----- Forwarded Message -----
From: Michael Do <
Sent: Friday, August 25, 2017 4:56 AM
Subject: Fw: Kính gửi Thời Sự Tuần Này
FYI (Có kèm hồ sơ vụ Đinh
Hùng Cướng ở DC)
|
Thời
Sự Hàng Tuần 08-26-2017
Đỗ
Văn Phúc biên tập và bình luận
Quân đội chiến đấu để chiến thắng
Chiến
tranh Afghanistan xảy ra sau biến cố 11 September, 2001. Đó là vụ bọn khủng bố Hồi
Giáo dùng phi cơ làm phương tiện, đâm vào hai toà tháp đôi ở New York và đồng thời
nhắm vào Ngũ Giác Đài gây tổn thất sinh mạng cho hơn 3000 người Mỹ và người thuộc
nhiều quốc tịch khác đang làm việc tại đây.
Ngày
7 tháng 10, 2001, Tổng Thống George Bush đã mở cuộc hành quân mang tên
Operation Enduring Freedom tấn công vào nước Afghanistan khi đó nằm trong sự
kiểm soát của bọn Taliban. Taliban đang dung dưỡng Bin Laden thủ lãnh bọn Hồi
giáo cực đoan al Qaeda, là thủ phạm vụ 9-11. Hoa Kỳ đã đánh tan bọn khủng bố và
giúp thiết lập một chính quyền thân Tây Phương tại đây.
Cuộc
chiến kéo dài đến nay đã 17 năm, là cuộc chiến lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ,
hao tốn 841 tỷ (có báo cáo cho rằng tổn phí chung lên đến hơn hai ngàn tỷ), và
3539 sinh mạng của quân nhân đồng minh trong đó chia ra như sau: Hoa Kỳ 2403,
Anh 455, Canada 158, Pháp 85, Đức 54, Ý 48, Đan Mạch 43, Úc 41, Ba Lan 40, Tây
Ban Nha 34, Georgia 28, Hà Lan 25, Romania 23 … Về phía quân dân Afghanistan,
số thương vong lên đến hàng trăm ngàn.
Phí
tổn chung cho các cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq và Pakistan là 5 ngàn tỷ.
Mùa
hè năm nay được coi là đẫm máu nhất trên chiến trường Afghanistan với số thương
vong hàng trăm người do hậu quả những vụ bom tự sát, bom xe. Vụ lớn nhất tại
thủ đô Kabul vào tháng 6, làm chết hơn 150 người. Bọn khủng bố bây giờ nhắm cả
vào các nơi đang cử hành tang lễ, các nhà ngân hàng, các nhà thờ Hồi Giáo với
số người tham dự rất cao.
Điều
tệ hại là bọn khủng bố Taliban đang kiểm soát đến gần 37% lãnh thổ Afghanistan
và không có dấu hiệu suy thoái nào.
Từ
cuộc chiến Afghanistan, chiến cuộc lan qua nước Iraq.. Chính sách nửa vời,
không chiến lược và chủ trương rút quân của Obama đã giúp cho bọn Taliban ở
Afghanistan và ISIS ở Iraq phát triển với tốc độ khủng khiếp và làm cho Hoa Kỳ
gần như sa lầy ở cả hai chiến trường này.
Hiện
nay chỉ có dưới 10 ngàn quân nhân Hoa Kỳ ở Afghanistan, mà đa số đảm trách việc
huấn luyện và yểm trợ (so với con số tham chiến lúc cao nhất là 100 ngàn trước
khi Obama cho lệnh rút quân).
Với
một viễn ảnh không mấy sáng sủa, Hoa Kỳ còn muốn gì ở đây mà không rút quân,
chấm dứt can thiệp, hoặc tăng cường nỗ lực đánh dứt điểm một lần cho xong?
Cũng
như trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã không muốn thắng, và cũng thừa nhận
không thể thắng, để cuối cùng bỏ cuộc sau khi hy sinh 58 ngàn binh sĩ và hao
tốn hàng chục tỷ đô la!
Tối
ngày thứ Hai, 21 tháng 8, Tổng Thống Trump đã đọc một bài diễn văn về chiến
lược đối với vấn đề Afghanistan trước hàng ngàn quân nhân. Bài diễn văn chỉ dài
không tới nửa giờ nhưng đã được nhiều giới chức quân sự cũng như chiến lược coi
là hợp lý, và nhiều nhà lập pháp tin rằng sẽ được sự ủng hộ của cả hai đảng
trong Quốc Hội.
Mở
đầu, Tổng ThốngTrump đã thú nhận rằng ông phải thay đổi cách nhìn về chiến
cuộc. Ông nói rằng ông từng tuyên bố không can thiệp khi còn tranh cử; nhưng
sau khi ngồi vào chiếc bàn giấy ở phòng bầu dục, thì thực tế cho ông thấy khác
đi. Ông không muốn việc rút quân sẽ tạo ra khoảng trống lớn để cho bọn khủng bố
có thêm cơ hội phát triển và mưu toan những vụ khủng bố mới. Đó cũng là kinh
nghiệm mà người Mỹ đã học được khi Obama bất ngờ rút gần hết quân đội ở Iraq mà
kết quả là sự phát sinh, nẩy nở của tổ chức khủng bố ISIS.
Chính
chiến lược gia Patrick Shanahan, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng cũng đồng ý cần phải tiêu
hủy những khu ẩn núp an toàn của bọn khủng bố, mà tiên quyết là giúp đỡ chính quyền
Afghanistan để họ có đủ khả năng kiểm soát lãnh thổ của họ.
Các
nhà quân sự dĩ nhiên không muốn những năm chiến đấu hy sinh của quân sĩ Hoa Kỳ
bị phí phạm vì sự bỏ cuộc tại Afghanistan. Người ta mong đợi Tổng Thống Trump
sẽ có những hành động khác với người tiền nhiệm Obama, mà ai cũng cho rằng
Obama đã quá mức dè dặt và chậm chạp. Những người thân cận của Tổng Thống Trump
đều tỏ ra lạc quan, nhất là những vị vừa đi quan sát ở Afghanistan mới dây.
Những ý tưởng mới của Tổng Thống không nhất thiết phải được diễn dịch thành
những kế hoạch. Tổng ThốngTrump nói ông không muốn cho kẻ địch biết tường tận
từng bước trong sách lược. Vì như thế, chúng có đủ thì giờ đối phó, phản công.
Ngược
lại, nhiều nhà nghiên cứu thì cho rằng Tổng Thống Trump có rất ít sự lựa chọn.
Bọn Taliban có những chiến khu an toàn bên kia biên giới, nằm trong lãnh thổ
Pakistan mà chính phủ Pakistan vẫn dung dưỡng, dù đã nhận hàng tỷ tiền viện trợ
của Hoa Kỳ.
Ông
Michael Kugelman, Phó Giám Đốc Nam Á Châu trong tổ chức Woodrow Wilson Center,
cho biết rõ ràng sẽ không có sự lựa chọn tốt đẹp nào cho vấn đề Afghanistan.
Theo ông, chỉ có giải pháp thương lượng với Taliban để chấm dứt cuộc chiến. Mà
điều này thì cả Hoa Kỳ và chính phủ Afghanistan đều không thích. Thêm vào đó,
trong nội bộ Taliban đang có sự phân hoá giữa nhóm lãnh tụ già nua và giới trẻ.
Vì thế giải pháp đẩy mạnh quân sự cũng khó mà đạt chiến thắng.
Trong
bài diễn văn, Tổng ThốngTrump lên án Pakistan và kêu gọi nước này phải chứng tỏ
quyết tâm thi hành những cam kết giúp vãn hồi trật tự, hoà bình và nền văn minh
sau khi họ đã nhận hàng tỷ tỷ đô la từ ngân sách chống khủng bố của Hoa Kỳ kể
từ sau biến cố 911.
Ông
nói: “Pakistan đã
bao che cho những tổ chức [khủng bố] mà bọn này đang giết những người của chúng
ta mỗi ngày. Chúng ta đã chi cho Pakistan hàng tỷ, tỷ đô la trong lúc họ che
chở cho bọn khủng bố mà chúng ta muốn tiêu diệt.”
Ông
nói sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ đã quá độ. Điều này phải thay đổi ngay lập tức; nếu
không sẽ chẳng còn mối giao hảo đồng minh nữa.
Những điểm chính trong bài diễn văn của Tổng Thống Trump:
-
Lời
hứa rút quân lúc tranh cử do cảm tính, nhưng khi ngồi sau chiếc bàn ở phòng bầu
dục, nghiên cứu hoàn cảnh thực tế, với sự cố vấn của các nhà quân sự, chiến
lược gia, ông cho rằng một sự rút quân sẽ gây một hậu quả nghiêm trọng, là sai
lầm không thể chấp nhận vì tạo khoảng trống cho bọn Taliban phát triển như
trường hợp Iraq trước đây, khi Obama vội vã rút quân.
-
Hoa
Kỳ sẽ giúp cho Afghanistan xây dựng kinh tế, nhưng không áp đặt phải theo chiều
hướng chính trị. We are not nation builder.
-
Sự
giúp đỡ không phải không có giới hạn, không giao cho họ tấm chi phiếu trống
(blank check)
-
Xét
lại việc Pakistan nhận hàng tỷ đô la, mà họ vẫn yểm trợ cho kẻ thù của Mỹ.
-
Không
thể mưu tìm hoà bình ờ xứ xa mà lại không tìm hoà bình với chính mình ngay trong
nước.
-
Quân
đội chiến đấu cho 1 lá cờ, cho một mục tiêu, không có sự phân biệt, không có
chỗ cho sự thù ghét.
-
Chiến
lược ra sao, không nói ra để cho kẻ địch biết trước. Khác với Obama vạch ra
từng bước.
