'Khủng bố ở Little Saigon' có
giá trị không?
Lê
QuỳnhBBC
Tiếng Việt
- 7 giờ trước
Phim tài liệu “Terror in Little
Saigon”, cáo buộc Mặt trận Hoàng Cơ Minh dính líu năm vụ giết nhà báo hồi thập
niên 1980, đang gây xôn xao trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
BBC đã phỏng
vấn phóng viên điều tra A.C. Thompson, người thực hiện phim, và ông Hoàng Tứ
Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân.
Trong phần tiếp
theo, chúng tôi tìm đến giới nghiên cứu, những người đã xem bộ phim để nghe
đánh giá của họ.
Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, từ Quận
Cam, California, giáo sư sử và nhân học tại Đại Học Pepperdine.
Dù người ta
phản ứng thế nào về nội dung phim, tôi cho rằng cần ngợi khen nhà sản xuất và
phóng viên vì cố gắng mở lại các vụ án bỏ ngỏ này với hy vọng đưa kẻ giết người
ra công lý. Đặc biệt, A.C. Thompson, phóng viên và người dẫn chuyện, cần được
khen ngợi vì sự kiên trì khi tìm kiếm câu trả lời, và anh đã đi khắp nước Mỹ và
sang Thái Lan.
Nhưng có những
vấn đề nghiêm túc với phim này, bắt đầu là tựa đề. Thật không may khi họ đặt
“khủng bố” và “Little Saigon” chung như thế. Chữ “Terror” đã mang ý nghĩa bi
thảm hơn từ ngày 11/9. Mặc dù “terror” và “terrorism” không phải là một, tôi
cho rằng với người Mỹ gốc Việt, đặc biệt những người chỉ xem tiếng Anh là ngôn
ngữ thứ hai, họ xem chúng là một. Đặt cùng với “Little Saigon”, nó ám chỉ một
cộng đồng tham gia hoạt động vô đạo, phi pháp.
Sự sụp đổ nhanh
chóng của Sài Gòn đem lại cơn sốc nặng cho người Việt gắn bó với Việt Nam Cộng
Hòa. Cơn sốc đó tạo ra nhiều phản ứng: đau khổ, suy nhược, buồn bã, và cả khao
khát đảo ngược sự mất mát, phục quốc. Hậu quả của cơn sốc này, là chủ đề tôi
đang nghiên cứu, là một giấc mơ ngược về tâm lý, rằng Việt Nam có thể thoát
khỏi cộng sản nhờ bạo lực.
Giấc mơ giải
phóng Việt Nam khỏi cộng sản là sâu rộng, không chỉ trong vài cựu sĩ quan, lính
của quân đội miền Nam cũ. Hiểu được bối cảnh lớn hơn này dĩ nhiên không để tha
thứ cho các vụ tội ác. Nhưng nó giúp giải thích các hoạt động không hợp pháp
đằng sau các vụ đó.
Bộ phim này
tình cờ cũng chứng tỏ nhu cầu cần hiểu rõ hơn lịch sử của người Mỹ gốc Việt.
Bối cảnh mất nước và tính bạo lực, chưa nói đến lịch sử phi cộng sản lâu dài ở
Việt Nam và sự sụp đổ Sài Gòn, hoàn toàn không có trong phim.
Vũ Đức Vượng, Chủ biên trang
trongnguoi.net.
Khi chiến tranh
ở Việt Nam chấm dứt năm 1975, tôi đã xong bằng cao học ở Mỹ và cơ quan
International Institute ở St. Louis, Missouri, mời tôi về lo chương trình định
cư cho người tỵ nạn từ Việt Nam. Tôi bắt tay vào việc hồi đầu tháng 7/1975. Từ
năm 1983 tới 1997, với chức vụ giám đốc Trung Tâm Định Cư Người Tỵ Nạn Đông Nam
Á (Center Southeas Asian Refugee Resettlement) đặt trụ sở tại San Francisco với
4 văn phòng trong vùng Vịnh, kể cả San Jose, California, tôi đã tổ chức Trung
Tâm thành một cơ quan xã hội phục vụ người tỵ nạn tại Mỹ, với mục đích chính là
giúp đồng bào hội nhập vào mọi khía cạnh của xã hội Mỹ.
Hai thập niên
80 và 90 là thời gian cộng đồng người Việt tại Mỹ còn trải qua nhiều thăng
trầm: thuyền nhân và các em lai, sau đó là các cựu tù chính trị, được Mỹ đón
nhận khá nhiều; tương lai những người đã tới Mỹ chưa được ổn định; chính phủ Mỹ
còn cấm vận đối với Việt Nam; trong khi một thế hệ mới đang hội nhập vào nước
Mỹ thì thế hệ cha mẹ họ còn phân vân sẽ ở đây mãi hay còn hy vọng trở về...
Trong bối cảnh
này, có nhiều luồng dư luận, nhiều chính kiến, cũng như nhiều hội đoàn, cơ quan
truyền thông mọc lên trong cộng đồng. Mặt Trận của ông Hoàng Cơ Minh cũng phát
sinh trong bối cảnh này, và thời gian đầu đã thu hút nhiều chú ý cũng như đóng
góp của cộng đồng. Tôi còn nhớ có những người nhận trợ cấp xã hội của chính phủ
(welfare), tuy số tiền không được bao nhiêu, nhưng cũng nhịn ăn nhịn mặc đóng
góp một phần cho Mặt Trận.
Cơ quan của
chúng tôi –Trung tâm Tỵ nạn—là một tổ chức thiện nguyện, bất vụ lợi, nên không
có liên hệ gì với Mặt trận. Hơn nữa chúng tôi định hướng là người Việt ở Mỹ cần
hội nhập càng sớm càng tốt để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình, nên
chúng tôi cũng không đồng ý với chủ trương lấy lại Việt Nam bằng vũ khí, vì nó
không có lợi cho cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Vì thế, sau hơn
20 năm, và nay đã chuyển sang nghề dạy học, tôi cũng tò mò muốn biết PBS và Pro
Publica có thêm tin tức gì giúp giải quyết những vụ án từ ba thập niên trước.
Tôi đã xem phim
này, cũng như đã đọc bài đi kèm của ký giả A.C. Thompson, và cảm tưởng chung là
PBS & Pro Publica đã mất một cơ hội quý báu để làm sáng tỏ những khúc mắc
cơ bản mà chúng tôi, những người Việt ở Mỹ thường xuyên theo dõi các diễn tiến
trong cộng đồng, đã hy vọng là hai cơ quan truyền thông bất vụ lợi này, sau
thời gian dài nghiên cứu và điều tra, có thể mang lại cho người xem khắp thế
giới.
“Terror in
Little Saigon” không đem ra được những chứng cớ gì mới về những vụ án mà họ
điều tra. Họ không tìm được nhiều tài liệu chính thức (tài liệu từ FBI bị đục
bỏ đi quá nhiều, hồ sơ vụ Mặt Trận kiện bỗng dưng biến mất; vụ chính phủ Mỹ
kiện lãnh đạo Mặt Trận bị “bỏ cuộc” một cách ngớ ngẩn; cũng như không có một
nhân chứng nào đưa ra những dữ kiện một cách thẳng thắn, công khai và nghiêm
túc...) và ký giả Thompson chỉ ám chỉ, chứ không khẳng định được là Mặt Trận
được một phần chính giới Mỹ bao che.
Tuy nhiên, xem
chương trình này cũng không phải là hoàn toàn mất thì giờ. Cá nhân tôi cũng xác
định được vài điều chính trong vấn đề này:
1. Cảnh sát địa
phương ở Mỹ, hoặc là lười, hoặc là thiếu khả năng, hoặc là coi thường nạn nhân
người Việt, hoặc là có lệnh từ trên đừng điều tra kỹ quá, v.v… nhưng ở nơi nào
cũng lơ là các vụ án mạng này. Chỉ một việc tối thiểu như kiểm tra các cú điện
thoại hăm dọa nạn nhân hay người nhà nạn nhân mà cũng không có sở cảnh sát nào
làm. Và tôi chắc chắn là trong thời điểm đó, cũng như ngày nay, cảnh sát không
có khả năng về ngôn ngữ hay văn hóa để điều tra đến ngọn ngành. Như vậy, các vụ
án này vẫn xếp xó là phải rồi.
2. FBI cũng
lười và vô tích sự không kém. Trước đó vài chục năm, họ đã điều tra được tổng
thống Kennedy ngủ với những ai, hay mục sư King ngoại tình như thế nào, nhưng
việc theo dõi các dấu vết rõ ràng ngay trước mắt thì lại làm lơ.
3. Quan trọng
hơn là, sau khi xem phim, tôi có cảm tưởng mạnh hơn về việc chính phủ Mỹ muốn
dùng Mặt Trận (MT) trước hết như một con cờ gây rối cho phía Việt Nam, lúc đó
đang tham chiến ở Campuchia cũng như đang bị cấm vận. Ở thời điểm đó, việc Mỹ
để cho Mặt Trận rảnh tay hoạt động cũng đi cùng hướng với việc Trung quốc ủng
hộ hết mình phe Khmer Đỏ để cầm chân Việt Nam.
Hơn nữa, dưới
thời tổng thống Reagan (1981-1989), chính phủ Mỹ đã từng vi phạm chủ quyền của
Nicaragua bằng cách bán vũ khí cho Iran để lấy tiền giúp loạn quân Contra ở
nước này. Mỹ còn đặt mìn ở cảng Managua, và bị Nicaragua kiện ra tòa án quốc
tế. Tòa xử Mỹ thua năm 1986, nhưng Mỹ chơi xấu không thừa nhận thẩm quyền của
Tòa.
Và cũng không
ai lạ gì vụ Cuba. Fidel Castro lật đổ chế độ Batista thân Mỹ năm 1959, sau đó
bị cấm vận tới năm nay, 2015, mới được bình thường lại.
Nhưng trong nửa
thế kỷ trước, Mỹ đón nhận vô điều kiện người tỵ nạn từ Cuba, cũng như giúp
“kháng chiến quân” Cuba tổ chức để lấy lại nước mình. Họ thất bại, nhưng trong
vài thập niên khoảng 70-cuối 90, những người Cuba chống Castro này cũng đã có
một biệt đội ám sát, có tên là Alpha-66, chuyên để duy trì “kỷ luật” trong cộng
đồng người Cuba.
K-9 và Alpha-66
chắc phải có những điểm khác nhau, nhưng sang thế kỷ này, chúng tôi muốn biết
sự thật.
4. Còn
Neutrality Act để ở đâu? Rõ ràng là Mặt Trận đã vi phạm luật này, nhưng không
bị hề hấn gì. Nếu không có người che chở, liệu Mặt Trận có dám công khai
quyên tiền trên đất Mỹ để nuôi quân, mua vũ khí chống lại chính quyền Việt Nam?
Cách đây vài
năm, tướng Vang Pao, một thời cũng là “con cưng” của tình báo Mỹ, đã lọt vào
một bẫy đặt mua vũ khí ở Sacramento, Cali, cho chí nguyện quân Hmong ở Lào, và
bị lôi ra tòa. Ông mất trước khi phải hầu tòa, tiện việc cho mọi bên.
5. Sau cùng,
cũng có một điểm được minh xác: Việt Tân là hậu duệ của Mặt Trận, theo như
khẳng định của ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân Đảng Việt Tân.
Daniel C. Tsang, Quản thủ thư
viện Đại học California, Irvine
'Terror in
Little Saigon' là phim tài liệu quan trọng, cùng với phần tường thuật báo chí
trên mạng. Từ quá lâu, im lặng và thuyết âm mưu đã có trong cộng đồng người
Việt hải ngoại về những tội ác này.
Chương trình
không chỉ lên án giới chức địa phương vì không điều tra các vụ đe dọa và giết
người. Nó còn đụng đến cả chính phủ Mỹ vì “ôm ấp” lãnh đạo của Mặt Trận và lờ
đi trong khi Mặt Trận mở hoạt động du kích từ Thái Lan và Lào.
Tôi hy vọng
việc này khơi lại sự quan tâm để có điều tra các vụ vi phạm luật liên bang,
thậm chí luật hình sự về cáo buộc K9 liên quan việc ám sát. Đó sẽ là sự hòa
giải được hoan nghênh với Việt Nam.
Tiến sĩ Francois Guillemot, nhà
nghiên cứu tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) phụ trách kho tư
liệu Việt Nam của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO, Pháp) tại Lyon.
Như nhiều người
quan tâm lịch sử và nghiên cứu về người Việt ở hải ngoại, tôi rất mong đợi giờ
phát bộ phim này. Chủ đề rất hấp dẫn vì liên quan một chương bí mật, tương đối
ít được biết tới, về chuyện của người Mỹ gốc Việt. Mặt trận Quốc gia Thống nhất
Giải phóng Việt Nam là một tổ chức bí mật từ lúc thành lập đến khi giải thể năm
2004. Khi làm luận văn thạc sĩ năm 1997, tôi từng đụng chạm chủ đề này. Khi đó
tôi gọi đây là “cuộc kháng chiến thứ ba”, chống lại chính thể cộng sản sau 1975
ở Việt Nam.
Đánh giá của
tôi về phim tài liệu này là tiêu cực. Có nhiều vấn đề: thiên kiến trong việc
thu thập thông tin, cách điều tra của cảnh sát và những khoảng trống đáng kể
trong câu chuyện.
Phim này cố
tình gây chú ý bằng tựa đề gây sốc về Little Saigon, quảng cáo bằng hình ảnh
máu, súng, những hình ảnh không liên quan trực tiếp cuộc điều tra.
Thứ hai, quan
trọng hơn, bộ phim không được đặt trong văn cảnh phù hợp. Khán giả không rõ mặt
trận này là gì, mục tiêu, tổ chức, lãnh đạo của nó, từ đâu nó xuất hiện. Không
thấy nói gì về lịch sử, những thay đổi nội bộ từ một tổ chức quân sự thành đảng
mới thân dân chủ. Không thấy nói gì về lịch sử Việt Nam: sự sụp đổ của Sài Gòn,
hiện tượng Thuyền nhân, thực tế của việc chống lại cộng sản cả về mặt vũ trang
và dân sự, số phận những người bị đưa vào trại cải tạo.
Nó cũng không
nói về bối cảnh quốc tế của Chiến tranh Lạnh: câu hỏi về “những tay súng tự do”
dưới thời Reagan, vấn đề người Mỹ mất tích, ngoại giao với Việt Nam, bối cảnh
Chiến tranh Đông Dương lần ba từ 1979 đến 1989.
Thứ ba, buồn
nhất là việc truy tìm tội phạm hóa ra chẳng đi đến đâu. Vẫn là những gì chúng
ta đã biết suốt 20 năm qua, bằng lời chứng của các cựu thành viên như Phạm Văn
Liễu, Phạm Ngọc Lũy hay những người trẻ hơn như Phạm Hoàng Tùng, Ali Hoàng.
Thay vì bảo vệ
cho nghề báo và sự thật, các tác giả lại gây hiệu ứng ngược lại: tạo ra căng
thẳng trong cộng đồng người Việt.
Sau khi Liên Xô
sụp đổ, Mặt trận thay đổi bằng các phương thức hòa bình hơn. Trên thế giới, có
nhiều ví dụ về các tổ chức kháng chiến đã đi từ hành động vũ trang sang hòa
bình sau Chiến tranh Lạnh (IRA ở Ireland…).
Tôi không phải là người ủng hộ đảng
này. Tôi chỉ nhìn sự biến đổi từ góc độ người quan sát bên ngoài và một sử gia
quan tâm các câu hỏi này.
Chúng ta cần
xem xét lịch sử của Việt Tân từ góc độ toàn cầu. Đó là một tổ chức nhắm đến
cuộc đấu tranh lâu dài để đem lại đổi thay dân chủ ở Việt Nam. Khi nhìn như
thế, sự đoàn kết của các lực lượng thân dân chủ người Việt trong và ngoài nước
là điều cần thiết. Ví dụ Miến Điện là rất hay. Khi nào sẽ có Liên đoàn Quốc gia
vì Dân chủ ở Việt Nam? Câu hỏi này sẽ còn được tranh luận bên trong Đảng Cộng
sản và trong các nhóm của xã hội dân sự.
Nguồn : BBC on
line
__._,_.___
No comments:
Post a Comment