xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Wednesday, 30 August 2017

Nóng: Bộ sách xét lại lịch sử của Phan Huy Lê bị thu hồi, cấm xuất bản - Sử Việt hết gọi "ngụy quân, ngụy quyền," Little Saigon và hải ngoại nghĩ gì?


Tin giờ chót:
Show original message

 Nóng: Bộ sách xét lại lịch sử của Phan Huy Lê bị thu hồi, cấm xuất bản -
 Sử Việt hết gọi "ngụy quân, ngụy quyền," Little Saigon và hải ngoại nghĩ gì?


Image result for ngô kỷ

11 giờ tối ngày 29 tháng 8 năm 2017

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Định phóng lên net các Youtube Hội Thoại "Sử Việt hết gọi "ngụy quân, ngụy quyền," Little Saigon và hải ngoại nghĩ gì?," thì nhận được tin "HOT" là tại Việt Nam mới ban bố "Bộ sách xét lại lịch sử của Phan Huy Lê bị thu hồi, cấm xuất bản." Vì tính cách nóng sốt của vấn đề, nên tôi xin chuyển tiếp ngay bản tin trong nước dưới đây đến quý vị kính tường. Đây là một sự kiện khá đặc biệt, nhạy cảm nói lên sự gấu ó, dằn mặt, bất đồng, tranh chấp, thanh toán nội bộ giữa các phe phái thượng tầng cộng sản Việt Nam. Chắc chắn trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều bài báo, tin tức, bình luận về sự kiện "bất thường" này.

KÍnh thưa Quý Đồng Hương,

Thật ra cá nhân tôi chẳng quan tâm gì về Bộ Sách Lịch Sử Việt Nam mới này, do đó lúc phát biểu trong buổi Hội Luận vừa rồi, tôi cũng đã nêu lên ý kiến là Bộ Sách Lịch Sử Việt Nam mới này hoàn toàn không có giá trị gì cả, vì nó nằm dưới sự chỉ đạo của cộng sản Việt Nam. Mời quý vị theo dõi phần dưới có các Youtube Hội Luận của chúng tôi liên quan đến nội dung Bộ Sách Lịch Sử Việt Nam mới này.

Trân trọng,

Ngô Kỷ
(714) 404-7022


Nóng: Bộ sách xét lại lịch sử của Phan Huy Lê bị thu hồi, cấm xuất bản

vntborg/nong-bo-sach-xet-lai-lich-su-cua-phan-huy-le-bi-thu-hoi-...
  1.  
Tin cực nóng. Cuối cùng thì, cái gì đến sẽ phải đến, bộ sách lịch sử do Phan Huy Lê làm Tổng chủ biên đã bị thu hồiBộ sách sử do hội “xét lại” của Phan Huy ..

NÓNG: BỘ SỬ XÉT LẠI CỦA PHAN HUY LÊ BỊ THU HỒI ~ Tre Làng ...

  1.  
4 hours ago - Bộ sách sử do hội "xét lạicủa Phan Huy Lê biên ra đã bị thu hồi. ... các sách, hoặc cácbộ sách đã xuất bản trước đây về lịch sử Việt Nam".





Nóng: Bộ sách xét lại lịch sử của Phan Huy Lê bị thu hồi, cấm xuất bản

Tin cực nóng. Cuối cùng thì, cái gì đến sẽ phải đến, bộ sách lịch sử do Phan Huy Lê làm Tổng chủ biên đã bị thu ...


