xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Monday, 2 November 2015

SƯ VC THÍCH TRÍ QUANG PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH THIÊU SỐNG NGƯỜI ĐỂ GÂY KÍCH ĐỘNG, TẠO CĂM THÙ, TẠI HUẾ.


From: Thanh Lien <

 
XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI.
LIÊN THÀNH

From: Thanh Lien <


 

SƯ VC THÍCH TRÍ QUANG
PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH THIÊU SỐNG NGƯỜI ĐỂ GÂY KÍCH ĐỘNG, TẠO CĂM THÙ, TẠI HUẾ. 
   
                                   Liên Thành 
     (Trích "Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc" trang 87-99)


1/ Nạn Nhân Đầu Tiên là Chú Tiểu Thích Thanh Tuệ, Tục Danh Bùi Huy Chương Chùa Phước Duyên thuộc Quận Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên, Ngày 13/8/1963.

S
au khi có Bản Thông Cáo Chung và hiệu triệu của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Ủy Ban Liên Phái tại chùa Xá Lợi vẫn chủ trương kéo dài cuộc tranh đấu trong giai đoạn II, một giai đoạn mà Thích Trí Quang chủ trương là giai đoạn quyết một mất một còn với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nhưng tại Huế, vì tâm trạng mệt mỏi của quần chúng, và hơn nữa mục đích cuộc tranh đấu do Thích Trí Quang khởi xướng quá trừu tượng nên phong trào không sôi nổi và không lôi kéo quần chúng tham gia đông đảo như lúc đầu. Các cuộc vận động ngấm ngầm của Thích Trí Quang để phát động phong trào tiến xa hơn hầu như không mấy có kết quả như trước. Quần chúng ít đến chùa, mặc dầu có tổ chức tuyệt thực, và số lượng người tham dự các cuộc họp ở chùa Từ Đàm và Diệu Đế cũng giảm sút.
Trước nguy cơ phong trào có thể đi xuống, tàn lụi dần, Thích Trí Quang nghĩ rằng cách duy nhất có thể phát động quật khởi phong trào tranh đấu đô thị của quần chúng Phật tử bằng một chiến dịch thiêu sống sư sãi để gây xúc động, tạo hận thù, đẩy phong trào tranh đấu lên mức độ quyết liệt trong quần chúng đối với chế độ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Người phải nộp mình thiêu sống hy sinh đầu tiên cho cuồng vọng thâm độc của nhà sư Thích Trí Quang là chú tiểu Thích Thanh Tuệ, tục danh Bùi Huy Chương tại chùa Phước Duyên thuộc quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, vào ngày 13/8/1963. Từ sáng sớm các gia đình Phật tử, Sinh viên Phật tử, Hướng Đạo Phật tử, ước lượng khoảng 1000 người ở Thành phố Huế và vùng phụ cận, đã lần lượt kéo lên chùa Phước Duyên. Điểm đặc biệt là có phóng viên báo chí truyền thanh truyền hình quốc tế và quan trọng nhất là có viên Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế cùng với 6 người Mỹ chưa rõ lý lịch cũng đã có mặt tại chùa Phước Duyên. Một số nhà sư của chùa Từ Đàm cũng đã có mặt từ sáng sớm với loa phóng thanh cầm tay, máy ảnh, và xe. Chuẩn bị sau khi thiêu sống chú tiểu Bùi Huy Chương pháp danh Thích Thanh Tuệ, bọn họ sẽ đem thi thể chú điệu Thích Thanh Tuệ về chùa Từ Đàm. Rồi họ dùng xác chết của Thích Thanh Tuệ phát động hận thù chế độ và chính phủ, đẩy phong trào tranh đấu lên cao diểm của cuộc tranh đấu chống chế độ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Ngay sau khi có tin cấp báo vụ thiêu người sống tại chùa Phước Duyên, Ty Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên đã phái một bộ phận lập tức đến chùa Phước Duyên để mở cuộc điều tra thì thấy tại phạm trường đã có một số đông đoàn viên Phật tử đứng canh gác chung quanh xác cháy đen của chú tiểu Bùi Huy Chương, pháp danh Thích Thanh Tuệ. Ngoài ra bọn họ cũng thiết lập một vòng rào dây kẽm gai chung quanh xác chết, nhằm mục đích ngăn chận không cho bất kỳ một ai đến gần tử thi nạn nhân.
Quan sát kỹ phạm trường, nhân viên công lực có những nhận xét như sau:

1- Thi thể nạn nhân nằm ngay phía trong cửa chính vào chùa tại chỗ cỏ rác. Đất đai và cây cỏ bị dẫm nát chứng tỏ trước, trong, và sau khi nạn nhân bị thiêu chết đã có rất nhiều người đứng chung quanh nạn nhân. Phạm trường sau đó đã được sửa soạn lại để đánh lạc hướng cuộc điều tra của nhân viên công lực.
2- Cạnh thi thể nạn nhân có một thùng thiết còn hôi mùi xăng,  bên cạnh còn có chiếc đèn dầu hôi nhỏ đã tắt.
3- Thi thể nạn nhân đã được đắp lại bằng một lá cờ Phật giáo.
4- Ngoài số Phật tử đang đứng canh gác thi thể nạn nhân, còn có một số sư sãi đứng ở trong vòng đai kẽm gai với loa phóng thanh và máy chụp hình.
5- Phía trong chùa có một toán phụ nữ mang băng vàng ở ngực lo việc tiếp tế nước.
6- Nạn nhân để lại 4 bức thư tuyệt mệnh:
- Thư gởi Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.
- Thư gởi các Tăng Ni và tín đồ Phật giáo Việt Nam.
- Thư gởi cho 2 thầy và đạo hữu chùa Phước Duyên.
- Thư gởi cho cha mẹ.
7- Tất cả 4 bức thư trên đều viết theo lối chữ in. Sau khi giảo nghiệm nét chữ, từ một số chữ viết tay của nạn nhân trong vở học trò của nạn nhân, nhân viên giảo nghiệm chữ viết kết luận rằng:
Bốn bức thư tuyệt mệnh đó không phải của nạn nhân Thích Thanh Tuệ viết mà do một kẻ bí mật nào đó viết.
8- Trong đêm xảy ra vụ thiêu sống Thích Thanh Tuệ, chủ tự chùa Phước Duyên là ông Nguyễn Đức Phú, pháp danh Thích Đảng Lễ, đã không có mặt tại chùa.
9- Vào 6 giờ sáng ngày 13/8/1963, Thích Chánh Trực, Phó Hội Trưởng Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên đã đi xe ra tận nhà ông Bùi Di ở Hải Dương, quận Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị, để đón ông nầy chở thẳng vào chùa Từ Đàm và không cho ông nầy đi đâu cả.
Thích Chánh Trực theo lệnh của Thích Trí Quang cưỡng ép ông nầy và người con gái của ông ta phải viết giấy ủy thác cho Tổng Hội Phật Giáo lo việc tống táng tang lễ của con trai ông ta là Bùi Huy Chương tức Thích Thanh Tuệ.
Cũng cần nói rõ về Thích Chánh Trực, Thích Chánh Trực là cánh tay mặt của Thích Trí Quang. Đương sự là một tay Cộng sản nằm vùng rất sắt máu, đã bị tôi ký lệnh bắt giữ đương sự vì can tội hoạt động cho Việt cộng, đồng thời can tội hiếp dâm một ni cô. Ni cô mang thai và sanh ra một bé trai.
Vụ thiêu sống Bùi Huy Chương tức Thích Thanh Tuệ đã được quận Hành Chánh Hương Trà và cơ quan Hiến Binh đến tại chỗ lập biên bản vi bằng, và yêu cầu tịch thu các tang vật như các bức thư tuyệt mạng  lưu bút của nạn nhân. Nhưng các sư sãi không chịu giao. Bộ phận điều tra nội vụ cũng đã yêu cầu nhà chùa và Giáo hội Phật giáo để thi thể nạn nhân ở vị trí nguyên tình trạng cũ để đợi khám nghiệm, các sư sãi của giáo hội không những không chịu mà còn cho tẩng liệm và định cho di chuyển thi hài nạn nhân về chùa Từ Đàm. 
Bất chấp luật pháp quốc gia, không thi hành lệnh của chính quyền sở tại, Thích Trí Quang ra lệnh cho các sư sãi đem thi hài của Bùi Huy Chương tức Thích Thanh Tuệ về chùa Từ Đàm. Thế nhưng khi đưa quan tài của Thích Thanh Tuệ từ chùa Phước Duyên ra đến chùa Linh Mụ, khoảng cách 1500 Km thì họ bị nhân viên công lực chận lại và yêu cầu đem thi hài về chỗ cũ. Các sư sãi không chịu nghe lệnh nhân viên công lực và tự động đem bỏ quan tài trong một vườn hoang gần chùa Linh Mụ.

Vào hồi 18 giờ cùng ngày, chính quyền thành lập một hội đồng gồm có:
- Ông Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Huế.
- Ông Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh Thừa Thiên.
- Bác sĩ Pháp y Nguyễn Văn Đệ.
- Ông Quận Trưởng Quận Hương Trà.
- Ông đại diện Xã Hương Long.

Hội đồng đã đến tận nơi đặt quan tài, yêu cầu sư sãi chuyển quan tài về lại chùa Phước Duyên, nơi xảy ra án mạng để Bác sĩ khám nghiệm tử thi. Nhưng các sư sãi vẫn không chịu, mặc dù hội đồng đã giải thích mọi lẽ nhưng vẫn vô hiệu. Sau đó hội đồng đã lập biên bản vi bằng, tuyên bố bất lực.
Sáng ngày 14/8/1963, Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên và ông Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Huế có tiếp đơn của binh sĩ Bùi Cân là anh ruột của nạn nhân và một số anh em chú bác ruột của nạn nhân trình xin chính quyền can thiệp với các sư sãi chùa Phước Duyên, với Thượng Tọa Thích Trí Quang, cho họ được nhận lãnh thi hài của nạn nhân đem về nguyên quán để an táng vì ông Bùi Dư cha của nạn nhân đã bị mất tích từ sáng ngày 13/8/1963.
Ông Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Huế và Ông Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên đã đưa những thân nhân của nạn nhân đến chỗ đặt quan tài gặp các vị sư để can thiệp theo yêu cầu của thân nhân, nhưng các vị sư viện lẽ rằng thân sinh của nạn nhân là ông Bùi Dư đã ủy giao cho Tổng Hội Phật Giáo lo việc tống táng, vì thế lời yêu cầu của anh ruột nạn nhân là Bùi Cân các sư không thể chấp nhận.
Ông Biện Lý yêu cầu các sư sãi cho gặp ông Bùi Dư là thân sinh của nạn nhân nhưng ông Biện Lý cũng bị các sư sãi nầy từ chối.
Vì những lẽ đó mà vào khoảng 16 giờ, buộc lòng ông Bùi Cân phải nhờ một số bạn đồng đội vào khiêng quan tài đưa ra xe. Tuy gặp phải một vài phản ứng của một số Phật tử quá khích, nhưng không có việc gì đáng tiếc xảy ra. Thi hài nạn nhân được xe chở ra Quảng Trị vào lúc 16 giờ 15.
Cùng trong ngày ấy, Thích Trí Quang đã kêu gọi đồng bào Phật tử ùn ùn kéo lên chùa Phước Duyên để làm áp lực tranh đấu, nhưng khi đồng bào Phật tử vừa mới kéo lên quá Phú Văn Lâu thì họ đã bị nhân viên công lực và quân đội chận lại. Đám đông bèn tụ tập ngồi tại chỗ tại Phú Văn Lâu kéo dài đến bến xe Nguyễn Hoàng nên đã gây trở ngại không ít trong vấn đề lưu thông.
Vào lúc 18 giờ cùng ngày, có khoảng 300 đồng bào Phật tử kéo lên tụ tập tại chùa Từ Đàm. Thích Trí Quang cho treo 5 biểu ngữ với nội dung:
1- Phải chăng dùng dây kẽm gai để chận lối đến chùa là hành động hòa giải tột bực của chính phủ.
2- Hãy để cho chúng tôi được thấy thi hài của thầy chúng tôi.
3- Hãy trả xác thầy của chúng tôi lại cho chúng tôi.
4- Đả đảo hành động ăn cướp xác.
5- Đàn áp tôn giáo là một hành động thời trung cổ.

Các biểu ngữ nầy đã được chính quyền triệt hạ vào lúc 20 giờ cùng ngày.
Thích Trí Quang dự định dùng xác chết của Thích Thanh Tuệ để khởi động phong trào tranh đấu khơi động hận thù của dân chúng đối với chế độ qua các hành động như biểu tình rộng rãi trong Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, như hỏa táng thi hài, chịu tang, cầu siêu, v.v…nhưng âm mưu trên của Thích Trí Quang đã bị chính quyền chế ngự.
Cũng vì vậy mà Thích Trí Quang và bọn chủ mưu tìm cách đối phó gắt gao lại chính quyền, bằng cách vận động đồng bào toàn tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế đình công bãi thị, tập trung, biểu tình, và dọa hỏa thiêu. Mục đích để gây xáo trộn và rối loạn trong Thành phố Huế và Tỉnh Thừa Thiên.
Vào ngày 15/8/1963 theo lệnh của Thích Trí Quang và bọn chủ mưu, giới tiểu thương các chợ Đông Ba, Bến Ngự, và An Cựu nghỉ bán. Những ai dọn hàng ra bán đều bị bọn Phật tử quá khích chửi bới, dọa nạt, rồi rốt cuộc cũng phải dẹp hàng theo chúng. Các cửa tiệm tại đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, và Hàng Bè cũng phải đóng cửa đến 80 phần trăm.
Vào 9 giờ sáng cùng ngày, một “nhà sư” mặc áo cà sa vàng cùng một số Phật tử tập trung ngay tại cầu Bến Ngự, dự định từ cầu Bến Ngự kéo lên chùa Từ Đàm. Ông Quận Trưởng Cảnh Sát Thành phố Huế đến giải thích cho “nhà sư” và đám Phật tử kia biết là đường cấm đi và yêu cầu họ trở lui. Với sự bảo kê của đám Phật tử cò mồi, “nhà sư” hung hăng kia nhất định không nghe và ngồi lì tại đó, hướng về chùa Từ Đàm và tụng kinh.
Lúc 9 giờ 30 phút nhà sư kia và khoảng 500 Phật tử kéo lên Tòa Đại Biểu Chính phủ. Dọc đường “nhà sư” lạ này ngoắc dân chúng hiếu kỳ nhập bọn.
Ông Quận Trưởng Cảnh Sát Thành phố Huế lại một lần nữa đến gặp “nhà sư” yêu cầu “nhà sư” và đám đông giải tán, nhưng “nhà sư” vẫn không nghe. Buộc lòng ông Quận Trưởng phải xưng danh tánh và yêu cầu đồng bào giải tán, nhưng đám họ lại đáp trả bằng những cử chỉ hung hăng và quá khích.
Ngay khi đó ông Quận Trưởng gọi Thẩm Sát Viên Lê Văn Kèn, đang đứng gác ở ngã tư đường Lê Lợi-Nguyễn Huệ, đến phụ lực với ông để truy cản đám người quá khích ấy lại nhưng bị đám đông đẩy lui và nhân viên Nguyễn Văn Kèn bị đám đông “Phật tử” đánh bất tỉnh nhân sự. Ông Quận Trưởng chạy đến can thiệp cũng bị bọn chúng đánh đập và ném đá. Ông phải chạy vào Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên điện thoại xin tiếp cứu.
Thấy vậy “nhà sư” và 2 thanh niên “Phật tử” giả vờ nằm xuống vệ đường trước cổng Tòa Hành Chánh Tỉnh vu khống bị nhân viên công lực hành hung. Để hỗ trợ cho việc làm sai ngược của “nhà sư” và 2 thanh niên “Phật tử”, bọn cuồng tín đến vây quanh “nhà sư” và dùng lời lẽ thô bỉ nhục mạ chính quyền.
Khoảng 30 phút sau, quân đội và lực lượng Cảnh Sát được phái đến. Họ dùng biện pháp ôn hòa để giải tán đám tình nghi là cò mồi của Cộng sản kia.
Ngoài ra lúc 11 giờ 30 trong ngày, có một số thanh niên mang sắc phục Phật tử và tăng ni tập trung trước cửa rạp Cinema Tân Tân trên đường Trần Hưng Đạo, gây nhiều trở ngại cho lưu thông và an ninh công cộng.  Nhân viên công lực đã được phái đến giải tán. An ninh trật tự được tái lập trở lại vào 13 giờ 30.
Trong hai vụ tập trung vi phạm an ninh trật tự công cộng nói trên, quân đội và cảnh sát đã bắt giữ 10 tên du đảng quá khích, sau 2 ngày giáo dục cảnh cáo đã cho bọn chúng tự do.
Cũng trong ngày 15/8/1963, có độ 50 Phật tử quá khích ở xã Thủy Biều đã phá Ấp Chiến Lược để tiến về xã Thủy Xuân liên lạc với chùa Từ Đàm. Dân vệ xã truy cản thì bị bọn chúng hành hung. Lực lượng an ninh được phái đến thì bọn chúng bỏ chạy.

2/ VụNướng Sống Thượng Tọa Thích Tiêu Diêu tại chùa Từ Đàm Ngày 16/8/1963

Trong ngày 15/8/1963, một phái đoàn Phật giáo Sài Gòn gồm có các tên: Ngô Hữu Đạt, Lê Khắc Từ, Lê Văn Ba, Thích Nữ Diệu Không Hà Thị Liên Thanh ra đến Huế vào lúc 10 giờ 30 sáng, mang theo những tài liệu chỉ thị của Ủy Ban Liên Phái và của Thích Trí Quang đến cho chùa Từ Đàm, để dấy động phong trào tranh đấu tại Huế lên cho kịp phong trào tranh đấu tại Sài Gòn.
Thích Trí Quang và đám sư sãi trong Ủy Ban Liên Phái đã chủ trương cho những tay chân tin cậy tại chùa Từ Đàm liên tục tổ chức nướng người để gây căm phẫn sâu sắc trong nhân dân, hầu đạt được mục đích chính trị đưa dân chúng càng lúc càng xa lìa chính phủ và chống đối chính phủ mỗi ngày mỗi gia tăng. Chính vì lẽ đó mà vụ án mạng thứ hai hay vụ nướng sống các tăng ni tại Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên Huế lại được tiếp diễn.
Vụ nướng sống lần thứ hai nầy kẻ chủ mưu cũng lại là Thích Trí Quang và Ủy Ban Liên Phái và nạn nhân là nhà sư Thích Tiêu Diêu. Lý lịch cá nhân của nạn nhân như sau:
Tục Danh: Đoàn Mễ. Pháp danh: Thích Tiêu Diêu. Sinh ngày: 20/11/1932. Chánh quán: Làng An Truyền, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Trú quán: Chùa Thọ Đức, xã Thủy Xuân, Tỉnh Thừa Thiên. Tình trạng gia đình: Nhà sư có vợ và 6 con. Người con trưởng của ông ta là nhà sư Thích Thiên Ân, Giáo Sư trường Đại học Sài Gòn.
Như trên đã trình bày kẻ chủ mưu là Thích Trí Quang và những hung thủ thi hành lệnh của Thích Trí Quang nướng sống nhà sư Thích Tiêu Diêu gồm có:
Phan Đình Bính. Sinh ngày: 1/3/1937. Chánh quán: Làng Thế Chí Đông, Diên Hải, Quận Hương Điền, Tỉnh Thừa Thiên. Trú quán: 57 A Đường Lam Sơn Huế. Cha: Phan Hiệp (chết), Mẹ: Cao Thị Diên. Học lực: Sinh viên Y Khoa năm thứ I, Trường Đại học Y Khoa Huế. Chức vụ trong tổ chức tranh đấu: Tổng Thư ký Đoàn Sinh Viên Phật tử của Trường Đại học Huế.
Tôn Thất Kỳ. Sinh ngày: 2/4/1942 tại Phường Phú Vĩnh, Quận III Thị xã Huế. Trú quán: 9/7 Đường Nguyễn Hoàng, Huế. Học lực: Sinh viên Y Khoa năm thứ I. Cha: Tôn Thất Tùng, Mẹ: Trương thị…(chết).
Nguyễn Trực. Sinh năm: 1942. Chánh quán: Tỉnh Nghệ An. Trú quán: Đường Phan Đình Phùng, Quận III Thị xã Huế. Cha: Nguyễn Hoài, công chức cao cấp của chính phủ Đệ I/VNCH. Học lực: Đệ Tứ, Trường Quốc Học niên khóa 1956-1957. Đoàn viên Đoàn Hướng Đạo Đinh Bộ Lĩnh, Thừa Thiên.
Thuộc thành phần sắc máu trung kiên, cánh tay mặt của Thích Trí Quang, cơ sở nằm vùng quan trọng của cơ quan Thành ủy Việt cộng Huế.
Lê Văn Kỳ.
Điệu Lê Văn Kỳ. Pháp danh Thích Nguyên Tịnh. Sinh ngày 19/8/1945. Chánh quán: Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị. Trú Quán: Chùa Từ Đàm. Học Lực: Tú Tài Toàn Phần. Cha: Lê Văn Lịch (chết), Mẹ: Lê Thị Ngãi.
Lê Khắc Từ. Sinh năm 1928. Quy y và ở lại chùa Từ Đàm từ 1954. Học lực: Tú Tài Pháp, Phần II. Chức vụ: Tổng Thư Ký Ban Trị Sự Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần.
Lê Khắc Từ là một trong những tay chân thân cận của Thích Trí Quang. Y là đảng viên cao cấp đảng Cộng sản Việt Nam cài vào hoạt động trong Phật giáo.
Sau ngày 30/4/1975, Lê Khắc Từ mang quân hàm Đại Tá Cộng sản và giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Tôn Giáo của Mặt Trận Tổ Quốc thuộc Thành ủy Cộng sản Sài Gòn.

Kế hoạch nướng sống Thích Tiêu Diêu được bọn chúng hoạt định như sau:
Vào khoảng 8 giờ tối ngày 15/8/1963, tên sinh viên Tôn Thất Kỳ giao cho tên sinh viên Phan Đình Bính 3 bức thư đã thảo sẵn và dặn sinh viên Phan Đình Bính đọc nguyên văn cho Thích Tiêu Diêu viết lại không được sai một chữ vì đó là chỉ thị của Thích Trí Quang. Sinh viên Phan Đình Bính lại giao cho chú điệu Lê Văn Kỳ, tức Thích Nguyên Tịnh làm chuyện đó.
Khoảng 11 giờ tối, ba tên Tôn Thất Kỳ, Phan Đình Bính, và chú điệu Lê Văn Kỳ tức Thích Nguyên Tịnh chuẩn bị lấy xăng để nướng sống Thích Tiêu Diêu.
Ngoài ra Nguyễn Trực có nhiệm vụ hướng dẫn các Hướng Đạo Phật tử căng dây chung quanh khu vực và chỗ Thích Tiêu Diêu sẽ bị nướng. Nguyễn Trực cũng có nhiệm vụ phân phối đoàn viên an ninh canh chừng nhân viên chính quyền đột nhập can thiệp.
Ba giờ sáng, Phan Đình Bính và Điệu Thích Nguyên Tịnh phụ trách mặc y áo và quàng bông vào người Thích Tiêu Diêu. Phan Đình Bính bèn chích cho Thích Tiêu Diêu một mũi thuốc, và sau đó đưa Thích Tiêu Diêu lên lễ Phật rồi dìu ra sân. Tên Phan Đình Bính còn mang tấm nệm cho Thích Tiêu Diêu ngồi.
Khoảng 3 giờ 45, các tên Tôn Thất Kỳ, Phan Đình Bính, và Nguyễn Trực đổ xăng lên người Thích Tiêu Diêu và lên tấm nệm. Tên Nguyễn Tâm Thăng được lệnh đứng sẵn để chụp hình. Các Hướng Đạo Sinh và Sinh viên Phật tử đứng canh ở cửa ra vào và phạm trường.
Bốn giờ 2 phút, Phan Đình Bính quẹt diêm châm lửa nướng sống Thích Tiêu Diêu. Ngọn lửa bùng cao quá mái chùa thì các ngọn đèn trong chùa cũng vừa tắt.
Ngay lúc đó tiếng chuông trống vang lên, bọn sát nhân Tôn Thất Kỳ, Phan Đình Bính, Lê Khắc Từ, Lê Văn Kỳ tức Thích Nguyên Tịnh, và Nguyễn Trực cùng đám Hướng Đạo Sinh và Sinh viên Phật tử giết người quỳ xuống lạy nạn nhân. Máy phóng thanh và chuông trống của chùa Từ Đàm gióngn, loan tin cho các chùa lân cận như chùa Vạn Phước, chùa Linh Quan, chùa Bảo Quốc, chùa Kim Tiên, chùa Tường Vân, và chùa Sư Nữ cũng đánh chuông trống phụ họa thông báo cho các tín đồ quanh vùng.
Tôn Thất Kỳ dùng điện thoại của chùa Từ Đàm liên lạc báo tin cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ và cơ quan Phòng Văn Hóa của Pháp tại Huế biết nội vụ tự thiêu, và yêu cầu đại diện ngoại giao của hai chính phủ Hoa Kỳ và Pháp tại Huế loan tin cho báo chí, truyền thanh, và truyền hình quốc tế.
Trong khi đó có một số ni cô từ phía đường Lam Sơn định xông vào chùa Từ Đàm nhưng bị nhân viên công lực chận lại. Về phía đường Nguyễn Hoàng trước mặt chùa Linh Quang, các sư sãi đã thiết lập bàn thờ và tụng niệm.
Từ 6 giờ sáng mọi ngã đường vào chùa Từ Đàm đều bị phong tỏa, các Phật tử tập trung đông đảo tại các nút chận của nhân viên công lực gần chùa để tụng niệm.
Chín giờ sáng ngày 16/8/1963, các ông Biện Lý, Chánh Lục Sự, Đại Úy Quận Trưởng Quận Hương Thủy, cơ quan Hiến Binh, và ông đại diện Xã Thủy Trường đến chùa Từ Đàm lập biên bản vụ nướng người nầy. Khoảng 11 giờ trưa cùng ngày có khoảng 400 tăng ni tập trung tại đường Lam Sơn cạnh bên hông chùa Từ Đàm, họ ngồi ngay giữa lòng đường tụng kinh và niệm Phật.




__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List