xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Wednesday, 26 April 2017

VÀI DÒNG VỀ MỘT BÀI THƠ THỜI SỰ NẶNG TÍNH TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC


VÀI DÒNG VỀ MỘT BÀI THƠ THỜI SỰ

NẶNG TÍNH TUYÊN TRUYỀN  XUYÊN TẠC



Gởi nhóm Nguyễn Quỳnh Trâm



Tôi mới thấy bài thơ này lần đầu tiên hôm 16/4/2017. Chỉ đọc lướt qua mấy câu là quá đủ để kết luận về tư tưởng của tác giả bài thơ. Nếu tác giả là VC tôi không ngạc nhiên. Nhưng là Trần Trung Đạo thì sự ngạc nhiên đi theo một hướng khác. Hướng về một kẻ ngoại cuộc, sống giữa trào lưu phản chiến không thiện cảm người lính Việt Nam Cộng Hòa nên bài thơ có những lời lẽ hạ nhục người lính cũng là chuyện tất nhiên.

Sự tất nhiên này bắt nguồn từ  phong trào  những người lính viết lên sự thực về cuộc chiến họ đã trải ngiệm. Những sáng tác loại non – fiction không có gì đáng trách trái lại nó giúp cho thế hệ sau hiểu rõ hơn về giai đoạn mù quáng của dân tộc Việt Nam khi sự thực được miêu tả đủ và đúng ở tất cả các góc độ. Vì người lính vốn chỉ là một “human being” với tất cả những bản năng của một con người.

Tuy vậy sự hiện diện của trào lưu này trở thành một khối ung thư trong lĩnh vực văn chương hải ngoại khi những người lính cầm bút đi quá đà trong hư cấu về sự hèn nhát của bản thân, sự tàn ác của thuộc cấp họ khi ra trận. Những bài viết như vậy đã được bọn cơ hội dùng làm bàn đạp để tiến những bước xa hơn nhằm tạo ra hình ảnh méo mó về những người lính Việt Nam Cộng Hòa.

Trước đây bọn truyền thông phản chiến, thiên tả ở Mỹ đã khai thác tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Eddie Adam chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tại chỗ một tên “khủng bố cộng sản” vì tên này đã dùng cái chết của trẻ thơ để uy hiếp người cha phải tuân lệnh hắn. Lấy trẻ thơ làm lá chắn để chiến đấu, chạy trốn. Tên này đã sát hại  toàn gia một trung tá VNCH từ già chí trẻ, từ ông bà đến cháu chắt. Tấm ảnh chỉ nói lên một phần nhỏ sự thật đã tạo ra một dư luận hết sức tai hại cho chính nghĩa của VNCH và cá nhân tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Trên nước Mỹ khi một số người lính vụng về hay hèn hạ xu thời viết về quá khứ đã giúp cho những tên phản chiến hai mang trong những phong trào hòa bình, hòa giải hòa hợp, phản chiến thiên cộng, theo cộng trước đây có dữ kiện để xuyên tạc sự thật ngấm ngầm đâm những nhát lưỡi lê chí tử vào chính nghĩa quốc gia.

Bọn hai mang này đã lộ diện  vào ngày 30 -4-1975 khi chúng tụ tập thành đội ngũ ở đại học Vạn Hạnh trống rong, cờ vẫy, miệng hoan hô cách mạng đả đảo ngụy quyền tay sai, “hồ hởi, phấn khởi, hí ha, hí hửng” rước bộ đội cộng sản vào Sài Gòn với niềm hy vọng nối vòng tay lớn để củng chia xẻ chiến lợi phẩm từ những cuộc cướp bóc, vơ vét lớn nhất lịch sử Việt Nam núp dưới chiêu bài cải tạo công thương với ngụy ngữ “quốc hữu hóa”.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn, sau vài năm ăn bốc, đi đất, đào mương thủy lợi, phá rừng trồng củ mì đọc thơ  Hoàng Trung Thông  viết “bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, nghe kinh Mao Xếnh Xáng tụng “trí thức không bằng cục cứt”, là bọn này lại trở cờ“quyết tâm chống đói, đổi mạng lấy cơm” đồng ca bài “một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá”bỏ bác lại để chuồn. 
Những người hùng đường phố một thời đuổi Mỹ, chống  Ngụy”  hô hào “Yankee Go Home” nay lại liều mạng vượt biển để được“rúc vào đít Mỹ”.

