Công ty thanh niên xung phong
bắt dân?!
Nhóm phóng viên tường
trình từ Việt Nam
2015-11-09
2015-11-09
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
Lực lượng Thanh niên xung
phong
<
Đợt biểu tình của người dân thành phố Sài Gòn phản đối sự có mặt
của Tập Cận Bình – Chủ tịch kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị công
an, côn đồ và một số thanh niên mặc đồng phục của công ty trách nhiệm hữu hạn
Thanh Niên Xung Phong mà chủ quản công ty này là ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh đánh đập, bắt bớ. Điều khiến người dân thắc mắc là công ty này có thẩm
quyền gì? Họ lấy tư cách gì để đánh dân, bắt dân? Và họ dựa vào đâu để lộng
hành?
Bắt người trái pháp luật
Một người tên Hồ, hiện sống tại quận 7, Sài Gòn, bức xúc: “Người dân nào nó không đánh, hễ mỗi lần xuống
đường là nó đánh. Mấy năm trước nó cũng đánh ầm ầm, chảy máu ào ào, nó quăng
như heo, máu me tùm lum hết nhưng đâu có làm gì được nó. Năm nay nó đánh trúng
ông Trần Bang, một cựu quân nhân, hơn nữa ngay cái dịp Tập Cận Bình sang Việt
Nam nên hiệu ứng mạnh hơn thôi. Mình biểu tình đúng luật chứ đâu có sai, nhưng
nó vẫn đánh. Ở đây làm gì có luật… Tụi Thanh niên xung phong, bảo vệ, dân phòng
gì cũng xông vào đánh. Nói luật ở đây nghe nó viễn vông…”.
Theo ông Hồ, trong số những kẻ bắt giữ và đánh đập người biểu tình
chống Tập cận Bình tại Sài Gòn, có rất nhiều nhân viên của công ty Thanh Niên
Xung Phong. Có thể nói rằng trong thời gian gần đây, công ty Thanh Niên Xung
Phong hoạt động rất mạnh, trong dịp lễ 30 tháng 4 năm 2015, họ là lực lượng
chính làm nhiệm vụ giữ trật tự và trấn áp khi cần thiết trên những trục đường
Sài Gòn. Và hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, các nhân viên công ty
Thanh Niên Xung Phong đều có mặt, tham gia trấn áp, đánh đập người biểu tình.
Ông Hồ cho rằng các nhân viên công ty Thanh Niên Xung Phong đã vi phạm
pháp luật nghiêm trọng và cơ quan chủ quản của nó là ủy ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh cũng vì phạm luật nghiêm trọng. Bởi lẽ, công ty cổ phần Thanh niên
Xung Phong ra đời cùng với hai chức năng cụ thể: Hoạt động kinh doanh và; Hoạt
động công ích.
Hoạt động kinh doanh của công ty gồm: Đầu tư thi công xây dựng
(Đầu tư, kinh doanh bất động sản; Thi công xây dựng), Dịch vụ công ích (Giữ xe
2 và 4 bánh đúng giá; Giữ xe vi phạm; Xây dựng và quản lý các nhà vệ sinh công
cộng; Chăm sóc cây xanh; Cung cấp nước ngọt cho nhân dân huyện Cần Giờ; Xây
dựng các công trình tiện ích công cộng và phúc lợi xã hội).
Thanh niên xung phong giữ an ninh ngăn chặn biểu tình tại Hồ Con
Rùa, Sài Gòn
Về phần hoạt động công ích : Phối hợp giữ gìn trật tự an toàn giao
thông; Bảo vệ, hỗ trợ khách du lịch; Quản lý công viên; Bảo vệ rừng phòng hộ
Cần Giờ; Quản lý và khai thác bến Phà Bình Khánh.
Với chức năng và tư cách pháp lý của công ty như trên, công ty
Thanh Niên Xung Phong hoàn toàn không có tư cách để tham gia việc bắt giữ người,
cho dù đó chỉ mang tính chất hỗ trợ cho công an trong việc bắt giữ. Bởi lẽ,
Thanh Niên Xung Phong không phải là một cơ quan chấp pháp hay một bộ phận nào
đó của cơ quan an ninh nhà nước.
Mặc dù cơ quan chủ quản của công ty này là ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh nhưng điều đó cũng không làm thay đổi được bất kỳ chức năng nào
của công ty này. Vì khi đăng ký hoạt động, ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh đã đăng ký lĩnh vực hoạt động của công ty Thanh Niên Xung Phong gồm hai
mảng kinh doanh và bảo trợ xã hội. Như vậy, xét về mặt pháp luật, công ty Thanh
Niên Xung Phong và ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm luật nghiêm
trọng, trong đó, vi phạm điều 123 Bộ Luật Hình Sự Việt nam hiện hành về tội
“bắt giữ người trái phép”.
Xét trên khái cạnh dân sự thì tất cả các nhân viên công ty Thanh
Niên Xung Phong cũng giống với bất kì nhân viên một công ty cổ phần nào đó trong
xã hội. Nói gần nhất là họ cũng có quyền hạn và trách nhiệm tương đương với các
công nhân ở các khu công nghiệp Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai và nhiều nơi khác
trên đất nước Việt Nam.
Điều ông Hồ lấy làm lạ là tại sao những nhân viên một công ty hoàn
toàn không có chức năng cũng như tư cách bảo vệ an ninh nhưng lại tung hoành
ngang dọc bấy lâu nay trên thành phố để làm phiền nhiễu người dân. Vậy cơ quan
chủ quản của nó đã làm gì, đã chỉ đạo gì để nó được phép hoành hành. Và hơn
hết, một khi các nhân viên công ty vi phạm pháp luật thì cơ quan chủ quản của
nó sẽ bị xử lý theo hình thức nào?
Dường như mọi chuyện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy đơn vị chủ quản
đứng ra xin lỗi các nạn nhân của công ty Thanh niên Xung Phong, đó là chưa muốn
nói đến việc họ im hơi lặng tiếng, xem như đó là một việc hợp pháp.
Câu hỏi về một xã hội có pháp luật
Một người không muốn nêu tên, hiện sống tại quận Bình Thạnh, thành
phố Sài Giòn, bức xúc: “Đi
biểu tình xong rồi bị này nọ, bọ nhốt trong nhà, không đi đâu được. Chuyện này
với người dân đã quen. Ở Sài Gòn khi nào chẳng có khí thể biểu tình. Khi nào có
chỉ thị bên trên thì nó đàn áp mình. Thành phố này là vậy!”
Theo vị này, kể từ sau vụ đánh người biểu tình gây đổ máu vào ngày
5 tháng 11 năm 2015, vấn đề cần được đặt ra là liệu thành phố Sài Gòn có còn an
ninh hay không? Và thành phố Sài Gòn có phải là thành phố mà ở đó quyền công
dân đã bị xâm phạm một cách nghiêm trọng hay không?
Sở dĩ ông phải đặt ra hai câu hỏi này vì những cuộc biểu tình
trước, kể từ năm 2007, những người tham gia biểu tình đều không vi phạm pháp luật,
họ đứng ra biểu tình kêu gọi chống bành trướng Trung Quốc, chống ngoại xâm một
cách ôn hòa, bất bạo động, theo đúng tinh thần hiến định. Đáp lại lời kêu gọi
bảo vệ tổ quốc của họ là những cuộc bắt bớ, qui tội và nhốt tù, nhiều tù nhân
lương tâm và gia đình của họ phải đi đến chỗ bế tắc, hết đường sống.
Và cuộc đàn áp biểu tình ngày 5 tháng 11 vừa qua là một sự vi phạm
pháp luật nghiêm trọng bởi người biểu tình không hề có hành vi quá khích, họ
cũng thực hiện biểu tình đúng tinh thần hiến định nhưng nhà cầm quyền thành phố
Hồ Chí Minh đã cho lực lượng công an, dân phòng và nhân viên công ty Thanh Niên
Xung Phong đến đàn áp, đánh đập, gây đổ máu cho người biểu tình. Không dừng lại
ở đó, lực lượng này còn bắt người và hành hạ.
Điều này cho thấy phía chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã vi
phạm luật nghiêm trọng và đã dung túng những thành phần bất hảo để cưỡng chế, đàn
áp người dân vô tội. Với cách làm việc như đã thấy bấy lâu nay chỉ chứng minh
nhà cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh không những hành xử vô văn hóa mà còn sai
phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong
tình trạng này, cơ quan nào sẽ đứng ra làm trọng tài cho việc này và ai sẽ là
người bị xử phạt trong vấn đề sai phạm pháp luật?
Một khi những câu hỏi này được trả lời thỏa đáng thì những vấn đề
như người biểu tình Sài Gòn bị nhân viên công ty Thanh Niên Xung Phong xúc phạm,
đàn áp hoặc là các blogger miền Bắc bị nhóm Trần Nhật Quang nhân danh nhân dân
đến hỏi tội mới được giải quyết một cách thỏa đáng.
Vị này cho rằng một đất nước có pháp luật, có hệ thống chính quyền
biết hành xử văn hóa thì sẽ không bao giờ chấp nhận dung túng những thành phần
như nhóm của Trần Nhật Quang hay những nhân viên công ty Thanh Niên Xung Phong
một khi họ đã vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Nhưng, dù sao đi nữa,
người dân vẫn đang chờ đợi xem cách hành xử từ phía nhà cầm quyền để ít ra còn
có thể tin rằng mình đang sống trên một đất nước có pháp luật!
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment