---------- Forwarded message ----------
From: 'H.N.N.'
Date: Fri, Mar 31, 2017 at 11:09 PM
Subject: Fw: Fwd: CHUYỆN THẰNG HỦI VÀ HŨ MẮM NGẤU
From: 'H.N.N.'
Date: Fri, Mar 31, 2017 at 11:09 PM
Subject: Fw: Fwd: CHUYỆN THẰNG HỦI VÀ HŨ MẮM NGẤU
THẰNG
HỦI VÀ HŨ MẮM NGẤU
Chuyện
ông Kỳ và... năm chục triệu đô-la cua VC
Sau
cuộc đảo chánh quân sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963, một số tướng
tá bắt đầu xuất hiện trên sân khấu chính trị miền Nam Việt Nam, và lên như diều
gặp gió, trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ
Nguyễn
Cao Kỳ được lên tướng, làm Tư lệnh Không Quân, lái máy bay đi oanh tạc miền
Bắc, rồi làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, lập “pháp trường cát” trước
Chợ Bến Thành “bắn bỏ” gian thương Tạ Vinh, hô hào Bắc tiến và thường tuyên bố
những câu nẩy lửa, “thẳng ruột ngựa”. Ông được dân miền Nam ái mộ, được đồng
minh Mỹ ưa thích, và bị Thổng thống Pháp Charles de Gaulle ganh ghét hỏi xỏ:
“Qui est Ky?” (Kỳ là ai? Hay: Kỳ là thằng nào?) Kỳ đáp: “Kỳ là thằng có vợ đẹp hơn
vợ De Gaulle!”
Khi
nền Đệ Nhị Cộng Hòa được thành lập tại miền Nam VN, ông Kỳ đắc cử phó tổng
thống trong liên danh với Tướng Nguyễn Văn Thiệu. Đây là tột đỉnh danh vọng của
Nguyễn Cao Kỳ nhưng cũng từ đó ông chẳng có việc gì để làm. Ông được TT Nguyễn
Văn Thiệu cho ngồi chơi xơi nước cho tới hết nhiệm kỳ, và là ông “tướng… không
quân” đúng nghĩa.
Đầu năm 1975, Cộng sản Hà-nội xé bỏ Hiệp Định Paris, mở chiến dịch
tổng tấn công thôn tính miền Nam. Trong lúc miền Trung “di tản chiến thuật”
giữa cơn hỗn loạn, và Sài-Gòn bắt đầu tìm đường ra đi, ông Nguyễn Cao Kỳ từ nơi
ở ẩn tại Khánh Dương, Nha Trang, tuyên bố sẽ rút về Vùng 4 tử thủ, nhất định
không chạy theo Mỹ. Nhưng rồi ông Kỳ cũng bay sang Mỹ trước khi “giải phóng” mang dép râu tiến vào Sài-Gòn.
Dân miền Nam ở lại vẫn còn mê Tướng Kỳ và tin tướng Kỳ, không ngớt truyền tai nhau “quân ông Kỳ” đánh chỗ này, xuất hiện chỗ kia... Trong
khi đó ông Kỳ ở Mỹ, giải thích lý do không thể thi hành kế hoạch “rút quân về
Vùng 4 tử thủ”: Mỹ không đồng ý.
Ở California, năm 1983 vợ chồng ông
Nguyễn Cao Kỳ khai phá sản, trong đó có món nợ 20,000 đô-la của sòng bài Caesar
ở Las Vegas. Mặc dù được các cựu Không quân thương mến và tận tình giúp đỡ,
chuyện làm ăn của ông Kỳ không bao giờ khấm khá. Trong giới Không quân có những
tiếng than phiền về nhiều việc làm lôi thôi của ông tướng đàn anh. Cuối
cùng là tin đồn “động trời” ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ về Việt Nam “hòa hợp hòa giải”
với Việt Cộng.
Năm 2004 ông Kỳ về Việt Nam, và đã làm những
gì VC muốn ông làm, kể cả lăng mạ các cộng đồng người Việt tị nạn đã hội nhập
thành công trên quê hương mới và vẫn giữ vững “lằn ranh Quốc/Cộng”.
Việc một người từng làm thủ tướng,
và phó tổng thống của chế độ Cộng Hòa tại miền Nam “trở cờ” là một đòn đau cho
cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại. Ông Kỳ đã bị nhiều người đả kích, và
nặng lời mạt sát, trong đó có cả những cựu chiến hữu của ông.
Cho đến khi ông Kỳ qua đời đột ngột
tại Kuala Lumpur, Malaysia, năm 2011, tang lễ cũng đã gặp những trắc trở, điều
tiếng không hay. Và nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết vì lý do gì đã
khiến ông Kỳ “trở cờ” đột ngột.
