xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Friday, 31 July 2015

Nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường



Nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường
Lữ Giang
Hôm 26.7.2015, một độc giả có email là dien.nguyen44@… đã đưa lên diễn đàn hình Hoàng Phủ Ngọc Tường với lời ghi chú vắn gọn:

Giờ đây HP Ngọc Tường bị bại liệt. Y phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội y đã giết đồng bào với chính lương tâm của y, y cũng không thể quên được những hình ảnh bi thảm của cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Trong phần đời ngắn còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường phải sống những ngày đêm u ám, sợ hãi, y sợ hồn ma, bóng quỉ, y sợ oan hồn của những kẻ đã bị y thảm sát gần 40 năm trước.”
 Mt Nguyen's photo.
Ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường – bại liệt –đến dự đám tang bà mẹ vợ.(Ảnh lấy trên Facebook)
Email vắn gọn này lại bắt chúng ta nhớ đến những thảm cảnh mà đồng bào ở Đà Nẵng và Huế đã phải chịu trong các cuộc bạo loạn tại miền Trung trước 1975, nhất là trong Tết Mậu Thân. Để đối phó với công luận, nhóm người gây ra những tai họa này thường dùng Vọng Ngữ để chạy tội, coi Vọng Ngữ như một pháp môn của đạo Phật, có thể đưa tới “giải thoát”! Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng tin như vậy, nhưng chạy trời không khỏi nắng.
BỊ CIA ĐẨY VÀO CON ĐƯỜNG CÙNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9.9.1937 tại Huế, nhưng quê ở Triệu Phong, Quảng Trị. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (ban Việt – Hán) năm 1960, về dạy ở trường Quốc Học Huế từ 1960 đến 1966. Khi CIA phát động phong trào Phật Giáo để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và đưa quân vào miền Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những người đã tham gia rất tích cực.
Sau khi ông Diệm bị giết, một số các nhà lãnh đạo Phật Giáo tưởng rằng thời vận của Phật Giáo đã đến, nên đã phát động một phong trào đấu tranh bạo động để cướp chính quyền và hình thành một chính phủ do Phật giáo lãnh đạo, trong đó Phât giáo là quốc giáo và các tăng sĩ là quốc sư, gióng như dưới thời Lý Trần. Phong trào này đã lên tới cao điểm vào năm 1966 khi Phật Giáo đã cướp được chính quyền tại Đà Nẵng và Huế. Nhưng thực tế không dễ dàng như vậy.
Phong trào Phật Giáo tuy được trang bị bằng lòng cuồng tín tôn giáo và sự hận thù Thiên Chúa Giáo rất cao, nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo và thiếu kinh nghiệm… nên đã trúng kế của CIA!
Đọc lại các tài liệu ghi lại các biến loạn do các phong trào Phật Giáo gây ra lúc đó ở Sài Gòn, Đà Nẵng và Huế (trong đó có Bạch Thư của Hòa Thượng Tâm Châu), ai cũng thấy kinh hoàng. Đợi khi lòng cuồng tín tôn giáo lên đến cao độ và đưa tới biến loạn, và khi các đặc công cộng sản nằm vùng ẩn nấp trong các chùa ở Đà Nẵng như chùa An Long do Thích Minh Tuấn trụ trì và chùa Phổ Quang của Thích Từ Mẫn.., xuất đầu lộ diện dưới danh nghĩa “Lực Lượng Thanh Niên Phật Tử Cứu Quốc” và «Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử»…, Mỹ mới bật đèn xanh cho hai Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan dẹp tan.
Ngày 20.5.1966, từ Huế Thượng Tọa Thích Trí Quang lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Johnson can thiệp và đòi Tướng Kỳ phải từ chức ngay lập tức. “Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng” yêu cầu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ra tay, nếu không họ sẽ phá phi trường Đà Nẵng. «Quân đoàn Cách mạng Vạn Hạnh» đã được thành lập do Thích Minh Chiếu làm Tư lệnh và đặt Tổng hành dinh tại chùa Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Nơi đây đã trở thành nhà tù giam giữ, tra tấn và thủ tiêu những viên chức chính quyền, quân đội, công giáo, VNQDĐ… không theo “Cách Mạng”. Trưa 26.5.1966 đoàn biểu tình đã đốt cơ quan USIS, Phòng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ tại Huế, tiêu hủy khoảng 5.000 quyển sách. Ngày 1.6.1966, đoàn biểu tình đập phá Tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế. Họ rãi truyền đơn đòi đưa Thích Trí Quang lên làm quốc trưởng và Trần Quang Thuận làm thủ tướng. Nhưng Tổng Thống Johnson tuyên bố ủng hộ Quân Lực VNCH và yêu cầu chính phủ và các tổ chức đấu tranh chấm dứt các cuộc xô xát “để chống Cộng và thực hiện dân chủ.”
Ngày 23.5.1966, khi Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân ly khai do Ðại Úy Nguyễn Thừa Du chỉ huy, rút ra khỏi Chùa Tỉnh Hội ở Đà Nẵng và trở về với QLVNCH, phong trào Phật Giáo đấu tranh cướp chính quyền bắt đầu suy yếu rồi tan rã dần.
Hiện nay, đã có hàng trăn bài và tài liệu ghi lại các biến cố nói trên, nhưng nhìn chung, chúng ta thấy vụ Đại tá Đàm Quang Yêu, Tư lệnh Biệt khu Quảng-Đà và Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 51 Bộ binh tuyên bố ly khai khỏi chính quyền trung ương và cho Ðại Úy Nguyễn Thừa Du dẫn Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng vào đóng ở Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng để bảo vệ Phật Giáo, vụ một số đơn vị thuộc Sư Đoàm 1 và Sư Đoàn 2 tuyên bố ly khai, vụ tướng Lewis Walt, Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ tại Vùng I, ngăn chận không cho không quân VNCH oanh kích quân ly khai ở Đà Nẵng… đều là những hành động có tính toán.
Khi tình hình đã chín muồi, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch UBHPTƯ, lên các đài truyền thanh và truyền hình tuyên bố rằng cộng sản đã xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và cho biết sẽ dùng võ lực để tái lập an ninh tại Đà Nẵng. Ngày 14.5.1966, các tàu vận tải của Hoa Kỳ đã đưa 40 xe tăng và thiết vận xa đến Đà Nẵng. Ngày 15.5.1966, chính phủ gởi 5 tiểu đoàn Nhảy dù đến Quân đoàn I tăng cường cho Thủy Quân Lục Chiến. Chỉ trong một giờ, quân Nhảy dù đã tái chiếm Đài phát thanh Đà Nẵng...
Tất cả những biến cố nói trên đều do Tướng Lewis Walt, Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ tại Vùng I đạo diễn. Mục tiêu của kịch bản này là biến phong trào đấu tranh Phật Giáo thành một phong trào bạo loạn và khủng bố, rồi viện lý do đó dẹp tan mà không bị dư luận quốc nội và quốc tế phản đối. Nói cách khác, CIA đã bày mưu để đẩy Phật Giáo Ấn Quang vào con đường cùng.
Bị thất bại một cách thê thảm, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã công khai đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Các cán bộ nồng cốt của nhóm này đã bỏ thành phố đi vào chiến khu theo Việt Cộng, chẳng hạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường (dạy học), Hoàng Phủ Ngọc Phan (SV Y Khoa), Nguyễn Đắc Xuân (SV Đại Học Sư Phạm), Trần Quang Long (SV Đại Học Sư Phạm), Lê Minh Trường (Sinh Viên Mỹ Thuật), Huỳnh Sơn Trà (SV Y Khoa), Nguyễn Văn Sơ (SV Đại Học Sư Phạm), Ngô Yên Thi (SV Văn Khoa), Trần Bá Chữ (SV Đại Học Sư Phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên Dược)… v.v. Đa số còn lại bị cơ quan an ninh VNCH bắt giữ, một số ẩn trốn trong quần chúng.
TỪ TỘI ÁC NÀY ĐẾN TỘI ÁC KHÁC
Báo chí và sách vở đã viết quá nhiều về những tội ác mà đảng CSVN đã gây ra trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, đặc biệt là các thành phần thuộc Giáo Hội Ấn Quang đã bỏ vào chiến khu năm 1966 nay trở lại để sát hại đồng bào, trong đó có 4 tên được chú ý nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc XuânNguyễn Thị Đoan Trinh.
Có lẽ cuốn sách tóm lược đầy đủ hơn cả về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế là cuốn “The Vietcong Massacre at Hue” (Cuộc thảm sát của Việt Cộng ở Huế) của bà Bác Sĩ Elje Vannema xuất bản năm 1976. Bà là người có mặt ở Huế khi biến cố xẩy ra. Lời tường thuật của các nhân chứng khác, Việt Nam cũng như ngoại quốc, cũng đã giúp chúng ta thấy rõ hơn sự dã man của cuộc thàm sát này.
Theo tài liệu, khi Cộng quân tấn công vào Huế, có đem các đại đội đặc công, võ tranh tuyên truyền và các toán an ninh. Hoạt động về an ninh được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Trụ sở chính của Ban An Ninh được đặt tại Chùa Từ Đàm. Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng NguyênNguyễn Đình Bảy (tự là Bảy Khiêm) thuộc Khu Ủy Trị Thiên. Tồng Hoàng Nguyên đã giao cho Nguyễn Đắc XuânHoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách khu Gia Hội.
Nguyễn Đắc Xuân thành lập “Đoàn Quân Nhân Sư Đoàn 1 ly khai” và “Đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát để dụ các quân nhân và cảnh sát VNCH ra trình diện, rồi sau đó đưa đi thủ tiêu.
Trường Trung Học Gia Hội của Dòng Mai Khôi (Phú Xuân) được dùng làm nơi giam giữ và xét xử các thành phần bị coi là Việt gian hay phản động. Theo bà Bác sĩ Elje Vannema, các phiên tòa ở đây đều do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa.
Bà Elje Vannema là người Hà Lan, sinh năm 1932 và tốt nghiệp y khoa tại trường McGill University Medical School ở Canada năm 1962. Bà đã dến hoạt động y tế ở Huế từ 1965 đến 1968, có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, nên đã tường thuật khá đầy đủ trong cuốn “The Viet Cong Massacre at Hue” dày 212 trang, xuất bản năm 1976. Bà đã ghi lại các việc làm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân như sau:
"Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tu viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tu viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan (Trang) điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc…”
Bà Elje Vannema cho biết đã kiểm kê được qua 22 mồ tập thể với số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người. Riêng tại trường Gia Hội, nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân điều hành, có 203 người bị giết. Người đi bắt và bắn chết là tên Linh (Diệu Linh), người Quảng Ngãi làm nghề thầy bói, khoác áo Việt Nam Quốc Dân Đảng Thừa Thiên.
THẦN KHẨU BUỘC XÁC PHÀM!
Từ 1963 đến nay, những người thuộc giáo phái Phật Giáo Ấn Quang, dù theo Việt Cộng hay chống Cộng, dù ở trong hay ngoài nước, cũng thường coi VỌNG NGỮ như con đường giải thoát. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thế.
Nguyễn Đắc Xuân khẳng định rằng trong suốt thời gian xảy ra biến cố Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt Trận Giải Phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
"Không hiểu sao đến giờ vẫn có những kẻ xấu miệng cứ tìm cách buộc chặt tôi vào "vụ" Mậu Thân Huế. Đúng Mậu Thân đã trở thành một bi kịch đời tôi! Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu, thế thôi!"
(Báo Công An Nhân Dân online: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu")
Nhưng tục ngữ Việt Nam có câu “Thần khẩu buộc xác phàm”, chính lời tuyên bố của chính Hoàng Phủ Ngọc Tường sau đó lại trở thành bằng chứng buộc tội anh ta. Trong cuộc phỏng vấn của đài PBS năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
Nói riêng về những người bị giết thì trong số đó tất nhiên có một số là do du kích cách mạng. Khi chúng tôi vào nhà để gọi họ ra thì họ bắn trả đến cùng; họ bắn đến độ có những chiến sĩ của chúng tôi đã bị thương; khi đó chúng tôi phải bắn trả khiến những người đó bị chết tại chỗ. Trong trường hợp đó có một viên Phó tỉnh trưởng của Huế...

Trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Burchett và đoàn làm phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình tại Huế năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận chính mình là chứng nhân của biến cố Tết Mậu Thân tại Huế 1968, nhưng cho rằng thủ phạm vụ tàn sát đó là Mỹ - Ngụy chứ không phải Đảng CSVN! Xin mời quý vị lắng nghe:
Hỏi: Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biệt liên quan đến vụ thảm sát. Ở đây. Xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra bấy giờ ở Huế, có những vụ trả thù, đàn áp?
Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Ông muốn nói đến vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đại của nhân dân Huế. Nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến thắng này. Đó là là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và ngụy sau đó. Vì thế nhân dân Huế đã phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế…
Bởi vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới bên ngoài quan tâm, chúng chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ việc chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris.
Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một chứng nhân.”
Những lời tuyên bố này cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong Tết Mậu Thân, nhưng cũng như các thành phần đấu tranh khác của Giáo Hội Ấn Quang, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đổ tội cho Mỹ - Ngụy để “giải thoát” cho mình. Nhưng Kinh Pháp Cú có dạy: “Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui, đến khi nghiệp ác thành thục rồi kẻ ác mới hay là ác.
Có lẽ lúc này “nghiệp ác thành thục rồi”, nên người ta đã tìm thấy trong thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường những câu:
Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang
(Địa chỉ buồn)
Hay:
Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi
(Về chơi với cỏ).
Không phải đợi đến "ngày sau luân hồi" đâu, chính trong kiếp này, Hoàng Phủ Ngọc Tường, những kẻ tôn thờ Vọng Ngữ trong Giáo Hội Ấn Quang và chính Giáo Hội này cũng đã phải trả rồi.
Ngày 30.7.2015
Lữ Giang



__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Các quan tòa huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang yếu kém về nghiệp vụ hay nhận tiền chạy án???


Các quan tòa huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang yếu kém về nghiệp vụ hay nhận tiền chạy án???

Ngô Thị Hồng Lâm 

Thực hiện QĐ số 31/2005/QĐ-UB ngày 10/5/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành, nhằm quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ;

Công điện số 174 – 24/4/2009 của Giám đốc Công an Tỉnh Bắc Giang và kế hoạch số 84/PC 26 ngày 27/4/2009 của Phòng CSGT Bắc Giang  về việc: “Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy và xử lý vi phạm khai thác tài nguyên cát sỏi trái phép”;
Đêm 30/4/2009, Phòng CSGT tỉnh Bắc Giang phân công 4 cán bộ:

–         Hoàng Văn Hải,
–         Tống Đức Tuấn,
–         Tô Văn An và
–         Nguyễn Văn Hoan
đi làm nhiệm vụ trinh sát trên sông Thương.
Khoảng 2 giờ 1/5/2009, tại khu vực gần bến đò Mom có 3 thuyền đang khai thác cát trái phép đã bị tổ công tác bắt quả tang.