Inline image 1

Nóng: Bộ sách xét lại lịch sử của Phan Huy Lê bị thu hồi, cấm xuất bản

Tin cực nóng.
Cuối cùng thì, cái gì đến sẽ phải đến, bộ sách lịch sử do Phan Huy Lê làm Tổng chủ biên đã bị thu hồi. Bộ sách sử do hội “xét lại” của Phan Huy Lê biên ra đã bị thu hồi.
phan-huy-le-chuan
Bộ sử này được nhóm tác giả và tờ báo Kinh Tế & Đô Thị quảng cáo là: “Bộ sử Việt đồ sộ nhất. Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” là công trình nghiên cứu của hàng chục giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử trong suốt 9 năm, khái quát lịch sử nước ta từ thời khởi thủy đến năm 2000. “Đây là bộ thông sử Việt Nam lớn nhất, đồ sộ nhất từ trước đến nay, kế tục những tri thức cơ bản trong các công trình nghiên cứu, các sách, hoặc các bộ sách đã xuất bản trước đây về lịch sử Việt Nam”.
Ông GS Trần Đức Cường còn nói: Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” từng đoạt “Giải vàng” sách hay năm 2015″, thậm chí còn ngang nhiên tấn công những người viết sách giáo khoa rằng, “Một cuộc chiến không chỉ còn 8 dòng”.
Trong bài “Phan Huy Lê “chơi đểu” VNCH”, nhà văn Đông La viết: “Nhưng lời khen đúng mới có giá trị. Còn khen sai thì hoặc là người ta xỏ xiên, diễu cợt, hoặc là nịnh hót để cầu lợi. Với những gì thuộc về đạo lý đối với nhận thức của cả xã hội, nhất là về lịch sử của cả một đất nước, người ta không dễ nói ngược dù nhân danh bất cứ điều cao cả nào. Cả xã hội đã đồng loạt lên tiếng. Để phê phán những cái sai của Phan Huy Lê, người ta lại phải lôi ra hàng loạt “những chuyện xấu” của VNCH ra. Thế là sau cái chết 42 năm, mồ ma của VNCH lại bị đào xới, không được yên. Vậy Phan Huy Lê và “đồng bọn” đúng là đã “chơi đểu” VNCH như trên tôi đã viết!
Và đúng là chỉ có ngu mới dám đổi trắng thay đen, chính tà lẫn lộn, bất minh thiện ác, như Phan Huy Lê và nhóm “nhà sử học” lưu manh đã làm. Lương tri của cả đất nước đang nổi giận, những người có trọng trách về chính trị, tư tưởng, về văn hoá, giáo dục, cần phải thực thi trách nhiệm, ai dung túng cho sai lầm tày trời này cũng là kẻ có tội!”.
Đây là bộ sách lịch sử tai tiếng nhất do bị nhóm biên soạn cố tình “bẻ lái”, làm sai lệch bản chất cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược của Mỹ và tay sai.
Anh em nào cần giấy gói xôi hoặc nhà có trẻ em thì liên hệ Phan Huy Lê nhé!
Vũ Khánh Sơn


Dưới đây là Youtube Hội luận và các bài báo trước khi có lệnh thu hồi Bộ Sách Lịch Sử Việt Nam mới phát hành tuần qua

 Sử Việt hết gọi "ngụy quân, ngụy quyền," Little Saigon và hải ngoại nghĩ gì?

http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj31_zpsadwhpy3u.jpg

Little Saigon ngày 29 tháng 8 năm 2017


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Vì thời gian và phương tiện eo hẹp, nên từ 10 năm trở lại đây, tôi đóng vai trò như là một bác sĩ "chuyên khoa," giới hạn phạm vi hoạt động của tôi lại, là chỉ trực diện đối đầu với bọn Việt gian, lột mặt nạ bọn ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản, và vạch trần bộ mặt thật của bọn "giả nhân giả nghĩa," bọn "mị dân Quốc Gia," bọn "chống cộng dỏm" tại "hải ngoại" mà thôi, nhưng nay vì tình hình đấu tranh trong nước dập dồn có nhiều biến chuyển, và tình thế quốc nội liên tiếp xảy ra nhiều biến cố quan trọng, do đó tôi thấy cần phải thay đổi chiến thuật đấu tranh, nghĩa là chuyển sang thành một bác sĩ "đa khoa," tức vừa vẫn tiếp tục sứ mạng tại "hải ngoại," mà còn quan tâm đến cả chuyện trong "quốc nội" nữa. Thật là một trách nhiệm khá nặng nề, nhưng tôi thể thoái thác được vì đó là vấn đề cần thiết, chỉ biết cố gắng "tận nhân lực, tri thiên mệnh" thôi!

Mời quý vị bấm vào 3 Links Youtube dưới đây để theo dõi cuộc Hội Luận trình bày quan điểm của những người dân Little Saigon chúng tôi, liên quan đến nội dung Sách Lịch Sử Việt Nam mới được phát hành trong nước:



Kính thưa Quý Đồng Hương, 

Để quý vị nắm bắt rõ vấn đề, tôi có đính kèm theo ở phần dưới 3 bài báo cộng sản, trong đó phản ảnh nhiều ý kiến, quan điểm đối nghịch nhau tại quốc nội, liên quan đến một số thay đổi chi tiết trong Sách Lịch Sử Việt Nam.