Mới đây, một phần trong tập Hồi Ký của Trịnh
Xuân Thanh nói về vụ “trở cờ” của Nguyễn Cao Kỳ được phổ biến rộng rãi trên
mạng điện tử đã hâm nóng lại câu chuyện cũ, trong đó có đoạn kể chi tiết ông Kỳ
đã nhận về Việt Nam theo Việt Cộng “với cái giá 50 triệu đô-la”.
Sự thật có phải như vậy không, và Trịnh Xuân
Thanh là ai?
Đây là tiểu sử Trịnh Xuân Thanh trong Wikipedia: Trịnh Xuân
Thanh (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1966 tại Hà Nội) là tỉnh ủy viên (2015-2020), nguyên Phó
Chủ tịch phụ trách công nghiệp - thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Ông đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam
khóa XIV được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành
người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang.
Năm 2016, ông Thanh bị Hội đồng
bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong buổi họp thứ 4 và thứ 5 dưới sự
chủ trì của Trần Quốc Vượng, Uỷ viên
Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương theo
chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cho
là có nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Ngày 6 tháng 9 năm 2016, ông Thanh đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến
báo Thanh niên và blog Người Buôn Gió với lý do
ra khỏi Đảng là "không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư",
còn bản thân ông đã trốn đi đâu không rõ
Ngày 16 tháng 9
năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can
đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám
xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra
Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
(ngưng trích)
Theo tin giờ chót, Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra
ngoại quốc và Cộng sản Hà-Nội đã nhờ Cảnh sát Quốc Tế (Interpol) truy nã và bắt
giữ nhưng cho đến khi bài này được viết chưa có tên Trịnh Xuân Thanh trên danh
sách “WANTED” của Interpol.
Mặt khác, ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, một cựu Không Quân rất thân
cận với Tướng Kỳ, đã phổ biến một bức thư đề ngày 9.32017, bác bỏ câu chuyện 50
triệu đô-la:
Nhiều người thắc mắc về chuyến đi Việt Nam vào
đầu năm 2004 của Tướng Kỳ. Tôi đã trả lời trên mặt báo nhiều lần rồi. Đây là một
trích đoạn tôi viết cho nhà văn Phan Nhật Nam vào năm 2015.
"Cuối
năm 2003, Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ California bay sang Houston, gặp một số anh em
Không Quân để cho biết rằng có ông Thứ trưởng Ngoại giao Việt Cộng, Nguyễn Đình
Bin, mời ông về nước để giải thích cho thành phần bảo thủ trong Đảng hiểu rõ
hơn về người Mỹ, dù đã có quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vẫn không tin người
Mỹ. Tôi khuyên ông Tướng không nên tin vào thiện chí của Việt Cộng. Chẳng qua,
chúng mời ông về vì biết ông là người Chống Cộng quyết liệt, thì nay chúng mời
ông về là vì chúng muốn chứng tỏ với thế giới, đặc biệt đối vơi Hoa Kỳ, rằng
chúng đã cởi mở, sẵn sàng bắt tay kẻ cựu thù. Trước đây, đi nói chuyện ở các
Đại học Hoa Kỳ, ông đề nghị Hoa Kỳ phải trở lại Việt Nam vì ông biết trước ý đồ
của thằng Tàu luôn luôn mang tham vọng bành trướng thì Việt Nam không thể tránh
khỏi trở thành Giao Chỉ Quận một lần nữa. Tôi hỏi ông Tướng còn nhớ Nghị sĩ
Phạm Nam Sách đã viết báo miệt thị ông là “Chó Nhảy Bàn Độc”? Ông mới chỉ đưa
sáng kiến thì đã bị người ta quy cho ông cái tội hòa giải hòa hợp với Việt
Cộng. Nay ông đích thân về nước, thì chắc chắn ông sẽ bị bọn Việt Tân có cớ để
trả đũa ông, vì trước đây ông đã mạt sát bọn làm Kháng chiến giả hiệu là một lũ
ăn cắp. Tôi không muốn thanh danh của ông bị cái bọn đầu đường xó chợ chà đạp,
bêu riếu.
Tướng
Kỳ đáp: “Tôi biết anh có lòng quý mến tôi. Anh không muốn tôi bị “lũ hủi” (chữ
ông Kỳ thường dùng để chỉ cái đám Việt Tân) bôi nhọ. Nhưng theo như tôi biết,
anh là đảng viên trong Đảng Cách Mạng của Cụ Hà Thúc Ký. Anh chấp nhận đi làm
cách mạng là chấp nhận hy sinh, thân còn chả tiếc thì tiếc chi danh? Với quan
niệm của tôi, người đi làm cách mạng còn giá trị hơn cả người đi tu nữa. Bởi vì
đi tu thì có ngày lên chức Giám Mục, Hồng Y hay Thượng Tọa, Hòa Thượng. Còn đi
làm cách mạng, tức là chấp nhận làm chiến sĩ vô danh, chẳng được ai cúng dường.
Hơn nữa anh là phi công VNCH, đã từng thề một lòng vượt trên lưng gió quyết
chiến đấu và thề ra đi không thèm ai tìm xác rơi, mà nay anh khuyên tôi như
thế, tức là anh từ bỏ Lý Tưởng rồi sao? Về vấn đề cộng sản thật lòng muốn tôi
về nước hay họ chỉ lợi dụng mời tôi về để tuyên truyền chủ trương hòa giải hòa
hợp của họ, thì hãy chờ xem rồi sẽ tính sau. Nhưng tôi hỏi anh, có con bệnh nào
đang hấp hối mà nằm đó chờ chết hay là đi tìm thầy thuốc để chữa bệnh? Họ đã
thú nhận họ đang mắc chứng bệnh nội xâm, tức là bệnh tham nhũng hoành hành. Tôi
hỏi anh, ngoài tôi ra, ai là người xứng đáng hơn để chỉ cho họ cách bài trừ
tham nhũng? Chắc anh còn nhớ tôi đã xử tử Tạ Vinh? Anh hãy nói cho anh em Không
Quân hiểu Hòa Giải Hòa Hợp chỉ có kẻ thắng trận làm được; chứ kẻ thua trận như
anh, như tôi thì lấy tư cách gì để hòa giải hòa hợp? Như trong cuộc nội chiến
Hoa Kỳ, ông Tướng thắng trận hòa giải với ông Tướng thua trận. Anh hiểu không?
Người nào dốt hoặc có ác ý mới chửi tôi đi hòa giải hòa hợp với Việt Cộng. Tôi
sẽ nói với nhà cầm quyền cộng sản, khi đánh nhau với Miền Nam, họ tìm cách chia
rẽ, phân hóa Miền Nam là để chiến thắng. Nay họ đã ở cương vị cầm quyền cả nước
thì họ phải đoàn kết dân tộc để có sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc, như khi tôi cầm
quyền thì tôi đã hòa giải với Fulro.
Từ khi tham gia đoàn thể cách mạng, chưa ai nói
với tôi người đi làm cách mạng có giá trị hơn người đi tu. Thế mới biết cô
Oriana Fallaci, ký giả người Ý thân Cộng, nhận xét về Tướng Kỳ rất đúng bằng câu
kết luận sau cuộc phỏng vấn Tướng Kỳ vào năm 1967: “Nguyễn Cao Kỳ đáng... là lãnh tụ
của một vùng đất thiếu lãnh tụ một cách đau đớn. Qúy vị sẽ nhận thấy điều đó
khi ngỡ ngàng lắng nghe ông ta khoảng hơn 10 phút. Tướng Kỳ không phải là một
anh chàng ngố, ông ta có điều muốn nói, và ông nói huỵch toẹt mà không sợ vạ
miệng”. Do cơ may, vì tôi có anh Đặng văn Châu – như Nam đã biết – là người
giao thiệp rộng, từng là bạn hữu của nhiều nhân vật lãnh đạo chính trị hay
Tướng lĩnh, nên tôi cũng có cơ hội tiếp xúc với nhiều vị. Tôi nhận thấy ông Kỳ
tuy không có bằng cấp cao, nhưng ông là người có viễn kiến nhìn xa hơn các
chính khách, các Tướng lĩnh và dám làm điều gì mà ông nhận thấy đúng cho Đất
Nước, bất chấp thị phi của thiên hạ.
Ông Kỳ nói: “Nếu tất cả ba triệu người tị nạn
Việt Nam khắp thế giới đoàn
kết với nhau, cũng không đủ sức mạnh lật đổ bọn cầm quyền cộng sản. Huống chi
đảng phái thì chia rẽ, một ông Tướng lập Mặt Trận cứu nước thì lừa đảo, lấy
tiền bỏ túi cho anh em dòng họ. Còn các ông Tướng khác không nằm im, thì chui
vào Chính phủ lưu vong Nguyễn Hữu Chánh. Biểu tình Chống Cộng để biểu dương
tinh thần thì OK, nhưng anh có tin rằng Chống Cộng kiểu đó thì có thể thay đổi
Đất Nước được không? Tôi về nước để khuyên bọn cầm quyền hãy đi với Mỹ, thay
đổi đường lối cai trị mà nếu chúng nghe theo thì ích cho dân cho nước, còn hơn
là không làm gì?” Tôi nhận thấy lập luận của Tướng Kỳ là đúng, bởi vì tôi biết
ông hết lòng với Đất Nước; chứ không phải là loại chính trị gia xôi thịt, đón
gió trở cờ. Tướng Kỳ đề nghị Hoa Kỳ phải “xoay trục” về Châu Á từ thế kỷ trước,
nay chính sách của Mỹ mới thi hành! Có phải đúng là Tướng Kỳ có viễn kiến nhìn
xa trông rộng không?
Về số tiền 50 triệu đô là do tên cộng sản Trịnh
Xuân Thanh tiết lộ là không đúng sự thật. Sự thật là thế này: Khi Phạm
Thế Duyệt đưa Tướng Kỳ ra đảo Tuần Châu để khoe với Tướng Kỳ về sự phát triển
của Đất Nước thì có một nhân vật tên là Đào Hồng Tuyển, người thực hiện dự án
Tuần Châu, có tặng cho Tướng Kỳ một tấm ngân phiếu trị giá 50 triệu đồng bạc Việt
Cộng (chứ không phải Đô La). Tướng Kỳ liền trao tấm ngân phiếu đó cho ông
Nguyễn Tô, người tháp tùng trong chuyến đi Tuần Châu với Tướng Kỳ để tặng cho
trường Chu văn An.
Ông Nguyễn Tô là người bạn học của Tướng Kỳ tại
trường Chu văn An thuở thiếu thời ở Hà Nội. Hành động của Tướng Kỳ đã khiến cho
Phạm Thế Duyệt (Ủy viên Bộ Chính Trị) rất đỗi ngạc nhiên, vì sự hào phóng của
Tướng Kỳ đối với Trường cũ.
Một nửa sự thật không phải là SỰ THẬT. Nửa sự
thật đó là có sự kiện Đào Hồng Tuyển tặng tấm chi phiếu 50 triệu tiền Việt Cộng;
chứ không phải 50 triệu đô la.
Nếu Thiếu tướng Kỳ mà có 50 triệu đô la thì
không đời nào ông giữ lấy một mình, bởi vì thế nào ông cũng chia cho con cái hoặc
những anh em gần gũi ông Tướng. Con cái Tướng Kỳ chẳng có đồng nào. (ngưng
trích)
Qua sự trình bày trên đây của ông Đặng Văn Âu
thì việc ông Kỳ về VN hợp tác với Việt Cộng có ý nghĩa cao đẹp chứ
không phải vì tiền. Ông đi làm “cách mạng” để thay đổi thời cuộc và phục vụ đất
nước. Ông khuyên bọn cầm quyền VC nên đi với Mỹ, và bảo các nhà lãnh đạo Mỹ nên
“chuyển trục” về Á Châu, và người Mỹ đã nghe lời, tuy có hơi trễ. Ông tự cho mình
là người có lý tưởng, có “viễn kiến”, và cao cả hơn những nhà tu (!?).
Đúng là kiểu phát ngôn bốc
đồng của ông “Kỳ Râu” thời huy hoàng xa xưa ngắn ngủi của ông và đã bị ông Phạm
Nam Sách nặng lời phê phán. Qua những
phát ngôn bốc đồng của ông Nguyễn Cao Kỳ, người ta chỉ thấy ông không hiểu lý tưởng là gì, không hiểu
cách mạng là gì, không hiểu kẻ thù Việt cộng mà cũng không hiểu người bạn Mỹ
của ông.
Ông
Nguyễn Cao Kỳ đã so sánh cuộc chiến tranh Quốc/Cộng tại Việt Nam giữa Thế kỷ 20
với cuộc Nội chiến tại Hoa Kỳ trước đó một thế kỷ, trong khi hai cuộc chiến
hoàn toàn khác nhau về bản chất lẫn nguyên do, mà sau nửa cuộc đời sống trong
binh lửa, đau thương, và có lúc đã đóng vai trò lãnh đạo ở miền Nam VN, ông Kỳ
không thể không biết, nếu là một người sáng suốt.
Năm
mươi triệu đô-la Mỹ hay 50 triệu tiền Hồ thì cũng không làm thay đổi giá trị
thật của con người Nguyễn Cao Kỳ.
Ký Thiệt
Đi làm "cách mạng" hay quy hàng lần thứ hai?
__._,_.___
No comments:
Post a Comment