Anh Hoàng Văn Hải và anh Nguyễn Văn Hoan lên thuyền số 1 (có các đối tượng Nguyễn Văn Đoài, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Văn Thắng và Thân Văn Tin).

Anh Tống Đức Tuấn lên thuyền số 2 (có 4 đối tượng).
Anh Tô Văn An lên thuyền số 3 (có 4 đối tượng)
13 đối tượng đã dùng dao, búa, gậy, gạch đá cố tình tấn công gây thương tích và đẩy 4 chiến sĩ công an té xuống sông (tử vong đối với chiến sĩ Nguyễn Văn Hoan) là những chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ.

Đến khoảng hơn 4 giờ sáng ngày 1/5/2009, Phòng CSGT tỉnh Bắc Giang đã cử cán bộ đến chi viện thì các đối tượng gây án mới bỏ trốn. Ba anh Hải, An, Tuấn được đưa đi cấp cứu. Còn anh Nguyễn Văn Hoan bị đuối nước mất tích. Đến 7 giờ sáng 1/5/2009 mới tìm thấy xác anh dưới sông và đưa về bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Những việc làm khuất tất, vi phạm tố tụng của cơ quan CSĐT Bắc Giang:
Vụ việc cố tình chống đối và giết người thi hành công vụ của những kẻ khai thác trái phép tài nguyên cát sỏi xảy ra như nói ở trên là hết sức nghiêm trọng. Ngày 1/5/2009 cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, nhưng lại không ra lệnh “bắt khẩn cấp”, truy nã và khởi tố bị can ngay tại thời điểm vụ việc xảy ra; 5 ngày sau (6/5/2009) mới vận động các đối tượng ra đầu thú!

Đây là 1 dấu hiệu vi phạm tố tụng của CSĐT công an tỉnh Bắc Giang.

Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bắc Giang đã triệu tập “Hội đồng khám nghiệm hiện trường”,  “Khám phương tiện” là chiếc tàu mà các đương sự sử dụng đã gây ra án mạng và “khám nghiệm tử thi”.
Dấu hiệu Vi phạm tố tụng hình sự của công an Bắc Giang
Việc “khám nghiệm hiện trường” diễn ra trên sông Thương tại thôn Đức Thọ – Dương Đức – Huyện Lạng Giang được tiến hành vào lúc 6 giờ sáng ngày 1/5/2009 và kết thúc vào hồi 9 giờ sáng cùng ngày 1/5/2009 với sự tham gia của 5 người, nhưng chỉ có chữ ký của 3 người.  Trong đó thiếu chữ ký của Kiểm sát viên “khám nghiệm hiện trường” là người theo quy định của bộ Luật Tố tụng hình sự bắt buộc phải có mặt trong các cuộc khám nghiệm. Mà có chữ ký của:
–         ông Nguyễn Văn Nam (VKS tỉnh)

–         và ông Nguyễn Minh Ngọc cán bộ kỹ thuật hình sự.

Phần “khám phương tiện” là con tàu nơi xảy ra án mạng đã không được ghi rõ “chủ tàu” là ai. Cũng không ghi rõ “số máy” của từng con tàu. Chiếc tàu số BG-0145 là hiện vật mang dấu vết tội phạm, là một trong những vật chứng quan trọng đáng lẽ phải được niêm phong, bảo quản, không để hư hỏng để phục vụ  trong quá trình điều tra vụ án.

Tuy nhiên khoảng 2 tháng sau khi xảy ra vụ án  thì chiếc tàu BG-0145 (hiện vật gốc) của vụ án lại được trả cho các đối tượng gây án để bán đi, nhằm tiêu hủy chứng cứ?! Điều đó đã nói lên việc khám nghiệm không đúng trình tự, vi phạm tố tụng hình sự, có dấu hiệu “chạy án” của cơ quan CSĐT Bắc Giang.

Điều đáng lưu ý là hoạt động “Khám nghiệm tử thi” được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, bắt đầu vào hồi 9 giờ sáng ngày 1/5/2009 và kết thúc vào hồi 10 giờ cùng ngày 1/5/2009 cũng có sự tham gia của 2 ông Nguyễn Văn Nam (KSV) Viện KSND tỉnh Bắc Giang và ông Nguyễn Minh Ngọc cán bộ Kỹ thuật hình sự.

Cần nói rõ: Hai hoạt động trên (khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi) đươc thực hiện ở 2 địa điểm khác nhau với khoảng cách là 10km, song lại cùng tiến hành trong một thời gian sát liền nhau, thì 2 ông Nam và Ngọc không thể cùng lúc tham gia 2 cuộc “khám nghiệm” được. 

Hơn nữa, kết luận giám định pháp y số 955/09/GĐPY ngày 1/5/2009 không ghi thời gian, địa điểm hoàn thành việc giám định, không có chữ ký và họ tên của Giám định viên.

Đây tiếp tục là dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự khuất tất hết sức nghiêm trọng của CSĐT Bắc Giang, cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, không đảm bảo tính khách quan của vụ án.
Kết luận giám định tử thi của anh Nguyễn Văn Hoan số 955/09/GĐPY ngày 1/5/2009 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang ghi rằng nguyên nhân cái chết của anh Hoan là “chết do ngạt nước” là không trung thực, đã bị gia đình anh Nguyễn Văn Hoan khiếu nại. Vì thế, cơ quan CSĐT Công An tỉnh Bắc Giang đã phải ra quyết định: “Trưng cầu giám định lại” số 08 ngày 09/12/2009 đối với Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công an.

Việc vi phạm tố tụng hình sự tiếp theo là Vụ án đã được khởi tố từ ngày 1/5/2009, nhưng cho đến ngày 17/9/2010 cán bộ điều tra vẫn không đăng ký hồ sơ vụ án mà vị cán bộ điều tra này vẫn điềm nhiên chuyển hồ sơ vụ án đến VKSND và TAND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang để đưa ra xét xử (?!).

Tại bản “kết luận giám định” của Viện Khoa học hình sự – Tổng cục Cảnh sát số 3021/C21-P7 lại một lần nữa cho thấy dấu hiệu vi phạm tố tụng: bỏ qua nhiều dấu vết quan trọng trên thi thể của anh Nguyễn Văn Hoan: “mũi miệng bị chảy máu, mặt trước của hỏm vành tai phải bị sưng có vết rách da dài 0,2cm…”. Đây là những bằng chứng chứng tỏ các đối tượng gây án đã dùng hung khí chống lại người thi hành công vụ.

Nhưng Viện Khoa học hình sự – Tổng cục Cảnh sát vẫn cố tình phớt lờ, bỏ qua những dấu vết trọng thương do hung khí gây ra trên vùng đầu của anh Hoan. Họ vẫn nhẫn tâm kết luận nguyên nhân cái chết của anh Hoan là “do ngạt nước” giống như kết luận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Nếu bị chết do ngạt nước thì bao tử phải có nước và có dị vật theo vào phổi, đằng này không hề có những dấu hiệu này.
Chứng tỏ, nếu khám nghiệm một cách nghiêm túc thì đã đủ căn cứ kết luận anh Hoan chết do  “chấn thương sọ não” và bị đẩy xuống nước! Đây chính là hành động cố ý giết người của các hung thủ khai thác cát mà cả 2 cơ quan giám định pháp y đã cố tình “làm lơ” bao che cho kẻ tội phạm.
Trước 2 kết luận giám định gian dối 995/09.GĐPY ngày 1/5/2009 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang và kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự – Tổng cục Cảnh sát về nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Hoan là do “ngạt nước”, gia đình anh Hoan không chịu nổi bức xúc nên đã phải làm đơn đến Viện Pháp y quốc gia – Bộ Y tế xin giám định lại. Hội đồng Khoa học của Viện này đi đến kết luận: Nguyên nhân chết của anh Nguyễn Văn Hoan là “do ngạt nước trên người có chấn thương sọ não” (có kết luận giám định kèm theo).

Từ kết luận giám định này, Tòa án nhân dân Huyện Lạng Giang – Bắc Giang đã ra Quyết định số 04/2009/HSST-QĐ ngày 24/12/2009 hoàn trả hồ sơ cho VKS huyện Lạng Giang để điều tra bổ sung về hành vi có dấu hiệu phạm tội “cố ý giết người” đang thi hành nhiệm vụ.

Theo dư luận quần chúng cho biết: “13 đối tượng trên thuyền khai thác cát có một số là thân nhân của những quan chức đã nghỉ hưu và đang còn tại chức có thẩm quyền tại công an huyện và công an tỉnh  Bắc Giang.
 Chủ sở hữu của 3 chiếc thuyền khai thác cát trái phép trong đó cũng có người đang giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước của tỉnh hoặc huyện”. Có lẽ đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến chỗ có sự bao che dung túng cho tội phạm.
Vì thế, mong mỏi của gia đình là muốn cơ quan pháp luật làm rõ  “những dấu hiệu nghi vấn” này để truy tìm đúng ai là kẻ đứng sau làm sai lệch vụ án.

Tuy nhiên, trước những giám định chắc chắn của Viện Pháp y – Bộ Y tế, Công an điều tra tỉnh Bắc Giang sợ sự thật bị phanh phui nên đã không ra quyết định “trưng cầu giám định” lại, mà vẫn tiếp tục bảo thủ, giữ nguyên kết luận điều tra cũ, và Viện kiểm sát tỉnh cũng vẫn giữ nguyên cáo trạng cũ.

Ngày 25/1/2011 Tòa án Nhân dân huyện Lạng Giang – Bắc Giang đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án này vào ngày 26/5/2010 với tội danh: “chống người thi hành công vụ”. Họ đã bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng là “giết người đang thi hành công vụ”, gây bất bình trong dư luận nhân dân và thân nhân của anh Nguyễn Văn Hoan. Gia đình anh Hoan đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số 35/2010-HS-/ST ngày 26/5/2010 lên Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Vụ án đã được Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang thụ lý và mở phiên tòa xét xử Phúc thẩm ngày 31/8/2010.
Ngày 6/9/2010 Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phán quyết Phúc thẩm: “tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm giám định lại nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Hoan”.

Lần 2:
Ngày 25/01/2011, Tòa án Nhân dân huyện Lạng Giang xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án này. Tòa án sơ thẩm huyện Lạng Giang vẫn giữ nguyên  khung tội phạm dành cho các bị cáo: “chống người thi hành công vụ” và sử dụng kết luận giám định pháp y của Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, bỏ qua nhiều chứng cứ trên thi thể của anh Hoan là những vết thương trên vùng đầu, mặt để chỉ xác định cái chết ngạt nước cho anh Hoan (bản án số 07/2011/HS-ST).

Với bản án ngồi xổm trên pháp luật của những người làm công tác “cầm cân nẩy mực” của Tòa án Nhân dân huyện Lạng Giang trong phiên xử sơ thẩm lần 2, sự bất bình trong nhân dân dấy lên mạnh mẽ hơn. Và gia đình anh Hoan phải tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm lần 2 của Tòa án Nhân dân huyện Lạng Giang lên Tòa án Phúc thẩm tỉnh Bắc Giang,
Ngày 13/9/2011 Tòa án Phúc thẩm tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa xét xử Phúc thẩm vụ án. Rất không ngờ là họ vẫn tuyên Y ÁN bản án số 164/2011/HSPT, vẫn bao che dung dưỡng cho những sai trái của tòa cấp dưới.

Lại một lần nữa gia đình anh Hoan lại phải đội giời đi tìm công lý cho con bằng một đơn đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao Giám đốc thẩm lại toàn bộ vụ án mà 2 cấp Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang và Tòa án Nhân dân tỉnh  Bắc Giang đã bao che bưng bít sự thật, ngồi xổm lên luật pháp và dư luận nhân dân.

Ngày 18/12/2012 Tòa án Nhân dân Tối cao mở phiên tòa Giám đốc thẩm xem xét vụ án. Tại bản án số 24/HS-GĐT, đã TUYÊN HỦY toàn bộ 2 bản án sơ thẩm số 07/2011/HS-ST ngày 25/1/2011 của Tòa án Nhân dân huyện Lạng Giang và bản án Phúc thẩm số 164/2011/HSPT ngày 13/9/2011 của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang, chuyển hồ sơ về điều tra xét xử theo trình tự ban đầu.
Lần 3:
Ngày 7/8/2014 Tòa án Nhân dân huyện Lang Giang mở phiên tòa tái tục sơ thẩm xét xử lại toàn bộ vụ án với phán quyết tại bản án số 67/2014/HS-ST. Nhưng thói nào tật ấy, sự coi thường dư luận đã trở thành thâm căn cố đế khiến họ đi tới một kết luận nực cười; họ ngang nhiên giảm nhẹ toàn bộ tội trạng của các đương sự trong vụ án với tội danh “Đây là vụ án chống người thi hành công vụ có đồng phạm mang tính chất giản đơn” (???).

Xin được hỏi các vị quan tòa: một vụ án gây ra án mạng mà lại “mang tính chất giản đơn” là thế nào? Mạng con người trong xã hội ưu việt của chúng ta mà lại rẻ rúng đến như vậy sao? Một bản án vẫn cố tình sử dụng lại những kết luận giám định pháp y mù mờ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang và Viện Khoa học hình sự – Tổng cục cảnh sát Bộ Công an, phớt lờ đi kết luận giám định pháp y của Viện Pháp y – Bộ Y tế đã chỉ rõ những chấn thương trên vùng đầu và mặt của anh Hoan (và tại hồ sơ thì: Tin và Thắng đã dùng búa, dao rựa đe dọa tấn công anh Nguyễn Văn Hoan làm anh ngã xuống sông và chết ngạt nước), thì việc “xử lại” hỏi còn có ý nghĩa công minh gì không?  

Nói cách khác, mặc dù chứng cứ “đe dọa giết người” thậm chí “giết người” của các đương sự chống người thi hành công vụ là quá rõ nhưng Tòa án huyện Lạng Giang vẫn cố tình không hiểu, hay là vì có sự bao che, bảo kê dung dưỡng tội phạm mà bản án vẫn tuyên y như ban đầu? Đấy là việc làm không thể chấp nhận ở những người cầm cân nẩy mực, nếu như không muốn nói đằng sau nó là hiện tượng “chạy án” của những quan tòa đánh đu thách thức, ngồi xổm trên dư luận, mà dù người bình thường cũng không khó đoán ra!

Quyết tâm đi đến cùng sự thật, một lần nữa gia đình anh Hoan lại kháng cáo bản án tái sơ thẩm lên Tòa án Phúc thẩm tỉnh Bắc Giang lần thứ 3. Ngày 5/5/2015 Tòa án tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa Phúc thẩm xét xử tại bản án số 51/2015/HSPT tuyên hủy toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang.

Kết quả lần xử thứ tư này sẽ thế nào? Từ trong dư luận của dân chúng, người dân Bắc Giang vẫn không thôi đặt câu hỏi nghi vấn: phải chăng lần này nữa vẫn không thoát khỏi một sự bao che cho kẻ bảo kê chạy án, hạ thấp mức độ phạm tội, phi tang vật chứng quan trọng của vụ án là con tàu hút cát để phục vụ điều tra? Tất cả cũng chỉ vì lý do đơn giản nhất: bị cáo trước sau vẫn là đám “con ông cháu cha” của những kẻ có chút thẩm quyền trong tỉnh nhà. Trong một thể chế độc đảng giữ quyền sinh quyền sát thì ở cấp nào cũng thế, cứ húc vào đám ấy là chuyện không dễ nhằn.

Anh Nguyễn Văn Hoan là người trong ngành công an mà còn bị những thế lực “bảo kê” làm sai lệch hồ sơ vụ án, điều tra, ghi chép tắc trách, luộm thuộm và cẩu thả, hoặc cố tình bỏ sót chứng cứ, cốt tiếp tay cho kẻ chạy án che giấu tội phạm, khiến cho những kẻ bất lương vẫn cứ nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, đến nỗi phải xử đi xử lại nhiều lần, gây mất lòng tin trong dân chúng vào luật pháp. Vậy những người dân thường thì còn bị cường quyền đè bẹp đến đâu???

Cho đến khi nào thì “quả cân công lý mới được thực thi” trong tay các quan tòa huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, nhằm đem lại công bằng cho dân?

N.T.H.L.
23/7/2015
Tác giả gửi BVN


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 29 July 2015

TAI LIEU BAN DAT/BAN BIEN VN CHO TRUNG CONG

 


Đc Đt Lai  Lt Ma  nói :

 “Cng sn sinh ra t đói nghèo và ngu dt, ln lên bng di trá và bo lc, chết đi trong s khinh b và nguyn ra ca toàn th nhân loi. 


Tai lieu SONG NGU - Việt  Ngu & Anh ngữ :  sau  đây là Tài Liệu bán nước cho Trung cong do đảng CSVN gây ra. Xin vui lòng chuyển đi rộng rãi cho toàn dân biết chi tiết, diễn biến sự việc và thủ phạm bán nước. China Website phổ biến rộng rãi tin cướp đất nầy như là một thỏa thuận buôn bán với CSVN 

 
Tài Liệu 19/11/2007 TÀI LIỆU TÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC (Vài sự kiện dẫn đến bán nước của csvn) Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy . Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau ñây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:
#
Cột Mốc Đại Nam đang bị đào bởi dân Việt dưới bàn chân của lính Tàu.

1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. đồng thời đòi ñưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.

2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến ñất .

3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất. Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tần Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan.

4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ ñòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, ñòi VietNam cắt 24,000
sp Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.

5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng.

I
Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm ñó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoang mang về vụ hiến đất (điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen ñảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông đức Mạnh (lúc ñó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi dêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ.

Lý Bằng cho biết Nồng đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư đảng CSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc 'đòi nợ cũ' . Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc... Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: 'Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh ...nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị 'chích thuốc'.

Khải cúi đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh vì không nghe lời đàn anh ... 
#

Cột Mốc Đại Nam đang bị đào bởi dân Việt dưới bàn chân của lính Tàu.

(6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam).

Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăng khăng đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt 'Beibu Bay' đòi lấy luôn dảo Bạch Long Vĩ,  sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam . Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.

7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội.
Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức đầu Tư.
đảng CSTQ chỉ thị cho đảng CSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần đức Lương
dược khoảng đải ở Thành Bắc QTNN

II
8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng ñược cận vệ đưa tới gặp Trần đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân (QTNN). Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần đức Lương cám ơn đảng CSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN.

Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.

9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ US Dollar.

Yahoo search: http://www3. fmprc.gov. cn/eng/3808. html
China and Vietnam Sign Land Border Treaty 2000/11/15

General Secretary Le Kha Phieu Met with Foreign Minister Tang Jiaxuan. On December 31, 1999, General Secretary of the Communist Party of Vietnam Le Kha Phieu met with Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan in Hanoi, during which Foreign Minster Tang conveyed the cordial greetings from President Jiang Zemin. He indicated that we had just experienced an important moment in the history of the Sino-Vietnamese relations. The Treaty of Land Border between China and Vietnam had been officially signed at long last after 20-plus years of negotiations. This was a major event that merited celebration in the bilateral relations. He attributed the settlement of land border disputes, first and foremost, to the foresight and able guidance of the leaders of the two countries, the General Secretaries of the Communist Parties of the two countries in particular who pointed out the direction for and gave impetus to the negotiations. Your contributions were irreplaceable. The official signing of the Treaty of Land Border symbolized that we would bring peace, amity and stability along the land border between the two countries into the 21st century. This would not only benefit the two peoples and the coming generations, but also contribute to the advancement of the relations between the two countries and two parties, the bilateral cooperation in all dimensions and peace and stability of the region at large. The achievements of the land border negotiations had been hard-won. This would provide an example for the settlement of the questions left over from history between the two countries. At the same time, it also demonstrated to the world that China and Vietnam were capable of resolving all the outstanding questions left over from history through friendly consultations.

III
General Secretary Le Kha Phieu said that the signing of the Treaty of Land Border was of great significance to the friendly relations and cooperation of the two countries built on the basis of mutual-trust and was the result of the painstaking efforts of both sides.
It marked a step forward in the good-neighborly, friendly relations of solidarity of the two countries and would exert positive impact to peace and stability of the region. Foreign Minister Tang Jiaxuan said that the relations between the two countries and the two parties were enjoying sound momentum of development. Mutual trust was enhanced and solidarity stepped up through the frequent contacts of state and party leaders, which played a guiding role in the furtherance of the relations between the two countries and two parties.
He went on to say that mankind would embark on a new millennium in some 10 hours' time. We should value all the more the peaceful environment, which did not come easily and treasure the traditional friendship between the two countries, the two parties and the two peoples.
We had every confidence that the 21st century would see even better Sino- Vietnamese relations. General Secretary Le Kha Phieu indicated that one of the highlights of Vietnam- China relations was that the leaders of the two countries reached an agreement on putting a complete end to the past and building a future featuring friendship and mutual trust. It was the consistent policy of Vietnam to develop good- neighborly and friendly cooperation with China.
The friendship between Vietnam and China would enjoy further development and would be carried on generation after generation. The spirit of cooperation manifested during the land border negotiations was bound to give impetus to the development of bilateral relations in all the fields. Meanwhile, we would move up the settlement of other outstanding questions left over from history between the two countries by drawing on the experience of this round of negotiations.
The two sides also exchanged views on the current regional and international situations. General Secretary Le Kha Phieu thought highly of the independent foreign policy of peace pursued by China and expressed appreciation to China that attached importance to the development of good-neighborly and friendly relations with its surrounding countries. He maintained that Vietnam was not in favor of a uni-polar world, and the world should be characterized by variety. General Secretary Le Kha Phieu asked Foreign Minister Tang Jiaxuan to convey his best wishes to General Secretary Jiang Zemin and other Chinese state and party leaders. Prior to this, Foreign Minister Tang Jiaxuan met with President Tran Duc Luong of Vietnam... Tang conveyed the warm regards from President Jiang Zemin, to which President Tran Duc Luong expressed his gratitude. He also expressed his belief that the Chinese people would achieve greater success in the new century under the leadership of President Jiang Zemin.
++++++++++++ ++++++++ Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan and Vietnamese Deputy Prime Minister and Foreign Minister Nguyen Manh Cam signed the Treaty of Land Border between China and Vietnam in Hanoi on December 31, 1999 on behalf of their respective countries. With the signing of the treaty, all outstanding issues relating to the land border between China and Vietnam have been resolved.

Among those who attended the signing ceremony were Vietnamese Prime Minister Phan Van Khai and Wang Yi, head of the Chinese delegation for China-Vietnam land border negotiations and Chinese Assistant Foreign Minister.

Prior to the signing ceremony, Prime Minister Phan Van Khai met with Chinese Foreign Minister Tang. At the meeting, Tang said he and Comrade Nguyen Manh Cam had officially signed the Treaty of Land Border between China and Vietnam, thus having fulfilled the glorious task assigned by the two countries' leaders. Recalling all rounds of negotiations on land border between the two countries, Tang attributed the removal of numerous difficulties, the complete settlement of remaining disputes and the timely signing of the treaty, first and foremost, to the very attention and guidance given by leaders of the two parties and countries. He also attributed the success to the consistent efforts made by the two countries' delegations and working groups in charge of land border negotiations. China and Vietnam are close neighbors, and to bring peace, amity, cooperation and stability along the land border between the two countries into the 21st century conforms to the common aspirations of the two peoples and serves the fundamental interest of the two countries, Tang said. It will also contribute significantly to regional peace and stability.

Vietnamese Prime Minister Khai described December 30, 1999 as a red-letter day when China and Vietnam officially signed the Land Border Treaty, fulfilling the task assigned by the General Secretaries of the two parties. It was a big event of great historic significance in the relations between Vietnam and China. It was his strong belief that the event would contribute to further promoting the friendly and cooperative relations between the two countries well into the 21st century. Foreign Minister Tang conveyed the warm regards from Chinese Premier Zhu Rongji to Prime Minister Khai.

Earlier in the day, Foreign Minister Tang also met with Vietnamese Deputy Prime Minister and Foreign Minister Nguyen Manh Cam. On the morning of the very day, Chinese Assistant Foreign Minister Wang Yi and Vietnamese Permanent Deputy Foreign Minister Vu Khoan, head of the Vietnamese delegation for negotiations, reviewed land border negotiations between the two countries and initialed the land border treaty.


China Website pho bien rong rai tin cuop dat nay nhu la mot thoa thuan buon ban voi CSVN











__._,_.___

Posted by: HungViet Bui 

Featured post

Lisa Pham Vlog -21/12/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List