-
Phải
thắng cuộc chiến, giết bọn khủng bố.
-
Yêu
cầu các đồng minh đóng góp thêm tương xứng. Điều này đã đuợc các nước NATO thực
hiện trong thời gian gần đây.
Câu
nói đác ý nhất của Tổng Thống Trump là “Loyalty to our nation demands loyalty
to one another. Love for America requires love for all of its people. We cannot
remain a force for peace in the world if we are not at peace with each other.”
Tạm dịch: “Trung
thành với tổ quốc đòi hỏi sự trung thành với nhau [của người công dân]. Sự yêu
thương nước Mỹ phải là yêu thương tất cả mọi người dân trong nước. Chúng ta
không thể làm nghĩa vụ hoà bình thế giới nếu chúng ta không hoà thuận với nhau
trong nước.”
Thượng Nghị Sĩ Lindsey
Graham, từ lâu vẫn phê bình Tổng Thống Trump, đã phải lên tiếng ca ngợi bài diễn
văn này khi ông nói: “Tôi rất hãnh diện và
thở phào nhẹ nhỏm. Tôi hãnh diện vì Tổng Thống Trump đã coi trọng an ninh quốc
gia lên trên tính cách chính trị. Tôi hãnh diện vì ông Trump biết nghe lời cố
vấn của các tướng lãnh; và hãnh diện nhất là thái độ kiên quyết của Tổng Thống
đối với Hồi Giáo cực đoan. Tôi thấy nhẹ nhõm vì Tổng Thống đã không quyết định
rút quân mà sự rút quân sẽ là một đại họa, ông cũng không thành lập đạo quân
đánh thuê.”
Tai nạn của Hải Quân Mỹ
Chỉ
trong nửa năm, có 4 tai nạn xảy ra cho các chiến thuyền của Hải Quân Hoa Kỳ
thuộc Hạm Đội 7 ở vùng Thái Bình Dương. Tháng Giêng, chiếc khu
trục hạm Antietam, khi đang cố gắng thả neo, thì leo tuốt lên bờ ở vịnh Tokyo,
Nhật Bản. Vụ này là đổ xuống biển 1100 gallons dầu thủy điều. Vụ thứ hai vào
tháng Năm khi chiến hạm USS Lake Chaplain đang hành quân gần bán đảo Triều Tiên
thì bị một tàu đánh cá Nam Hàn tông vào. Qua tháng Sáu, chiếc USS Fitzgerald bị
một chiếc tàu chở container của Nhật đâm vào ngoài khơi Nhật Bản làm 7 thủy thủ
mắc kẹt chết đuối trong hầm tàu. Rồi mới nhất là đầu tháng 8 này, khi chiến hạm
John S. McCain khi trên đuởng về quân cảng ở Singapore, đã bị tàu chở dầu Alnic
MC đâm vào ở vùng eo biển Malacca giữa Malaysia và Indonesia. Hiện có 10 thủy
thủ mất tích, 5 bị thương được trực thăng chở cấp cứu ở bệnh viện trên đất
liền. Chiếc tàu dầu này mang cờ nước Liberia, lớn hơn chiếc John S. McCain. Nó
dài 600 feet, chở đến 30 ngàn tấn dầu. Trong khi đó chiến hạm Mỹ chỉ dài 505
feet và trọng tải 9000 tấn, nó mang tên cha và ông nội của Thượng Nghị Sĩ John
McCain. Cha và ông nội của Thượng Nghị Sĩ McCain đều là 2 vị Đô Đốc cùng mang
tên John S. McCain. McCain cha từng làm Tư Lệnh Hạm Đội 7 thời chiến tranh Việt
Nam. Chiến hạm McCain được hạ thủy năm 1994 và có 291 thủy thủ, 24 hạ sĩ quan
và 23 sĩ quan, có căn cứ tại Yokosuka.
Trong
vùng eo biển Malacca, có từ 40 đến 60 chiến hạm Mỹ đang hoạt động. Vùng biển
này rất nhôn nhịp, vì có đến 40% các tàu dầu di chuyển qua lại; và cũng là vùng
mà có đến 1 phần tư số hàng hoá trên thế giới lưu thông qua đây.
Chiến
hạm John S. McCain vừa thực hiện một cuộc tuần tiểu ở vùng biển Đông Việt Nam,
nơi mà Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo nhằm lập các căn cứ quân sự chế ngự
vùng biển này.
Sự
va chạm tạo ra một lỗ hổng khổng lồ rộng 10 feet ở bên sườn chiến hạm, gây
thiệt hại năng đến các phòng máy, phòng truyền tin, hầm ngủ của thủy thủ đoàn.
Vì nơi xảy ra tai nạn chỉ cách bờ biển Malaysia hơn 8 cây số, tàu đã có đủ khả
năng để chạy vào một quân cảng của Singapore.