Trân trọng,

Ngô Kỷ
(714) 404-7022
PHỤ ĐÍNH



http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj1_zpsnwlnnh94.jpg



http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj2_zpsh9avowcs.jpg



http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj3_zpsna6wfvyt.jpg


Vũ Hoàng Lân - Nguyễn Mạnh Cường - Minh Giang - Trần Thanh Phong - Ngô Kỷ

http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj5_zpsymz3emym.jpg




http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj22_zps2hbsft6a.jpg http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj25_zpsdruzahud.jpg

http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/hhj6_zpshv88kvdv.jpg

Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn - Tuổi Trẻ Online


logo

Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn

18/08/2017 17:10 GMT+7
  • alt
  • alt
  • alt
  • alt
TTO - Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam... 

Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới - Ảnh: V.V.TUÂN
Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới - Ảnh: V.V.TUÂN
Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử Việt Nam
Sáng 18-8, nhiều đơn vị xuất bản (công ty sách VN, NXB Thanh Niên, NXB Công an nhân dân, NXB Khoa học xã hội) tổ chức giới thiệu các bộ sách trọng tâm bao gồm:
- Bộ Lịch sử VN (15 tập)
- Văn hoá biển đảo VN.
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm).
-  400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN.
- Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa...
Trong đó, bộ sách Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học VN biên soạn thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí.
Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này.
Khi thành lập Ủy ban khoa học xã hội VN, bây giờ là Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội VN thì GS. VS Nguyễn Khánh Toàn đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu và biên soạn các bộ sách là lịch sử VN, lịch sử văn hoá VN, lịch sử văn học VN, lịch sử tư tưởng VN.
Đấy cũng là tâm huyết của rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sử học thuộc Viện khoa học xã hội VN. Sau đó, Viện đã chấp thuận cho chúng tôi biên soạn bộ thông sử VN với 15 tập.
Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học đã bỏ thời gian khoảng 9 năm như để hoàn thành bộ sử này với hơn 10.000 trang. Đây là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở VN, từ thời khởi thủy cho đến những năm 2000.
PGS. TS Trần Đức Cường
* Lịch sử khởi thủy của VN trong bộ sử này có những điểm gì mới, thưa ông?
- Chúng tôi khẳng định nhà nước ở VN hình thành sớm, dân tộc VN hình thành sớm.
Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.
Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.
* Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở VN cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này?
- Việc đánh giá một số vương triều phong kiến VN được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới.
Với vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử VN.
Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền.
Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước.
Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ.
Sau khi lên ngôi, thành lập vương triều Nguyễn năm 1802, nhà Nguyễn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - sự nghiệp mà nhà Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã mở ra nhưng chưa hoàn thiện.
Vua Gia Long lên ngôi đã góp phần hoàn thiện vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
Thứ hai, nhà Nguyễn củng cố bộ máy cai trị toàn quốc, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.
Cùng với đó, phải ghi nhận công lao của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trong việc xác định chủ quyền của đất nước với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thời đó, hàng năm triều đình đã cử những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi tuần thú ở các đảo vùng Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ.
Thứ ba, nhà Nguyễn đã làm được nhiều việc phát triển văn hoá. Nhiều công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn sau này được UNESCO công nhận là di sản thế giới như cung đình Huế. Lúc bấy giờ nước ta là vương quốc khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Nhưng bên cạnh điểm tích cực, các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng có những sai lầm bị lịch sử lên án. Việc Nguyễn Ánh cầu cứu 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sai lầm hết sức nghiêm trọng. Chính người anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan đạo quân ấy.
Sai lầm thứ hai là họ ký hiệp ước với người Pháp, dựa vào người Pháp, dù lúc đó nước Pháp còn khó khăn nên chưa thể giúp đỡ.  
Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất ước dù có nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà nho yêu nước có tư tưởng đổi mới đề xuất canh tân, đổi mới đất nước về nhiều mặt như Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ...
Nhưng các vua nhà Nguyễn đã không chấp nhận những cải cách này khiến đất nước bị lạc hậu. Có lẽ do lợi ích của dòng họ quá lớn. Vậy nên khi đất nước phải đối diện với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây thì nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay ngoại bang.
Chúng tôi đã đánh giá nhà Nguyễn rõ ràng, khách quan, không phiến diện như trước đây.
PGS. TS Trần Đức Cường trả lời báo chí - Ảnh: V.V.TUÂN
PGS. TS Trần Đức Cường trả lời báo chí - Ảnh: V.V.TUÂN
* Lịch sử hiện đại VN cũng có rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đến nay vẫn ít được nhắc đến trong sách sử?
- Cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc gây nên. Chúng ta phải chiến đấu bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến đấu ấy rất quyết liệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
Trong bộ sử này, chúng tôi nói rõ rằng Trung Quốc đã huy động 600 nghìn quân cùng xe tăng, đại bác.. Chúng tôi gọi rõ đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ VN.
Trung Quốc cho quân tiến vào lãnh thổ VN mấy chục cây số như vậy thì không thể nói rằng đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược.
Và trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của VN không chỉ gói gọn trong tháng 2-1979 mà còn kéo rất dài. Cán bộ, chiến sĩ của chúng ta phải hi sinh rất nhiều xương máu. Đến năm 1988 mới thực sự tương đối có hoà bình ở vùng biên giới phía Bắc.
* Một vấn đề khác được tranh cãi lâu nay là sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
- Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống.  
Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN.
Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.
Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận.
* Vậy còn những quan lại người Việt làm việc với chính quyền bảo hộ như Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu. Vì sao trong bộ sử lại đánh giá họ rất nặng nề là “tay sai của thực dân Pháp”?
- Tôi xác nhận Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu chính là tay sai của thực dân Pháp. Điều này không có gì thay đổi cả, bởi họ thực hiện mưu đồ của chính quyền bảo hộ.
Có những viên quan lại của Nam Triều có tinh thần yêu nước và chính quyền cách mạng vẫn mời họ ra cộng tác như cụ Phan Kế Toại, cụ Phạm Khắc Hòe...
Nhưng hai nhân vật Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu, qua những chứng cứ lịch sử thì không đánh giá khác được.
* Trong quá trình thực hiện bộ sách đồ sộ này, có những khó khăn gì, thưa ông?
- Khó khăn đầu tiên là chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học.
Khó khăn thứ hai là về tư liệu vì hầu hết hiện nằm rải rác ở khắp nơi ngay trên đất nước chúng ta. Đó là chưa kể chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc giải mật và công bố các tư liệu lịch sử.
Ở các nước có quy định rõ ràng loại tư liệu nào trong 20 năm, hoặc 30 năm, 50 năm... thì được bạch hoá. Nhưng chúng ta chưa có những quy định đó nên có những tư liệu chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận.
Hơn nữa, có các tư liệu ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật và nhiều nước khác nữa, vì điều kiện chúng tôi cũng chưa tiếp cận được. 
VŨ VIẾT TUÂN ghi


