----- Forwarded Message -----
From: hoa pham
To: @
Sent: Sunday, August 20, 2017 9:54 AM
Subject: Hồ Ngọc Thắng – công cụ của Ba Đình tại Đức
Hồ Ngọc Thắng – công cụ của Ba Đình tại Đức
By on August 12, 2017
Hồ Ngọc Thắng, một người
mà nhật báo TAZ của Đức gọi là “Người cộng sản trong sở Liên bang” đã
bị tạm cho nghỉ việc tại Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang (BAMF) và cảnh sát
hình sự liên bang Đức đang điều tra xem ông này có dính líu với vụ bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh hay không.
Sau khi bị buộc nghỉ
việc vào ngày 09/08/2017, Cảnh sát Đức đã kiểm tra PC của ông Thắng và xem liệu
ông ta có đọc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh.
Thông báo tạm ngưng việc
do Hồ Ngọc Thắng đăng trên FB cá nhân
Mặc dù cư trú tại Đức và
làm việc cho Cơ quan Liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức (BAMF) từ năm
1991, Hồ Ngọc Thắng là cộng tác viên của Báo Nhân Dân và được công cụ tuyên
giáo này của đảng tuyên dương cho công trạng đối với đảng trong lãnh vực Thông
tin Đối ngoại.
Thắng cũng được Tổng
biên tập báo Nhân dân trao giải thưởng cho loạt bài tuyên truyền “Nền
dân chủ phương Tây và sự khủng hoảng niềm tin”.
Người ta có thể tìm thấy
một số bài viết của Hồ Ngọc Thắng trên báo đảng như Dân chủ ngoại lai” cản trở sự phát triển của dân tộc,
Ông M.Pát-xê đến Việt Nam để làm gì?, Sự “biến mất” lòng tin với truyền thông phương Tây,
Sức sống và ý nghĩa thời đại của tư tưởng Các Mác, Về một “giải thưởng” khó hiểu... ca tụng chủ
nghĩa Mác, tấn công nền dân chủ phương Tây, ca tụng chế độ độc tài chuyên chính
CSVN, và tấn công những người hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại
VN.
Rõ ràng Hồ Ngọc Thắng là
một dư luận viên, một công cụ tuyên giáo của Hà Nội đang làm việc trong guồng
máy của nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Thắng nguyên là học viên Học viện
Herder thuộc Trường đại học tổng hợp Các Mác ở TP Leipzig (từ 1977 và sau đó
vào làm việc tại Cơ quan cứu xét tỵ nạn Liên bang vào năm 1991. Tại cơ quan
này, Thắng có thể tiếp cận đến các hồ sơ nhạy cảm của những người Việt tỵ nạn
hoặc đang xin tỵ nạn tại Đức và cung cấp dữ kiện cho an ninh CSVN.
Cần ghi nhận thêm là Hồ
Ngọc Thắng cũng từng được tặng “danh hiệu dũng sĩ” trong cuộc xuân lược đánh
cho hộc máu đồng bào miền Nam trước 1975:
Theo Danlambao
Các dân biểu Đức yêu cầu trục xuất thêm nhân viên ĐSQ Việt Nam
và đóng băng các khoản viện trợ
Tin của báo Süddeutsche
Zeitung, nhật báo lớn và uy tín đứng hàng đầu ở Đức, về sự phản ứng của dân
biểu quốc hội Liên bang Đức trong vu tình báo VN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Bản tin của báo
Süddeutsche Zeitung hôm 12.8 về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Bản tin này ra ngày hôm
nay Thứ Bẩy 12.08.2017 cho biết, Nghi sỹ Burkhard Lischka, phát ngôn viên về
chính trị nội vụ trong khối nghị viên đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) tuyên bố
với tờ tuần báo DER SPIEGEL: “Theo quan điểm của tôi cần thiết phải trục xuất
thêm nhiều nhân viên mật vụ tình báo Việt Nam và đóng băng (không giải ngân)
các khoản tiền viện trợ hợp tác phát triển.“
Dân biểu Jürgen Hardt,
phát ngôn viên về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân Chủ Thiên chúa giáo
(CDU) đòi hỏi có các biện pháp chung của khối EU (Liên Hiệp Âu Châu), chẳng hạn
như đã trục xuất một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, người bị
coi là „không đươc hoan nghênh“ (persona non grata).
Ông Hardt nói thêm,
nhưng những biện pháp chế tài không nên làm hại đến người dân Việt Nam.
Link bản tin của báo
Süddeutsche Zeitung: http://www.sueddeutsc he.de/politik/trinh-xuan-thanh
-abgeordnete-fordern-nach-entf uehrungsfall-sanktionen-gegen-
vietnam-1.3626259
theo Việt Nam Thời Báo
Người Việt biểu tình ở
Đức, nhắc tên Trịnh Xuân Thanh
By on August 12, 2017
Người Việt tại Đức biểu
tình phản đối vụ Trịnh Xuân Thanh
Hàng chục người Việt hôm
12/8 xuống đường biểu tình ở Berlin, đòi “nhân quyền cho Việt Nam” và nhân dịp
này, cũng nêu vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức.