Nhưng bản chất phản phúc, tráo trở của bọn này không đổi; chỉ vừa kiếm đủ miếng cơm manh áo độ nhật là chúng lại khởi diễn trò “hòa giải, hòa hợp” trong đó không thể không vạch mặt chỉ tên Nhật Tiến người nêu gương luồn cúi Việt Cộng kéo theo một mớ những nhà thơ, nhà văng (có G) mất liêm sỉ khác (xin miễn nêu tên vì phải dành chỗ cho người viết minh diễn tư tưởng) kéo cờ trắng làm những chuyến “cẩm y hồi hương” phản phúc.

Đặc biệt bọn làm “văn chương đầu hàng” này rất chăm chỉ viết văn, làm thơ dù văn chương thi phú của chúng thuộc vào dạng nên trở về làng cũ học cày cho xong“ nhưng nghĩ kỹ những kẻ hèn nhát kinh niên biết làm gì hơn ngoài chuyện a dua, kết bầy đàn để dựa lưng nhau kiếm chút  hư danh.

Bầy đàn này rủ rê , lôi kéo nhau về Việt Nam tranh giành trinh tiết của những cô gái quê nghèo khổ, dày vò thân xác của con cháu những người thuộc diện “ngụy quân, ngụy quyền còn kẹt lại”, lạy lục Việt Cộng để được in sách như Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Gíac v.v. muốn đạt được mục đích trên không gì hơn là tranh tài bắn thẳng vào cái bia “ngụy quân, ngụy quyền” và khai thác tận tình những nhà văn(G) có nguồn gốc quân đội VNCH.

Bài thơ của Người Lính Gía Vừa Chết Đêm Qua là một sản phẩm của trào lưu nói trên.
Người đọc không cần biết  đến thời gian, hoàn cảnh, xuất xứ nhân vật và sự việc TrầnTrung Đạo lấy làm nguyên nhân nền tảng cho bài thơ ra đời. Chúng ta chỉ cần đọc phớt qua là hiểu ngay Trần Trung Đạo muốn nói gì về đối tượng gợi hứng cho cậu ta.

Khi một bài thơ đã có những câu, những chữ dẫn đến bị phê bình và chỉ trích tất nhiên bài thơ đó có vấn đề trong ý tưởng và việc vận dụng chữ nghĩa, thủ pháp văn chương cấu tứ .v.v.
Nổi tiếng hay vô danh tiểu tốt không phải nguyên nhân để bị phê bình, chỉ trích như một nhà thơ kiêm nhà văn gốc lính có tên là Quan Dương đưa ra tranh cãi với một phụ nữ.

Vấn đề đặt ra ở đây là ĐÚNG hay SAI.

Nếu người phê bình nói đúng, phân tích đúng, viết đúng coi như bài thơ đi toong nhưng không có nghĩa là sự nghiệp văn chương của nhà thơ đó đã hoàn toàn chấm dứt. Đời thơ có thể chỉ cần một bài là đủ đi vào văn học  sử.
Ngược lại một bài thơ hỏng không đánh sập được toàn bộ các tác phẩm của người bị phê phán tuy nhiên người đọc dựa trên những ý kiến phê  phán  sẽ căn cứ theo nhận thức, sự phục thiện, tinh thần tôn trọng sự thật của văn thi nhân đó để đánh giá tài năng, nhân cách của tác giả. Nhưng trường hợp khả năng thực tài chỉ “nhiêu đó” kèm theo biểu hiện một nhân cách tầm thường hèn kém thì dẫu có chút hư danh cũng sẽ tiêu tan.

Lập luận của Quan Dương trong đoạn đối thoại này quá dở hơi nếu không muốn nói là bất bình thường.

Phật là bậc đại hiền triết, hơn hai nghìn năm trăm năm các môn đệ tín đồ của ông đã hiệu đính, tu  sửa lời nói của ông thành chân ngôn mà vẫn còn bị hàng tỷ người phê phán, chỉ trích, chửi bới..

Jesus giáo chủ của một tôn giáo lớn nhưng vẫn bị phần nhân loại không thờ ông ta khinh bỉ xem thường

Cuốn Bible hơn một phần ba nhân loại coi đó là kinh nhưng phần còn lại xem đó là dâm thư, sách viết về những chuyện vô luân, phản đạo đức, vô nhân đạo cấm đưa vào trường học thì thử hỏi một anh làm thơ chưa sạch nước cản, chưa làm được gì cho đời, ngoài việc a dua dùng ngòi bút nịnh bợ những Xuân Tóc Đỏ, cô Tư Hồng, bà Phó Đoan thời đại, danh phận tới đâu mà làm cho người phê bình, chỉ trích hắn trở thành nổi tiếng.

Chẳng qua vì hắn sai khi xuyên tạc sự thật  để tuyên truyền nên người công chính biết được thì phải lên tiếng.

Ngày xưa Sào Nam Phan Bội Châu lưu lạc xứ người lĩnh hội được hai câu của Viên  Mai đưa vào trong tác phẩm để răn dạy đám hậu sinh “lập thân bằng con đường văn chương là hèn hạ nhất”:
Mỗi phạn  bất vong duy trúc bạch.
Lập thân tối hạ thị văn chương”

Nhưng có những kẻ không thể làm được gì hơn vẫn cố bám lấy con đường tối hạ để sống với ảo giác.

Sự ồn ào trên diễn đàn về ngôn ngữ trong bài thơ của Trần Trung Đạo do chúng tôi - Kim Âu- phát giác nhưng không muốn mất thì giờ bình phẩm nên quyết định thả nổi cho mọi người có ý kiến.

Thời hiện đại một người bị phê bình, chỉ trích có thừa điều kiện để làm sáng tỏ vấn đề chỉ trừ phi gặp những loại chày cối, mắt mù, tai điếc, trơ tráo, vô liêm sỉ cố tình phủ nhận sự thật.  Nếu người chỉ trích, phê bình không đúng thì cứ phản biện ngay vấn đề người ta nêu ra cho rõ đúng sai để mọi người cùng rút kinh nghiệm.

Quan Dương nếu muốn bênh theo thói bầy đàn thì cứ việc tự nhiên xắn tay áo đi thẳng vào vấn đề chứ can cớ chi mà đưa ra thứ lý luận ngu đần khoe bạn mình nổi tiếng -mà liệu đó là tiếng bấc, tiếng chỉ hay tiếng sắt,tiếng vàng, tiếng quạ kêu sương hay tiếng ễnh ương gọi sáng - nếu ai phê bình có nghĩa là muốn “tranh đoạt tiếng tăm” .

Như vậy có lẽ việc Kim Âu Hà Văn Sơn phát giác ra hai câu thơ láo xược trong bài thơ “Người Lính Gìa Vừa Chết Đêm Qua” của Trần Trung Đạo sẽ khiến cậu ta nổi tiếng thêm vạn lần vì ông Kim Âu Hà Văn Sơn đã nổi tiếng toàn cầu từ năm 1996 khi kiện chính phủ Hoa Kỳ rồi sau đó vào điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dẫn tới việc quốc hội và chính phủ phải ban hành một đạo luật về Vietnamese Commandos và khiến quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên sau 30 – 4- 1975 phải ghi nhận và vinh danh quân lực VNCH và các lực lượng quân sự đồng minh tham gia cuộc chiến ở Việt Nam.

Và cũng chính vì đã hết lòng đấu tranh cho việc vinh danh những người lính của thế giới tự do đã tham chiến ở Việt Nam nên chúng tôi rất bực bội khi thấy những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị hạ nhục, bị ví như một con thú hoang chết đường, chết chợ, chết thảm thương vô thừa nhận. Đã thế cái xác chết đó còn bị cật vấn sao không chết ở những chiến trường ác liệt, hay không chết lưôn ở trong những “trại cải tạo”cho rồi sống làm gì để tới nay chết âm thầm ở xứ người.

Nhóm chữ “anh không chết” lập lại hai lần trong hai câu theo cách tu từ điệp ngữ như một sự gằn giọng, gặn hỏi chứ không phải diễn tả người lính đã vượt qua hiểm nguy trên chiến trường khói lửa, đi qua tù tội gian khổ cho thấy tác giả muốn nhấn mạnh ý tưởng “con thú hoang” này không biết chọn chỗ chết. Ý tưởng thật láo lếu, hỗn xược và ngu đần của một kẻ chưa từng tham chiến, chưa từng tù tội.

Không ai đi lính để tìm cái chết trên chiến trường dù là cái chết vinh quang, người lính chiến đấu để chiến thắng trở về, ca khúc khải hoàn, nhận vòng nguyệt quế gặp lại những người thân yêu ở hậu phương an bình.
Không người chiến sĩ nào chịu vùi thây trong nhà tù của đối phương vì lúc nào họ cũng hướng đến tương lai quang phục dù đó có thể chỉ là ước mơ không thực . Những gian nan khổ nhục, những đêm dài u tối trong ngục tù không làm họ sờn lòng, uất hận chỉ nén vào tim, người  lính vẫn hy vọng, tự an ủi chính bản thân vẫn gởi niềm tin vào quyền năng của thế lực vô hình”Còn trời còn đất còn non nước. Có lẽ ta đâu mãi thế này”.

Do đó cái chết nếu có ập đến  chỉ là trường hợp bất khả kháng đột ngột của vô thường. Sự việc người lính già đơn độc chết vì tai nạn xe cộ ở San Jose là điều đáng buồn nhưng không có gì trầm trọng trong một xã hội nhân bản: Người lính Việt Namkhông chết trên chiến trường và nhà tù cộng sản nay trong hoàn cảnh đơn lẻ đến xứ lạ quê người định cư , làm lại cuộc đời, rồi chết vì một tai nạn xe cộ do bất cẩn không bao giờ là con thú hoang lạc loài vì chung quanh anh còn có cả một tập thể đồng bào, đồng hương, đồng đội giàu nhân tính sẵn sàng thể hiện tinh thần:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
 Người trong một nước thì thương nhau cùng

Phần xã hội Hoa Kỳ các cơ quan công quyền có trách nhiệm cũng chưa từng để xảy ra chuyện để mặc người chết phơi thây ngoài đường lâu hơn thời gian chuẩn bị để chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
Trần Trung Đạo hoang tưởng đến độ điên rồ khi bịa ra một xã hội vô cảm, một tập thể tỵ nạn bất nhân trong bài thơ thời sự méo mó nặng tính tuyên truyền, xuyên tạc dùng cái chết của một người lính để hạ nhục tất cả những người lính lưu vong tỵ nạn định cư ở nước người đang phai mờ theo thời gian. 

Mục đích tối thưng để vươn tới của thơ văn nghệ thuật là Chân Thiện Mỹ. Điều này cho thấy trước khi một nhà văn, nhà thơhoặc những nghệ nhân thuộc các bộ môn nghệ thuật khác nhau muốn hình thành một tác phẩm có giá tr điều đầu tiên là phải đáp ứng tính Chân (thật, sự thật); phải bảo vệ, tôn vinh sự thật nguyên khai; thứ hai phải nhận xét sự việc với tính Thiện (ngay lành, lương thiện) thể hiện tính lương thiện trí thức; cuối cùng mới dùng đến tải năng, kiến thức chữ nghĩa để chau chuốt tác phẩm của mình đạt được tính thẩm mỹ nghệ thuật cao. 

Theo trang web của Trần Trung Đạo bài thơ này đã xuất hiện từ lâu nhưng chắc hẳn không mấy người quan tâm đến và  những người đã đọc qua nằm trong dạng không thuần thục Việt ngữ hoặc có rành chữ Việt nhưng lại không biết gì về thơ phú cứ nghe đọc hay ngâm lên có chút vần điệu, vang như đập vào thùng rỗng tức là thơ hay rồi.
Mấy ai lĩnh hội được tinh túy của chữ nghĩa mà đem thơ ném vào cõi tục hay làm thơ tuyên truyền xuyên tạc
Đã thế mấy nẫu làm thơ thường không dám thẳng thắn phê bình lẫn nhau do sợ bị trả đũa vì thơ của mình cũng rứa. Chi bằng cứ áo thụng vái nhau, giữ được hòa khí thì người nào cũng là thi hào, thi bá. 

Bài viết đến đây đã khá dài thiết tưởng tạm giải tỏa được một số câu hỏi của các độc giả.


Kim Âu
Tháng tư 26/2017
    
__._,_.___

Posted by: Gia Cat 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-21/12/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List