logo

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng

20/08/2017 21:25 GMT+7
  • alt
  • alt
  • alt
  • alt
TTO - Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền

Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
TS Nguyễn Nhã cho rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp

Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.
Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn".
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".
"Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc 




LAM ĐIỀN gh
i

 

Inline image 1




Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn yêu cầu xử lý bộ sách xuyên tạc lịch sử do Phan Huy Lê làm chủ biên

http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/ghhh4_zpsmxzzyliq.jpg

Chỉ trong thời gian ngắn, cả trăm, cả ngàn bài viết bày tỏ nỗi căm giận với nhóm “giết sử” của ông Phan Huy Lê.

Đỉnh điểm là bài của Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Thanh Tuấn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây đã thực sự gây bão trên mạng mấy ngày vừa qua….

http://i1104.photobucket.com/albums/h330/ngokycali/Ngo%20Ky%202/Ngo%20Ky%202001/ghhh2_zpsptakw2zs.jpg

************************
Hôm nay cả nước nhớ về ngày Cách mạng Tháng Tám với biết bao tự hào về dân tộc mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từ xiềng gông, rũ bùn đen đứng dậy, phá ngục tù mà giành lấy tự do. Một sự kiện đã ghi vào lịch sử một mốc son đỏ thắm của tinh thần quật cường và yêu nước, lần đầu tiên trên thế giới một dân tộc thuộc địa đã vùng lên làm cách mạng lật đổ chế độ thực dân, đế quốc khai sinh ra nhà nước dân chủ nhân dân.
2
Tự hào về sự kiện này bao nhiêu tôi càng cảm thấy bị xúc phạm bấy nhiêu khi Hội khoa học lịch sử Việt Nam vừa được ông PGS.TS Trần Đức Cường nguyên Viện trưởng Viện sử học Việt Nam, thành viên trong Hội đồng biên soạn Bộ lịch sử Việt Nam công bố trên báo chí… Tôi chưa đọc Bộ sử này nhưng qua nghe giới thiệu của ông Cường thì trong Bộ sử này đã đề cập đến giai đoạn 1954-1975 nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và không còn gọi ngụy quân, ngụy quyền khi nói về cái chế độ Việt Nam cộng hoà tay sai bán nước mà gọi là chế độ Sài gòn và Quân đội Sài gòn nhằm để mọi người dể chấp nhận …
1
Qua việc này đã có nhiều người phê phán, với trách nhiệm là một CCB đã từng là chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam VN, là con của một gia đình đã có nhiều người thân trong đó có hai người thân yêu nhất là ba và mẹ lớn người đã nuôi dưỡng tôi từ nhỏ cho đến khi đi bộ đội ở tuổi 13 đã bị Mỹ ngụy sát hại và trước khi nghỉ hưu là một cán bộ cao cấp của Đảng và quân đội tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm làm rõ sự thật lịch sử này.
Trước hết xin hỏi ông TS Cường và những người tham gia biên soạn lịch sử giai đoạn 1954-1975 , các ông viết sử là viết theo sự thật hay viết để cho mọi người dể chấp nhận, nếu nói như ông Cường là viết cho mọi người chấp nhận thì chính các ông hãy tự mình xin rời khỏi hàng ngủ những người viết sử và hãy tự thú mình là những kẻ quá hèn nhác và thực sự kém cỏi vì trong bối cảnh hiện nay chẳng có áp lực nào buộc các ông viết sai sự thật mà chỉ vì một nhóm cờ vàng hải ngoại và bọn cơ hội cực đoan trong nước đã buộc các ông bóp méo sự thật “nhằm để mọi người chấp nhận”. Sử mà viết theo ý của mọi người để cho mọi người chấp nhận thì thật xấu hổ cho các ông. Các ông khi học sử chắc các thầy đã nhắc tới Bộ Tư Mã Thiên sử ký chứ, TS Cường hãy ngẫm lại xem mình có xứng là học trò ngành sử hay không?
Thứ hai ông có đọc hết toàn văn Hiệp định Giơ ne vơ không và các ông có đọc lại lịch sử cái chế độ VNCH và lá cờ vàng ba sọc dưa chưa ? Nếu chưa đọc thì các ông hãy mở thật to đôi mắt , nếu yếu thì mua kính tuỳ mỗi người mà sắm cận hoặc viễn … Và hãy giữ cái tâm của người viết sử cho sáng, hãy học Tư Mã Thiên thời Phong kiến Trung Hoa “Bệ hạ có chém đầu thần thì thần cũng viết như vậy … Vì đó là sự thật ” sử chỉ có thể là sự thật, chỉ viết sự thật còn có công bố hay không lại là một yêu cầu khác.
Vậy Hiệp định Giơ ne vơ nói như thế nào và Mỹ ngụy đã thực hiện nó ra sao? Chắc các ông không thể xoá đi sự thật là: Vĩ tuyến 17 chỉ là vĩ tuyến tạm thời, sau hai năm (1956) hai miền sẽ hiệp thương Tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà và Mỹ, nguỵ là kẻ đã chủ mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam – Bắc nhằm ngăn chặn cái mà Mỹ cho là hiệu ứng Domino. Còn chế độ VNCH và lá cờ vàng ba sọc không lẽ các ông làm sử mà không hiểu nó là chế độ gì sao? VNCH là cái chính quyền kế tiếp của chính quyền bù nhìn tay sai Bảo Đại và giai đoạn cuối thì Ngô Đình Diệm được Mỹ ép Pháp chấp nhận làm thủ tướng của thể chế bù nhìn này với tên gọi Quốc gia Việt Nam và vị vua Bảo Đại kẻ đã từng nói: Thà làm công dân của một nước độc lập còn hơn làm vua của một chính thể bù nhìn. Thế nhưng ông ta đã từ bỏ con đường trở thành công dân của nước độc lập để làm một ông vua bù nhìn và Ngô Đình Diệm là kẻ bề tôi của vị vua bù nhìn đó. Và cùng với chính thể Quốc gia ! lá cờ vàng ba sọc cũng ra đời từ đó, lá cờ của một chính quyền tay sai bán nước cho Thực dân Pháp. Và đáng lẽ năm 1956 hai miền thống nhất bằng con đường Hiệp thương Tổng tuyển cử lập ra thể chế dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam độc lập tự do, song Mỹ đã nhảy vào hất cẳng Pháp, loại Bảo Đại dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm cùng với cái gọi là chế độ Việt Nam cộng hoà bằng một cuộc trưng cầu dân ý giã hiệu với lười lê, họng súng buộc nhân dân Miền Nam đi bỏ phiếu.
Sau khi chính quyền này ra đời đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam , hơn 300 ngàn người bị bắt giam cầm, tra tấn, đánh đập dã man, hơn 100 ngàn người bị chặt đầu, mổ bung, moi gan, bỏ bao bổ thả sông, thả đập, bằng luật số 10/1959 chúng đã lê máy chém khắp miền Nam hành hình hàng vạn người con yêu nước, hàng triệu người thân cách mạng đêm đêm tập trung sám hối, hàng vạn người vợ có chồng tập kết đã bị làm nhục, nhiều người đã quyên sinh, tội ác của chúng có thể nói trời không dung, đất không tha …chính quyền Ngô Đình Diệm bằng tội ác của mình đã thúc dục đồng bào miền Nam hướng về Đảng, Bác Hồ chờ mong sự lãnh đạo của Đảng cứu giúp đồng bào yêu nước, và Nghị quyết 15 của Đảng như nắng hạn gặp mua rào, tức nước vỡ bờ nhân dân miền Nam đã vùng lên đồng khởi, chính quyền tay sai Mỹ đứng trước sự sụp đổ, Mỹ phải thay ngựa giữa dòng Diệm đổ Minh thay, Minh đổ Khánh thay và sau cùng là tên quan hai học trường Pháp Nguyễn Văn Thiệu lên thay cho đến ngày cả nước đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, Bắc – Nam sum họp Xuân nào vui hơn…

Sự thật lịch sử đó các ông viết sử giai đoạn này vì sao đổi trắng thay đen, ai cho phép các ông khẳng định chế độ VNCH là một thực thể tồn tại 21 năm ở miền Nam song song cùng chế độ VNDCCH ở miền Bắc. Các ông đã đánh tráo lịch sử đánh đồng giữa một chế độ vì dân vì nước ra đời trong từ cuộc cách mạng vĩ đại của dân tôc với một chế độ tay sai hết cho Pháp lại cho Mỹ … VNCH đã được đồng bào VN yêu nước trong suốt 21 năm đều gọi là chế độ tay sai, bán nước gọi tắt là lũ ngụy quân, ngụy quyền. Để phản biệt rõ ở Việt Nam chỉ có một chính quyền của dân, do dân và vì dân đó là chính quyền VNDCCH do Chủ tịch HCM lãnh đạo, còn các chính quyền khác đều là ngụy quyền . Danh xưng chế độ VNCH chỉ được bọn tay sai cho Mỹ tự xưng vậy nay các ông đứng về phía đồng bào yêu nước viết đúng lịch sử gọi đúng bản chất hay các ông đang làm đẹp lòng bọn cờ vàng và một nhóm trở cờ chống Đảng, chống nhân dân? Nếu các ông công nhận ở miền Nam có thể chế chính trị riêng là thực chất các ông đang lặp lại lập luận của Mỹ nhằm bao che cho tội ác xâm lược VN, là các ông đã quên mất hàng triệu con người đã ngã xuống để có ngày hôm nay hoà bình, phát triển để các ông ngồi viết sử, thế nhưng các ông đã xúc phạm vong linh của họ và xúc phạm hàng triệu con người ở cả hai miền Nam Bắc đổ máu xương làm nên điều kỳ diệu là đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, và với cách nhìn đó các ông đã biến cuộc chiến oai hùng lừng lẩy chống ngoại xâm thành cuộc nội chiến của hai miền Nam – Bắc, là cuộc chiến tranh ủy nhiệm của các nước lớn mà VN là nạn nhân, các ông đang làm cái việc mà CIA, Mỹ đã làm bao năm nay không thể làm được thì nay qua các ông đã biến thành sự thật …
Với cách làm này chúng tôi không thể gọi các ông là đồng chí mà nói thẳng rằng Đảng, nhân dân giao cho các ông viết sử, thế nhưng đã bị các ông lợi dụng làm việc không công cho Mỹ phá hoại đất nước.
Với việc làm sai trái này chúng tôi yêu cầu Đảng, Nhà nước phải kiểm tra xử lý kiên quyết thu hồi đính chính trở lại tập sử nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm rõ trách nhiệm những người gây nên hậu quả sai trái này. Họ sẽ bị đồng bào yêu nước VN lên án.
Nguyễn Thanh Tuấn

__._,_.___

Posted by: Ngo Ky 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List