Sau
các tai nạn liên tiếp này, Bộ Quốc Phòng đã ra lệnh cho điều tra thật kỹ để tìm
nguyên nhân, vì việc các tàu đụng nhau trên biển là hiếm hoi vô cùng. Trong vụ
chiếc Fitzgerald, có tin cho hay tất cả 3 sĩ quan chỉ huy cao cấp nhất đều bị
thay thế. Hải Quân Mỹ khám phá ra các sĩ quan từ chỉ huy đến trực tàu đều đi
ngủ, không có mặt tại nhiệm sở chỉ huy.
Đô
Đốc John Richardson, Tư Lệnh Hành Quân Biển đã ra lệnh tạm ngưng các cuộc hành
quân trong toàn quân chủng để điều tra. Cuộc điều tra sẽ do Đô Đốc Phil
Davidson đảm trách, nhằm vào khả năng thành tựu của Hạm Đội 7, trong đó có vấn
đề nhân sự, khả năng hải hành, bảo trì, trang bị, huấn luyện chiến đấu, kiểm
soát đạn dược, các bằng cấp, chứng nhận cũng như kinh nghiệm của thủy thủ.
Người
ta e rằng có thể có các hành vi can dự của điều đuợc gọi là Cyber War (chiến
tranh điện toán). Đó là cách mà những người phe này dùng các software để quấy
phá, vô hiệu hoá hệ thống điện toán trên các chiến hạm của phe kia. Đó cũng là
điều mà mấy tháng trước đây, Nga đã lên tiếng đe dọa có thể tiêu diệt cả hạm
đội Mỹ chỉ trong nháy mắt bằng các phương tiện điện toán. Đô Đốc Richardson cho
biết hiện chưa tìm thấy chứng cớ nào về việc các chiến thuyền Hoa Kỳ là nạn
nhân của Cyber War. Nhưng Jeff Stutzman, một chuyên viên phân tích từng hoạt
động trong lãnh vực này cho hay “có những yếu tố vượt
ra khỏi những sai phạm do con người gây ra trong các vụ này.”
Đến nhà thám hiểm Columbus cũng không được yên
Phong
trào triệt hạ các di tích miền Nam do nhóm tả khuynh, BLM, phóng túng hiện nay
đang lan dần trên nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ.
Đến
ngay tượng Christopher Columbus cũng không được yên ổn.
Đêm 20 tháng 8, một nhóm người cực đoan đã dùng búa tạ đập nát đài tưởng niệm
của Columbus từng có 200 năm nay ở Herring Run Park, Baltimore. Bọn người
này rêu rao rằng họ chiến đấu chống lại điều mà họ gọi là văn hoá của người da
trắng tự nhận là thượng đẳng (Culture of white supremacy). Những người này trùm
kín mặt, mang theo những khẩu hiệu “Đập tan nạn kỳ thị chủng tộc” hay “Tương
lai sẽ là công lý về chủng tộc và kinh tế”
Ông
Columbus là một nhà thám hiểm người Italian nhưng đi thám hiểm cho vương triều
Tây Ban Nha. Trong chuyến hải hành năm 1492, ông đã khám phá ra châu Mỹ. Nhưng
ông lầm tưởng rằng thuyền của ông đã đến xứ Ấn Độ. Do đó, ông gọi những thổ dân
da đỏ ở Bắc Mỹ là người Indian.
Những
người đập tượng đã nói rằng những tượng đài của bọn chủ nô lệ và bọn giết người
làm cho họ thấy khó chịu. Họ đổ cho việc nghèo khó là đè năng lên người Mỹ gốc
Phi Châu, và những tượng đài này như là cái tát vào mặt họ.
Vài
ngày trước đó, Hội Đồng Thành phố Baltimore đã bỏ phiếu đồng ý tháo bỏ tất cả
các tượng đài của nhân vật miền Nam từng được dựng lên trong thành phố. Trong
đó có các tượng những Phụ Nữ Confederate ở công trường Bishop Square Park, Nhóm
tượng những người lính và thủy thủ ở đại lộ Mount Royal, tượng ông Lee Jackson
ở Wyman Park Dell và tượng Thẩm phán Roger Taney gần đài kỷ niệm Washington.
Trong
lúc đó ở tiểu bang Texas, trường Đại Học Texas ở Austin đã âm thầm cho dời 4
tượng vì áp lực đe dọa của bọn liberals. Tại Houston, một người đàn ông đã bị
cảnh sát bắt giữ khi đang chuẩn bị đặt chất nổ phá hủy một tượng của Richard
Dowling, một sĩ quan quân đội miền Nam trong công viên Hermann thành phố.
Tại
Thủ đô Washington, các cột trụ khổng lồ của đài kỷ niệm Lincoln ở cũng bị bôi
bẩn bằng sơn. Chúng vẽ cả biểu tượng búa liềm màu đỏ lên một
số tượng tại nhiều nơi.
Tại
New Orlean, họ đã đòi phá hủy tất cả các tượng đài, và thành phố đã chiều ý họ.
Những
người liberals trên toàn quốc đã lập ra một danh sách dài những nhân vật miền Nam
mà họ sẽ yêu cầu phả hủy tượng đài. Sau đây là vài vụ điển hình:
1.
Bà Dân biểu Nancy Pelosi, thủ lĩnh khối thiểu số Hạ Viện đòi bỏ hết tất cả
những tượng các nhân vật miền Nam trong toà nhà Quốc Hội Capitol, trong khi đó
Thượng Nghị Sĩ Cory Booker có hứa sẽ đề ra một dự luật để bỏ hết các
tượng này
2.
Ông Wilbert Cooper của Vice News kêu gọi phá bỏ núi Rushmore ở South Dakota.
Trên núi này có tạc khuôn mặt 4 vị Tổng Thống nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ là
George Washington, Abraham Lincoln, Thomas Jefferson, và Theodore Roosevelt.
Ông ta lập luận các tượng này là mối nguy hiểm cho nền dân chủ vì nó thần thánh
hoá những lãnh tụ đã coi dân da màu là hạ đảng!?
3.
Tuần trước, Stacey Adams thuộc đảng Dân Chủ, ứng cử viên Thống Đốc Tiểu bang
Georgia, đòi phá hủy tượng Tổng Thống miền Nam Jefferson Davis và hai Đại
tướng Robert Lee, Thomas J. Jackson khắc nổi trên mặt núi đá Stone Mountain.
4.- Al Sharpton, người
mục sư da đen nổi tiếng (toàn tiếng xấu quậy phá, trốn thuế…) thì đòi chính phủ ngưng tài trợ cho đền kỷ niệm cố Tổng Thống
Thomas Jefferson, vì theo ông ta, vị Tổng Thống này là chủ nô lệ và hiếp dâm
các cô gái nô lệ da đen.
5.
Tuần trước, một nhóm người biểu tình tại tượng đài của Tướng Albert Pike tại
Washington, D.C. đòi hủy bỏ tượng này. Tướng Albert Pike của miền Nam, đã được
Tổng Thống President Andrew xoá tội và sau này trở thành lãnh tụ của
Freemasonry.
6. Thống
Đốc Viriginia Terry McAuliffe (DC) ra một bản tuyên bố kêu
gọi Quốc hội Tiểu Bang dời hết các tượng vào viện bảo tàng hay đem đi nơi khác
vì theo ông, những tượng này ngăn cản sự tiến hoá, sự hội nhập và bình đẳng ở
Virginia!
7.
Những người Liberals ở Durham, North Carolina đòi phá hủy hết các tượng. Hành
động cụ thể là họ đã kéo sập tượng người lính miền Nam trong tuần trước.
8.
Hơn 150 người nhóm liberals kéo tới chân tượng John B. Castleman
hôm thứ Hai đòi phải dời tượng đi nơi khác. John B. Castleman chỉ là một
sĩ quan miền Nam, và bức tượng này đã được dựng lên năm 1913, tức hơn 100 năm
trước đây.
9.
William Bell, Thị trưởng thành phố Binghamton, Tiểu bang Alabama, đã ra lệnh che
hết các bức tượng những người lính và thủy thủ miền Nam ở công viên Linn Park.
Hai năm trước, thành phố Binghamton đã có những cố gắng để tháo bỏ các tượng này,
nhưng đụng phải đơn kiện của Tiểu Bang.
10.
Thống Đốc Andrew Cuomo (DC) của New York tuyên bó ông đã cho dời
tượng của 2 tướng Robert E. Lee và Stonewall Jackson vì ông cho hay New York
chống lại sự kỳ thị!
Mới
dây trên trang web Changeorg, thấy xuất hiện một thư yêu cầu xây tượng ca sĩ
nhạc Rap người da đen là cô Missy Elliott để thay thế tượng ở gần góc
đuờng Court và High Streets, thành phố Portsmouth,Virginia! Thư thỉnh nguyện
này đạt đến 27 ngàn chữ ký trong chỉ chưa tới 1 tuần.
Thị
trưởng Portsmouth John Rowe còn nói rằng phải dời các tượng danh nhân miền nam
vào các nghĩa địa vì đó là nợi thích hợp nhất cho các tượng này (perfect place
for it).
Giáo Hoàng Francis kêu gọi bảo vệ di dân
Trong
khi các nước Âu Châu khốn đốn vì vụ di dân từ các nước Hồi Bắc Phi và Trung
Đông gây loạn và khủng bố, thì Giáo Hoàng Francis mới đây đã lên tiếng yêu cầu
các quốc gia hảy bảo bọc di dân. Theo ông an toàn của các cá nhân con người
phải đuợc đặt lên trên an ninh quốc gia!!!
Ông
cũng kêu gọi không được trục xuất di dân. Ông thách đố các nhà lãnh tụ chính
trị hãy thực thi điều này trên các văn bản.
Ông
quên rằng an ninh quốc gia bao gồm an toàn cho hàng ngàn, hàng triệu người dân
trong nước. Và sự an toàn của công dân phải đặt ưu tiên hơn sự an toàn của
người di dân từ xứ khác đến.
Trên
các trang mạng xã hội, có nhiều người viết câu đề nghị Giáo Hoàng hãy rước đám
di dân này về Vatican ở, vì cung điện Vatican nguy nga, có thể chứa thêm hàng
ngàn người.
Cuối
tuần trước, một nhóm khủng bố đã thực hiện việc dùng xe van lái với tốc độ 60
dặm/giờ để ủi vào những du khách tại một địa điểm du lịch tại thành phố
Barcelona, phía Đông Bắc nước Tây Ban Nha. Vụ này làm 13 người chết và hơn 120
người bị thương nặng nhẹ. Tên lái xe là một người gốc Morroco, một nước ở Tây
Bắc Phi Châu.
Ngoài
ra, lai rai còn vài vụ khác ở Âu Châu như vụ một tên khủng bố dùng dao chém
người ở Na Uy
Hiến Chương Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn thay đổi?
Tuần
qua, sóng gió lại nổi lên ở Cộng Đồng người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn.
Người
Việt tị nạn sống tại thủ đô và hai tiểu bang lân cận Virginia, Maryland rất
đông. Nơi đây kết tụ nhiều tinh hoa của người Việt tị nạn. Vì Washington là thủ
đô của nước Mỹ, nên là trung tâm sinh hoạt chính trị quan trọng nhất. Người
Việt từ hàng chục năm qua đã bầu chọn ra một tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc
Gia vùng Thủ Đô để nói lên tiếng nói chống Cộng của mình. Trong bản Hiến Chương
của CĐNV Hoa Thịnh Đốn, cũng như các bản Hiến Chương của các CĐ Người Việt khác
trên toàn quốc, đều có ghi một điều căn bản trong chương đầu tiên. Đó là xác
định tổ chức mình là một Cộng đồng chống Cộng. Và điều căn bản này là lý lịch,
là lập trường của người Việt tị nạn, nó là bất di bất dịch, không bao giờ được
thay đổi.
Điều
1 và 2 trong Chương1 (Khái Niệm) của CĐVN Vùng Washignton, DC, Maryland và
Virginia có ghi như sau: “Điều 1. Cộng Đồng Việt
Nam Vùng Washignton, DC, Maryland và Virginia (gọi tắt là Cộng Đồng Việt Nam)
là một Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Chống Cộng với những yếu tính như sau:…
Điều 2. Cộng Đồng Việt Nam do kinh nghiệm lịch sử còn là 2.1. Một Cộng Đồng Tỵ
Nạn Cộng Sản; 2.2. Quốc Gia; và 2.3. Chống Cộng.
Hiến
Chương Cộng Đồng Washington trong Chương Tám: Tu Chính và Giải Tán, Điều 21 ấn
định : Chương Dẫn
Nhập, Chương Một, Chương Hai và Chương Ba không thể sửa đổi.
Thế
nhưng không rõ lý do nào mà trong bản Hiến Chương Cộng Đồng Washington DC,
Maryland và Virgina mới được tu chính, tất cả những chữ
“Chống Cộng” đã hoàn toàn biến mất trong tất cả 3 chương Dẫn Nhập, chưong 1
và 2. Bản Tu chính này được ông Nguyễn Văn Thành soạn và đã được ông Đinh
Hùng Cường, Chủ Tịch cùng Văn Phòng Thường Trực thông qua.
Đây
là một sự thay đổi rất quan trọng. Lý lịch thì vẫn là “Người Việt tỵ nạn Cộng
Sản”, nhưng lập trường thì không còn “chống Cộng” nữa.
Giữa hai nhóm chữ
“Người Việt không Cộng Sản/tỵ nạn Cộng Sản” và “chống Cộng” khác nhau rất xa.
Khi bỏ hai chữ “Chống Cộng”, thì như là mở lối để mon men đến gần, làm bạn, kết
giao, ăn nằm với Cộng Sản. Chúng tôi xin lấy một thí dụ rất cụ thể để chứng
minh điều này. “Ông A không là đàn bà”; nhưng ông A không tuyên bố “chống lại
đàn bà”; vậy ông A vẫn yêu thương, mê mẫn vì đàn bà được chứ?
Dằng sau là âm mưu gì?
Việc
thay đổi trong Hiến Chương của Cộng Đồng Washington dã gây phẫn nộ từ nhiều
phía. Nhưng chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm từ khi ông Đinh Hùng Cường
dùng mọi mánh khoé để ra làm Chủ Tịch. Xin trở về quá khứ một năm trước đây để
phán đoán.
1.- Quy chế bầu cử của
Cộng Đồng Washington là theo cách bầu cử tri đoàn Các cử tri đoàn là các tổ
chức, hội đoàn hợp pháp tại địa phương có ghi danh sinh hoạt với Cộng Đồng. Từ
vài chục hội đoàn có sẵn, trong mùa bầu cử năm ngoái, đột nhiên có thêm khoảng
35 hội đoàn mới ghi danh vội vã; mà đa số là các hội do gia đình và bạn bè ông
Đinh Hùng Cường mới xin giấy phép hoạt động, trong đó có những cơ sở kinh doanh
vụ lợi chứ không mang tính chất hội đoàn. Có hội chỉ có 1, 2 hội viên là người
đứng đơn mà thôi. Như thế, nhờ vào số hội đoàn mới này, ứng cử viên Đinh Hùng
Cường đã thắng cử với đa số áp đảo.
2.-
Bản thân ông Đinh Hùng Cường, đã lấy danh nghĩa Hội Trưởng của một hội ma để ra
ứng cử Chủ Tịch Cộng Đồng. Đó là hội có tên Hội Người Việt Quốc Gia vùng Hoa
Thịnh Đốn thành lập năm 1988, đã ngưng hoạt động từ 28 năm nay. Dĩ nhiên, hội
này chưa hề ghi danh sinh hoạt với Cộng Đồng Washington!
3.-
Chúng tôi ghi nhận thiện chí, tinh thần hăng say của những người đem thân ra
gánh vác công việc cộng đồng. Nhưng hăng đến mức phải dùng thủ đoạn trí trá để
thắng cử thì bất cứ ai cũng phải đặt một dấu hỏi rất lớn. Đó là họ có mưu đồ gì
đây? Ai đứng sau lưng họ đây? Chúng tôi dưa ra đây tấm ảnh trong tiệc ăn nhậu,
bên trái ông Cường là Điếu Cày, bên phải là Hoàng Tứ Duy của Việt Tân để quý vị
nhận định. Một hình khác cho thấy mức than mật của bà Đinh Hùng Cường và anh
“bộ đội” Điếu Cày!
4.-
Và trong thời gian qua, như để chuẩn bị cho âm mưu xoá bỏ chủ trương và mục đích
“chống Cộng”, tổ chức Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn đã không hề có phản ứng tích cực
trước các hành động thách thức của Việt Cộng, như vụ Hùng Cửu Long mặc áo đỏ xuất
hiện ở Maryland và Vũ Trọng Khá mang cờ đỏ xuất hiện ở khu Eden, Virginia; ngoài
ra trước đây còn có vụ “ca sĩ” Mai Khôi đòi dẹp Quốc Kỳ VNCH trước một cử toạ
gồm nhiều nhân sĩ của Cộng Đồng cũng ở Hoa Thịnh Đốn.
5.-
Việc thay đổi trong Hiến Chương Cộng Đồng Washington sẽ làm ảnh hưởng xấu đến
nỗ lực chống Cộng chung của tất cả người Việt tị nạn; nhất là trong giai đoạn
mà Việt Cộng và Việt Gian đang tìm mọi cách thao túng.
6.-
Do đó, phụ họa với tiếng nói của nhiều đoàn thể khác, Cộng Đồng Người Việt Quốc
Gia Hoa Kỳ đã ra bản tuyên bố phản đối sự thay đổi lập trường của ông Đinh Hùng
Cường và vài vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn. Bản tuyên bố lần
nữa khẳng định lập trường chống Cộng dứt khoát. Điều này phải luôn là kim chỉ
nam, bất biến trong tất cả các bản Hiến Chương của các tổ chức Cộng Đồng và
trong mọi sinh hoạt chính trị, xã hội của người Việt tị nạn Cộng Sản. Đồng thời
kêu gọi các tổ chức Cộng Đồng, Đoàn Thể của người Việt Tị nạn cùng lên tiếng
trước âm mưu xoá bỏ lằn ranh Quốc Cộng của ông Đinh Hùng Cường và tổ chức Cộng
Đồng Hoa Thịnh Đốn.
Ông
Đinh Hùng Cường, trong một lá thư ngỏ, cứ vu khống cho người khác là những phần
tử vì lý do riêng tư phá hoại cộng đồng. Thưa quý vị, những việc sai trái ông
ta làm có đầy đủ bằng cớ, từ video đến văn bản; nhưng không nghe ông ta biện
bạch, cải chính.. Chúng tôi chưa hề quen, biết, tiếp xúc với ông. Chỉ biết đến
ông qua vụ xe hoa có trang trí cờ đỏ sao vàng ở 4 góc do gia đình ông thực hiện
mấy năm trước đây. Vậy thì giữa ông Cường và chúng tôi, có lý do riêng tư gì?
Và giữa ông và những người phê bình ông, ai là phần tử phá hoại cộng đồng đây?
Thưa ông?
Nỗi khổ của những người làm nghề Nails
Theo
thống kê từ các tiểu bang, thành phố, có từ 70 đến 80 phần năm người làm nghề
nails là người Việt Điều này không lạ, vì những phụ nữ Việt khi đến Mỹ - nhất
là những người mới đến Mỹ trong các thập niên gần đây - không có nhiều khả năng
kinh nghiệm trong các công việc khác ngoài sự khéo tay và chịu khó. Ngoài ra
hàng rào ngôn ngữ cũng giới hạn họ trong khi xin việc ở các công ty, hãng xưỡng
hay công việc văn phòng.
Đi đến
bất cứ thành phố nào, qua các khu buôn bán nào, chúng ta cũng thấy nhan nhãn những
tiệm Nails với các phụ nữ Việt trẻ có lớn tuổi có. Hầu như gia đình nào cũng có
con cháu, bạn bè đang làm việc trong lãnh vực hái ra tiền này.
Nhìn
bên ngoài, ai cũng thấy họ làm ra tiền, sắm xe sang trọng, ăn diện như các tài
tử, ca sĩ. Nhưng ít ai biết bên trong họ cũng có những nỗi khổ tâm mà không
biết cách nào giải quyết.
Đó
là nạn bóc lột của giới chủ nhân. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật pháp, sự
yếu kém về ngôn ngữ; và nhất là tâm lý cầu an, lo sợ mất việc của những phụ nữ
làm nails, giới chủ nhân đã ép họ phải làm nhiều giờ trong ngày có khi lên tới
12 tiếng, mà không trả tiền phụ trội theo luật định. Việc này gây ảnh hưởng
không ít đến sinh hoạt gia đình, vì các bà các cô, ai cũng có con nhỏ cần chăm
sóc. Các chủ tiệm nails không trả lương cho thợ theo mẫu W-2, nên thợ không có
bảo hiểm và khi mất việc, không xin đuợc tiền trợ cấp.. Ngoài ra, họ còn khấu
trừ một khoản tiền trên các sản phẩm mà người thợ nails dùng để làm nails cho
khác. Đúng ra, những thứ này phải do tiệm nails đài thọ. Một bà đã cho chúng
tôi biết rằng sau khi làm một bộ nails, khách trả $25, nhưng chủ chỉ ghi $23.
Họ giải thích $2 là tiền lọ thuốc mà người làm nail sử dụng, trong khi thực giá
lọ này chỉ có 50 cents. Có những chủ tiệm còn trừ vào lương thợ mỗi ngày 5 đô
la (trừ tiền mặt), coi là tiền clean up. Nhưng khi trả công cho người dọn dẹp,
họ trả bằng chi phiếu mà sau này tính vào chi phí để trừ thuế.
Những
người liên lạc với chúng tôi yêu cầu lên tiếng giùm. Nhưng đó không phải là
việc đơn giản. Vì mỗi thành phố, tiểu bang đều có những luật lệ và quy định
riêng về lao động. Bộ hay Sở Lao Động địa phương là nơi mà các vị cần tiếp xúc
để khiếu nại trước hết.
Cũng
như trong bất cứ cuộc đấu tranh cho quyền lợi nào, những nạn nhân phải là người
khởi xướng. Sau đó, những hội đoàn mới có cơ sở để yểm trợ. Sự không rành pháp
luật và nỗi lo bị chủ đuổi việc làm cho những nạn nhân không dám làm điều gì mà
chỉ biết cầu cứu người khác.
Theo
chúng tôi, một cây đũa lẻ loi có thể bị bẻ gẫy. Nhưng ghép vào một bó, sẽ mạnh
thêm nhiều. Các bà các cô cần xúc tiến thành lập hội ái hữu trước, rồi sau đó
tiến tới nghiệp đoàn. Việc cũng khá đơn giản. Hãy tìm đến nhau, rỉ tại, vận
động, tổ chức các buổi gặp gỡ thân mật rồi kết giao, bàn bạc việc đấu tranh.
Cần hy sinh chút tài chánh thuê mướn một luật sư giỏi để giúp mình.
Nếu
đa số các bà, các cô đồng loạt lên tiếng, các chủ tiệm sẽ phải nhượng bộ.
Nợ
Quốc gia: 8 năm Obama từ dưới
10 ngàn tỷ lên gần 20 ngàn tỷ. Giữa năm 2016 là 19.5 ngàn tỷ, cuối năm 2016,
Obama bàn giao suýt soát 20 ngàn tỷ. Hiện nay, sau gần 8 tháng cầm quyền của
Tổng Thống Trump, coi như không tăng $19,912,961,759,633.
____________________________________
Michael Do (Do Van
Phuc)
Chairman of the Board of Executives.
The Vietnamese American Community of the USA
https://vacusa.wordpress.com
http://tienggoicongdancom/
http://michaelpdo.com/
Chairman of the Board of Executives.
The Vietnamese American Community of the USA
https://vacusa.wordpress.com
http://tienggoicongdancom/
http://michaelpdo.com/
Vietnamese Communists must render FREEDOM, DEMOCRACY and HUMAN RIGHTS to the people before a political defeat would cost them their livelihood and even their lives.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment