LANG - TÔI KÉO XE” của Thế Phong nói về nhà báo Vũ Đình
Chí bút hiệu Tam Lang sinh năm 1900, bước vào làng báo từ thuở báo giới Việt
Nam còn phôi thai, bước đi chập chững. Nhà báo Tam Lang thuyết trình với sinh
viên Văn Khoa về đề tài “Cuộc Đời Viết Văn Làm Báo” vào năm 1971, mà
lúc đó ông tuy đã 71 tuổi mà có tới 50 tuổi nghề làm văn, viết báo, có một đoạn
như sau:
“Tuy nhiên, định
giá trị của một người làm báo, nhất là nhật báo, người ta không thể chỉ căn cứ
vào học lực của người ấy, mà căn cứ vào lương tâm nghề nghiệp (conscience
professionnelle) mới là điều tối cần.
Có
học mà viết báo, nói dỡ thành hay, hay thành dỡ, đen ra trắng, trắng ra đen,
thì vẫn đáng khinh không bằng người thất học mà vẫn đáng kính, đáng trọng vì
biết kính trọng sự thật, khi cầm bút viết cho công lợi công ích. (…)
Hầu hết người làm
văn, viết báo dù là báo thông tin, báo nghị luận, hay báo trào phúng; đều ôm ấp
một hoài bão, một lý tưởng: cải tạo xã hội với một cuộc cách mạng bằng giấy
bút, đả phá mọi áp bức, bất công. (…)
Văn hào Victor
Hugo, một nhà văn, nhà báo trứ danh của Pháp, đã từng tham dự cuộc cách mạng
khắc diệt bạo quyền, bằng những bài báo hiệu triệu toàn dân vùng lên, đã từng
viết: On ne peut faire la
Révolution avec une mauvaise littérature. (Người ta không thể làm một cuộc cách
mạng với thứ văn chương bá láp)
Nghề báo, do tinh
thần cầu tiến của người viết đã được nâng cao từ địa vị thấp kém: nhặt tin chó
chết lên địa vị cao cấp, đệ tứ quyền. (…)
Người làm báo,
muốn đạt được thiên chức của mình, trước hết phải biết nói sự thật, dám nói sự
thật để thực hiện cái quyền thứ tư mà dân chúng đã trao cho và tín nhiệm.
Họ chỉ đáng quý,
đáng trọng khi phụng sự được sự thật trong tinh thần tự do, bác ái, công bằng
Ngược lại, họ sẽ
thành bẩn thỉu, tai hại nếu họ chỉ gieo rắc những sai lầm, những xuyên tạc do
đó, gây ra trong xã hội sự rối loạn, hoang mang, tờ báo nếu người làm báo biết
sử dụng nó đúng mức, thì đó là một lợi khí cải tạo xã hội có sức mạnh vạn năng.
Người không biết
dùng nó phải đường, thì đó là con dao nhọn đâm ngay chính mình trước nhất.” (ngưng
trích)
Phần trích dẫn
trên gồm cả kim lẫn cổ, tôi muốn chứng minh rằng chính những vị “sư huynh, sư
phụ, sư tổ” báo chí này nói lên cái trách nhiệm, tư cách, đạo đức của báo chí
là phải tôn trọng sự thật, trung thực, minh bạch và công bằng. Phần
trên là ý kiến của các sử gia, nhà văn, nhà báo Việt Nam, Pháp quốc, còn các
nhà báo Mỹ thì quan niệm ra sao? Mời quý vị đọc tiếp phần dưới đây:
Trong quyển sách
gối đầu giường của nhà báo là “The Professional Journalist” tức Ký Giả
Chuyên Nghiệp do ông John Hohenberg, Giáo sư Báo chí học tại Viện Đại Học
Columbia viết, trong chương 4, phần “Sử Dụng Ngôn Ngữ”, ông viết mở đầu như sau:
“Không
thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ
ở đây phải chuyển được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu
càng tốt. Cũng không hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng
phải cao bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu
không báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng.”
Và trong đề tài “Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp hay Những Giáo Điều
Của Làng Báo” thì Hiệp Hội các
Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Editors) đã đưa ra như sau:
“Nhiệm
vụ đầu tiên của báo chí là truyền đạt tin tức cho nhân loại về những cái gì mà
con người làm, cảm thấy và nghĩ đến. Do đó, báo chí đòi hỏi những người hành
nghề (practitioners) phải có một trình độ hiểu biết, kiến văn và kinh nghiệm
sâu rộng nhất cũng như những khả năng do thiên phú hoặc do huấn luyện về quan
sát và suy luận. Thêm vào tư cách là một biên niên ký, báo chí có những nghĩa
vụ (obligations) không thể tách rời được là giáo huấn và dẫn giải/
Muốn làm tròn
nhiệm vụ, phải có một số tiêu chuẩn hành nghề và đó cũng là những ước nguyện
của báo chí Hoa Kỳ. Những giáo điều (canons) đó đã được đặt ra như sau:
I
Trách nhiệm. Quyền của
một tờ báo để lôi cuốn và duy trì độc giả không thể bị hạn chế vì bất cứ lý do
nào ngoài lý do phúc lợi công cộng. Việc sử dụng một tờ báo để gây sự chú ý của
công chúng cũng phải dùng để định rõ ý thức trách nhiệm mà mỗi nhân viên trong
tòa soạn đều phải chia xẻ gánh vác. Một ký giả dùng quyền lực của mình cho lợi
riêng hoặc nói một cách khác cho mục tiêu thấp hèn thì không xứng đáng với một
kỳ vọng cao cả nào.
II
Tự do báo chí. Tự do báo
chí được coi như là một quyền sống còn của nhân loại. Đó là quyền không thể
chối cãi được về việc thảo luận bất cứ cái gì không bị luật pháp cấm chỉ minh
bạch, kể cả sự thận trọng của bất cứ điều lệ hạn chế nào.
III
Độc lập. Không
bị gò bó bởi bất cứ sự ràng buộc nào trừ lòng trung thành với lợi
ích công cộng là điều thiết yếu.
1) Ủng hộ bất cứ
quyền lợi riêng tư nào ngược lại với phúc lợi chung dù với bất cứ lý do nào đều
không tương hợp với nền báo chí liêm chính. Những cái gọi là truyền đạt tin tức
từ các nguồn tin riêng tư không được phổ biến nếu không công bố nguồn tin hoặc
không chứng minh được là có giá trị của tin tức, cả về hình thức lẫn nội dung.
2) Óc bè phái,
trong bài bình luận xa rời sự thật một cách rõ ràng, làm tổn thương cho tinh
thần cao cả của nền báo chí Hoa Kỳ; trong tin tức, nó làm hại cho nguyên
tắc căn bản của nghề nghiệp.
IV
Thành thật, sự thật, chính xác. Giữ tín
nhiệm với độc giả là nền tảng của tất cả các ngành báo chí xứng đáng với danh
nghĩa đó.
1) Qua mọi khía
cạnh của sự tín nhiệm, một tờ báo bắt buộc phải nói lên sự thật. Nó không thể
nào được tha thứ vì thiếu sự đầy đủ hoặc thiếu chính xác trong phạm vi kiểm
soát của nó, hoặc thất bại trong việc thực thi những đức tính đó.
2) Những đề mục
(tít) phải được hoàn toàn bảo đảm bởi nội dung của những bài báo mà chúng chế
ngự.
V
Vô tư. Cách
thức làm việc chắc chắn cho thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa tường thuật tin
tức và bày tỏ ý kiến. Tường thuật tin tức phải không bị gò bó bởi ý kiến hoặc
bất cứ sự thiên lệch nào.
Qui tắc này không
nên đem áp dụng cho cái gọi là bài đặc biệt chỉ dùng để biện minh hoặc có chữ
ký cho phép có những kết luận hoặc dẫn giải của người viết.
Công bình Một tờ báo
không được đăng những lời buộc tội không chính thức làm hại danh giá và đạo đức
mà không cho bị cáo có cơ hội bào chữa; cách thức làm việc đứng đắn đòi hỏi
phải cho có cơ hội như vậy trong tất cả trường hợp tố cáo nghiêm trọng ngoài
những biên bản của tư pháp.
1) Một tờ báo
không được xâm phạm những quyền riêng tư hoặc những cảm nghĩ (của con người)
nếu không chắc chắn trong việc phân biệt quyền của công chúng với sự hiếu kỳ
của công chúng.
2) Đặc quyền cũng
như bổn phận của một tờ báo là phải sửa chữa ngay và đầy đủ những lỗi lầm về sự
kiện và ý kiến của báo đó bất cứ phát xuất từ đâu.
Đứng đắn. Một tờ báo
không thể tránh khỏi tội thiếu thành thật nếu trong khi đề cao tinh thần nghề
nghiệp lại đi cung cấp những yếu tố có tính cách kích thích để làm căn bản cho
cách thức cư xử như đã thấy những chi tiết về tội ác và tật xấu; phổ biến những
điều như vậy rõ ràng không có gì cho ích lợi chung. Vì thiếu uy quyền để bắt
buộc thi hành những giáo điều của mình, báo chí có đại diện ở đây chỉ có thể
bày tỏ hy vọng rằng sự phó mặc cố ý cho những bản năng xấu xa sẽ bị công chúng
không tán thành hoặc bị đồng nghiệp kết án…” (ngưng trích)
Đề cập về vấn đề
người làm báo viết quá trớn sẽ bị mang tội “phỉ báng”, sách viết:
“Theo định nghĩa
của Tiểu Bang New York về phỉ báng (Khoản 1340, Hình Luật Tiểu Bang N.Y.) là
một trong những định nghĩa rộng rãi nhất và hữu dụng nhất ở Hoa Kỳ:
“Một xuất bản phẩm
có ác ý được viết ra, in ra, bằng hình ảnh, hình khắc, dấu hiệu hoặc cái gì
khác hơn là lời nói, làm cho một người còn sống hoặc vong linh của một người
quá cố bị ghét bỏ, khinh miệt, chê cười, ô nhục, hoặc xuất bản phẩm đó gây ra
hoặc có ý làm cho bất cứ người nào bị xa lánh hoặc ghét bỏ, hoặc nữa có khuynh
hướng mạ lỵ người nào, đoàn thể nào hiệp hội nào, trong công việc hoặc trong
chức vụ của người ấy, của đoàn thể ấy và hiệp hội ấy, là phỉ báng…” (ngưng
trích)
Những nguyên tắc
và tiêu chuẩn mà Hiệp Hội Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ nêu ở trên, được coi như là
kim chỉ nam cho nghề báo. Chính A. Vincent
đã đặt nặng trách nhiệm và giá trị của ngòi bút: “Hãy cân 3 lần lời
bạn nói và 7 lần điều bạn viết”.
Trong thời kỳ
thông tin đại chúng bủng nổ này, internet đến mọi nhà, công chúng có đủ phương
tiện để nắm bắt mọi tin tức một cách mau chóng, cập nhật và đầy đủ. Người Việt
đang sống tại hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ dân trí rất cao, nên họ đủ sáng suốt
để tự nhận định và đưa ra quan điểm về một sự kiện hay tin tức nào, chứ không
phải sống trong một chế độ cộng sản độc tài mà tin tức bị bưng bít, một chiều
như ở Việt Nam.
Bổn phận của
truyền thông, báo chí là thông tin, chứ không phải để đóng vai trò tuyên truyền
hay áp đặt quan điểm mình lên trên độc giả được, truyền thông báo chí cần phải
tường thuật sự thật. John Heywood có nói: "Một người có
thể dắt một con ngựa đến nơi có nước, nhưng không bắt con ngựa ấy uống nước
được, khi nó không muốn."
Ngô Kỷ
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment