xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Friday 13 November 2015

Những xảo quyệt trong “Terror in Little Saigon”



Những xảo quyệt trong “Terror in Little Saigon”

Định Tường

A.C Thompson nói rằng muốn đi tìm công lý cho 5 nhà báo Việt đã bị giết trên đất Mỹ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước chỉ vì đã chỉ trích một tổ chức đấu tranh có tên là Mặt Trận. Ai cũng mong chờ được xem những chi tiết mới (mà nhà làm phim đã quảng cáo thật hấp dẫn cũng như cái tít giật gân “Terror in Little Saigon”) để giúp cơ quan công lực, từ cảnh sát tới FBI, tìm ra hung thủ mà trong suốt hơn 10 năm trời cố gắng họ đã thất bại.

Nhưng xem xong cuốn phim “Terror in Little Saigon” vào tối ngày 3-11-2015, nhiều người đã phải ngơ ngác đặt câu hỏi “where is the beef?” (điều hứa hẹn sao không thấy?).

Người xem có cảm giác bị “lừa”. Trí thông minh phán xét của mình bị sỉ nhục.

Nhưng tệ hơn cả là thấy cộng đồng của mình bị sỉ nhục như một xã hội đen, bị một băng đảng tội phạm khuynh loát, giết hại và đe dọa mà không dám lên tiếng. Và băng đảng đó là những người đã hy sinh xương máu cho lý tưởng tự do của dân tộc trước và sau năm 1975 - những người trong quân lực VNCH và những người thuộc mọi tầng lớp không chịu khuất phục vận mệnh đau thương để sẵn sàng đứng lên cứu quốc.  

Cuốn phim mang tiếng là điều tra nhưng đã được thực hiện bằng những buổi ép cung, cắt xén, ráp nối dữ kiện, suy diễn qua lời thuyết minh buộc tội trong suốt cuộn phim - dựa trên những lời đồn vô căn cứ, không bằng chứng ...

Nhóm làm phim còn bịa đặt “lời khai của nhân chứng” một cách trắng trợn mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa là một trong những nạn nhân trực tiếp của phim này, đã phải lên tiếng qua bài viết: Về Bọn Sát Nhân Cầm Máy Của PBS/ProPublica

Không những thế, nhóm phóng viên gồm A.C Thompson và Richard Rowley còn vi phạm những nguyên tắc về truyền thông lẫn đạo đức như sau:   

1.  Đổ tội cho Mặt Trận giết Dương Trọng Lâm năm 1981 dù khi đó Mặt Trận chưa chính thức hoạt động ở xứ Mỹ (MT hoạt động từ tháng 4/1982), và dù có một tổ chức khác – tên VOECRN - nhận là thủ phạm, nhưng A.C Thompson vẫn nhất định đóng vai quan tòa kết tội… Mặt Trận.

2.  A.C Thompson phỏng vấn và đưa lên phim 4 đoàn viên của Mặt Trận và 1 nhân chứng bí mật với lời quảng cáo: có những tiết lộ mới về toán sát thủ K9 trong MT. Nhưng khi xem phim người ta không hề thấy có bất cứ tiết lộ gì kể cả việc A.C Thompson muốn các người này xác nhận biết K9 cũng không thành.

3.  A.C Thompson và đoàn quay phim qua tận Lào để tìm chiến khu của Mặt Trận nhưng không thành nên đã  đưa lên hình ảnh một nhân chứng “bịt mặt” nói là người Lào đã từng giúp ông Hoàng Cơ Minh qua sông Mekông (phút 39’22”). Nhưng A.C Thompson không ngừng ở đó. A.C Thompson muốn “nhân chứng”người Lào này nói về vụ sát hại 5 người trong khu chiến của MT?  Âm mưu của A.C Thompson là muốn cho thấy MT không chỉ ra tay sát nhân ở Hoa Kỳ mà cả trong chiến khu tại Lào.

4.  Ngay lúc đầu tiếp xúc, A.C Thompson đã không cho biết đích thực mục tiêu phỏng vấn về nội dung cuộn phim. Họ nói chung chung về phóng sự 40 năm sinh hoạt cộng đồng Hoa Kỳ; nhưng khi bắt đầu vài phút họ lái câu chuyện sang những vụ bạo động, giết người. Có người từ chối trả lời thì lại bị khuyến dụ là biết gì về Mặt Trận, kể cả về những tin đồn Mặt Trận giết người thì cứ nói ... và sẽ không tiết lộ danh tánh.

5.  Dụ người phỏng vấn là cứ nói sự thật về K9 đi, cứ thú thật về bất cứ hành vi giết người nào của Mặt Trận đi và sẽ không bị thu băng (tức off the record),  rồi giả vờ tắt đèn máy thâu nhưng vẫn thu âm thanh trao đổi. Thậm chí còn dụ người “bị” phỏng vấn là cứ nói đại trước ống thu hình đi là “có biết K9”. Rất tiếc là A.C Thompson và nhóm đồng nghiệp đã không dụ được ai, do đó họ đã không hề có phần thu thanh nào để tố cáo Mặt Trận trong phim cũng như để làm ... “new evidence” (bằng chứng mới) cho cảnh sát hay FBI.

6.  Ngoài xảo thuật “hỏi cung” một cách trắng trợn và ép uổng để đối tượng nổi nóng (ông Johnny Nguyễn và Nguyễn Xuân Nghĩa), rồi thu hình ảnh đưa vào phim để chứng minh là những người này “guilty” (tội lỗi) nên bị hỏi tới là nổi nóng.  A.C Thompson còn “tắt tiếng” câu trả lời của người được phỏng vấn như trường hợp phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Khoa (phút thứ 23-24 với Nguyễn Đăng Khoa; miệng ông Khoa phát biểu rõ ràng tiếng Việt “không biết” khi được hỏi là có biết về K9, nhưng câu trả lời này đã không được dịch qua tiếng Anh trong phần phụ đề như những câu trả lời phù hợp với điều mà Thompson mong muốn).

7.  A.C Thompson cho biết là đã phỏng vấn 100 người. Tuy nhiên, cuộn phim chỉ đưa ra được có 15 nhân chứng gồm 4 người da trắng, 5 người đoàn viên Mặt Trận - gồm thật, giả và bí mật, 1 người Lào, 1 người Thái, 3 thân nhân của 2 nạn nhân và một người (giấu mặt). Có thêm 3 người nữa trong phim nói “không biết”, vậy phải chăng 85 người còn lại đã không nói những điều mà A.C Thompson mong muốn hoặc vì có lợi cho Mặt Trận nên đã không được nêu ra chăng?

Với quá nhiều xảo thuật được xử dụng, chúng ta không thể nào không tự hỏi:

1.  Phương cách làm phim thiếu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp này có phải là một hình thức lạm dụng quyền tự do ngôn luận hay không?

2.  Phải chăng nhóm làm phim coi thường cộng đồng Việt Nam hay do nhóm quá kém cỏi nên đã bị một nhóm người Việt Nam có “chủ đích chính trị” dẫn dắt tới độ “cuồng tín” đi tìm thủ phạm theo kiểu “mục đích biện minh cho phương tiện”, bất kể đạo lý, công lý và sẵn sàng chà đạp lên sự thật?

3.  Có phải chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ như bình luận gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa đã trả lời trên Báo Người Việt về những gian trá của nhóm làm phim “Terror in Little Saigon”?







__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

xx

xx

My Blog List