Video và hình ảnh trên
mạng xã hội cho thấy, nhiều người Việt mang theo quốc kỳ Đức và cờ Việt Nam
Cộng hòa cũng như các biểu ngữ. Họ hô vang các khẩu hiệu vì nhân quyền, tự do
và dân chủ Việt Nam trước cổng Brandenburg ở Berlin.
Bất chấp tất cả đề nghị
của các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn tiến
một bước dài, và trắng trợn hơn nữa là bắt người tị nạn, đang nộp đơn xin tị
nạn trên đất Đức, xâm phạm một cách trắng trợn luật pháp quốc tế và dư luận quốc
tế, không cần quan hệ ngoại giao Việt – Đức.
Blogger Người Buôn Gió.
Cuộc tuần hành này đã
thu hút được sự chú ý của nhiều người tới thăm di tích lịch sử ở thủ đô nước
Đức, theo quan sát của phóng viên VOA tiếng Việt qua video.
Video Player
00:00
00:53
Blogger Người Buôn Gió,
một người Việt sinh sống ở Berlin, nói về vụ việc gây rúng động cộng đồng mấy
ngày qua: “Bất chấp tất cả đề nghị của các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam còn tiến một bước dài, và trắng trợn hơn nữa là bắt
người tị nạn, đang nộp đơn xin tị nạn trên đất Đức, xâm phạm một cách trắng
trợn luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế, không cần quan hệ ngoại giao Việt –
Đức”.
Người được coi là từng
liên hệ với ông Trịnh Xuân Thanh trước khi cựu quan chức này bị bắt nói tiếp:
“Họ đánh đổi. Như chúng ta đã biết, quan hệ ngoại giao cũng phải xây dựng, mất
rất nhiều công sức, và tiền bạc. Nó cũng là một tài sản quốc gia mà nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam đã đánh đổi tài sản đấy”.
Cuộc biểu tình diễn ra
hai ngày sau khi cơ quan công tố liên bang Đức tiếp nhận cuộc điều tra vụ bắt
cóc từ các đồng nghiệp ở thủ đô Berlin, nơi xảy ra vụ việc được cho đang đẩy
mối quan hệ Việt – Đức xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều năm.
Video Player
00:00
01:20
Trong thông cáo ra ngày
10/8, cơ quan công tố liên bang Đức cho rằng nạn nhân đã được đưa tới Đại sứ
quán Việt Nam ở Berlin trước khi bị đưa về nước.
Chính vì lẽ đó, cơ quan
này đang tiến hành điều tra về nghi vấn “hoạt động gián điệp nước ngoài” và
“việc tước đoạt tự do của con người”.
Việt Nam cho tới nay mới
chỉ “lấy làm tiếc” về việc Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo đầu tháng Tám, cáo
buộc Hà Nội “bắt cóc” ông Thanh trên đất của quốc gia Tây Âu này, đồng thời
nhấn mạnh rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này về nước “tự thú”.
Tới này 9/8, Ngoại
trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết vẫn chưa nhận được “hồi đáp chính thức” của
Việt Nam về chuyện phải để cho ông Thanh trở lại Đức để được xét đơn xin tị
nạn.
… Văn phòng Công tố Liên
bang đã nhận lãnh việc điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài
(điều 99 Luật Hình sự) và chuyện tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình
sự).
Thông cáo của Văn phòng
công tố liên bang Đức.
Ông Gabriel nhấn mạnh
rằng Đức “sẽ không dung thứ” dù “trong bất kỳ hoàn cảnh nào” và “sẽ không để
yên” chuyện này.
Trước khi tiến hành cuộc
biểu tình trên, tổ chức có tên gọi Liên hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên
bang Đức hôm 5/8 đã gửi thư ngỏ tới Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Thomas De Maizière
để bày tỏ “lo ngại cho an ninh của những người Việt tranh đấu nhân quyền cho
Việt Nam tại Đức”.
Tổ chức này viết rằng vụ
bắt giữ ông Thanh là “một mối đe dọa trực tiếp vào an ninh của cộng đồng người
Việt tị nạn trên nước Đức” và rằng “chúng ta không thể loại bỏ khả năng nhân
viên tình báo và đại sứ Việt Nam tại Đức vẫn tiếp tục theo dõi, dọa dẫm và làm
hại những người Việt tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tại ngay trên lãnh thổ
Đức”.
Tới nay, cơ quan đại
diện ngoại giao của Hà Nội ở Berlin cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên
tiếng trước sự quan ngại này.
Trong một diễn biến mới
nhất, nhật báo Süddeutsche Zeitung của Đức hôm 12/8 dẫn lời một số dân biểu của
nước này nói rằng nói tới chuyện phải “đóng băng các khoản ngân quỹ trong khuôn
khổ hợp tác phát triển” Việt – Đức
VOA
--
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment