BÀI 6. NAQ LẤY VỢ, HỒ KHÔNG DÁM LẤY VỢ LÀ VÌ SỢ LỘ RA MÌNH CHẲNG PHẢI NAQ!
Lời dẫn.
Người giả thì không dám nhận vợ của người thật! Thử tưởng tượng Hồ mà nằm với vợ NAQ xem, Hồ cũng không vượt qua điều này! (Xem thêm quyển 5 và quyển 7. Lũ quỷ giết người thân)
Nhưng bằng chứng về việc NAQ có người yêu là Út Huệ, có vợ là Tăng Tuyết Minh là một sự thật!
Hồ cũng có những biểu hiện quan hệ nam nữ…
Nhu cầu sinh lý là chuyện đời thường.
Nhưng tại sao Hồ không dám lấy vợ?
Đâu là sự thật?
Các lời đồn đoán về sự gian dâm của Hồ, việc Hồ ăn nằm với Nông Thị Xuân có con riêng, rồi đã giết Nông Thị Xuân… cho đến nay vẫn chỉ là đăng tin ở các trang mạng không chính thống… tuy nhiên với sự kìm kẹp báo chí như vậy thì thử hỏi có báo chính thống nào dám đăng tin? Nhưng để đáp ứng sinh lý mà vẫn giữ được Trong Sạch thì Hồ phải giết người tình là chuyện dễ hiểu!
A. Bằng chứng và Phân tích.
- Nguyễn Ái Quốc với Út Huệ:
“…Bà Thanh tiếp lời:…Trong thời gian đó, trò chuyện với Huệ, chị em hiểu nhau, và O mới biết Huệ là người thương của cậu Thành. .” (Văn bản 1)
- Nguyễn Ái Quốc với Tăng Tuyết Minh.
“Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy”. (Văn bản 2)
- Hồ Tình tứ! Rât đời thường!
“tặng quà cho nữ đồng chí Nông Thị Trưng – cán bộ mới hoạt động thoát ly nhân Tết đầu tiên xa gia đình: một chiếc khăn mùi xoa có hoa đỏ và một chiếc còng gà luộc (theo phong tục Tày).” (Văn bản 4)
Nhận xét: Vậy mà Hồ không dám lấy vợ! Sự thật ở đây là gì?
Sự thật là:
Hồ không phải Lý Thụy Nên Tăng Tuyết Minh là vợ Lý Thụy thì Hồ không dám nhận và phải nhờ Trung Cộng giam lỏng hộ!
Nên Hồ không dám lấy vợ kẻo Tăng Tuyết Minh đòi về thì không biết giải thích thế nào
(Với những người đã rõ Tăng Tuyết Minh là vợ Lý Thụy – NAQ thì một phần bị giết đi rồi, phần khác thì lại hiểu là “Bác” phải làm thế để xây dựng hình tượng! _ Một hy sinh cao cả!)
Tăng Tuyết Minh thì bị giam lỏng bên TQ, Út Huệ thì số phận bí ẩn được nói là đi tù rồi chết ở miền Nam Việt Nam, những người thân của Út Huệ như Diệp Văn Kỳ thì bị Việt Minh giết!… (Xem thêm quyển 5. Hồ hiện nguyên hình là ác quỷ – giết người thân của Nguyễn Ái Quốc.)
Thế mới thật là: Nguyễn tôi lấy vợ – người thường
Hồ kia lén lút giết người phi tang
Thắc mắc: Chuyện vợ con thì như vậy, không biết những việc NAQ làm thì Hồ kể như thế nào? Xin xem bài 7 sẽ rõ.
B. Tài liệu nghiên cứu.
(Văn bản 1)
Cuộc gặp gỡ với người suốt đời chờ đợi thần tượng Nguyễn Tất Thành
09:59 | 22/04/2006
TPCN – Nhà văn Sơn Tùng cho biết, những gì viết trong “Búp sen xanh” chỉ là sự hé mở một phần về mối tình của bà Lê Thị Huệ, một người đã nguyện dành cả cuộc đời mình chờ đợi một thần tượng đã có sức toả sáng, lay động đến tận cùng tâm hồn mình.
…Bà Thanh tiếp lời:
…Cậu Thành gác việc riêng lại để lo cứu nước. Khi cậu đi xuất dương O không biết. Chỉ biết trước đó cậu đã vào Phan Thiết, dạy ở Trường Dục Thanh, chỗ ông Hồ Tá Bang- người thân thiết của cha O hồi ở Huế.
…Sau đó thì Lê Thị Huệ lên đưa O xuống mộ cha. Huệ kém cậu Thành vài tuổi. Gặp O, Huệ khóc. Lúc đó Huệ để tang cho cha O. O ở lại đó cho đến 49 ngày, tạ ơn những người lo tang cho cha O (phần nhiều trong số họ là học trò của cha O).
Trong thời gian đó, trò chuyện với Huệ, chị em hiểu nhau, và O mới biết Huệ là người thương của cậu Thành. Hai người đã có một tuổi thơ gắn bó từ hồi ở Huế. Cha Huệ làm bên bộ Công. Huệ mất mẹ. Thành cũng mồ côi mẹ. Cha O thì không tục huyền. Cha Huệ sau tục huyền với một người phụ nữ Huế, bà ta đanh đá, cảnh nhà không vui…
(Văn bản 2)
Tăng Tuyết Minh
Tăng Tuyết Minh (chữ Hán: 曾雪明, 1905–1991) là một phụ nữ Trung Quốc. Theo nghiên cứu của một số học giả Trung Quốc, Pháp, và Hoa Kỳ thì bà đã kết hôn vớiHồ Chí Minh khi đó có bí danh là Lý Thụy vào năm 1926 và đã sống chung với ông được nửa năm cho đến khi ông phải rời Trung Quốc sau vụ chính biến năm 1927.[1][2] Cũng theo các học giả này, sau này khi Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai người đã tìm cách liên lạc nhau nhưng không được.[3] Thông tin về Tăng Tuyết Minh đã được Hoàng Tranh (nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc) xuất bản lần đầu trong một quyển sách từ năm 1987[4]. Ngược lại, theo thông tin chính thống từ nhà nước Việt Nam và chính bản thân Hồ Chí Minh từng nhiều lần khẳng định, Hồ Chí Minhchưa từng có vợ con…
Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Tăng Tuyết Minh
Có một bức thư chữ Hán bị mật thám Pháp tại Đông Dương chặn được và giữ lại ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại CAOM (viết tắt của Centre des Archives d’Outre-Mer _Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại) đặt tại Aix-en-Provence[5][7]được tác giả Hoàng Tranh giải thích là bức thư Nguyễn Ái Quốc viết ở Thái Lan. Cũng theo ông Hoàng Tranh, trước đó qua bí danh Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc đã vài lần nhờ người chuyển thư cho Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả. Nội dung lá thư như sau:
Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.
Dịch nghĩa: “Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy”.
…Theo bài “Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh” đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 12 năm 2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh, thì tháng 5 năm 1950 Tăng Tuyết Minh nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử của ông. Bà lúc đó mới biết Lý Thụy năm xưa hiện giờ chính là vị Chủ tịch Việt Nam. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành….
…Tháng 5 năm 1991, sau khi Báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về việc Hồ Chí Minh có thể đã có vợ, tổng biên tập là bà Vũ Kim Hạnh đã bị đình chỉ chức vụ.[15][16] Theo phóng viên Mark Baker của tờ Sydney Morning Herald, vào năm 2002, sau khi quyển Ho Chi Minh: A Life của William J. Duiker đã được xuất bản, phía kiểm duyệt của nhà nước Việt Nam đã đòi hỏi cắt bỏ một phần đáng kể cuốn sách cho bản dịch tiếng Việt. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia trong bức thư gửi đến Nhà xuất bản Hyperion Books chỉ duy nhất nói rằng muốn loại bỏ một phần trong phần tiểu sử không tuân thủ các thông tin trong tài liệu của chúng tôi.[17] Duiker nói rằng các người liên lạc ông cho biết một số quan chức cấp cao không hài lòng với việc nhắc đến đời sống tình cảm của Hồ Chí Minh.[17]…
(Văn bản 3)
Năm 1941
Tháng 12, ngày 6
Tại Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc dự lễ kết nạp Nông Thị Trưng vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Lễ kết nạp do chi bộ cơ quan tổ chức.
Là một trong hai người giới thiệu, Người phát biểu:
“Qua một thời gian khá dài, trong quá trình học tập và công tác, đồng chí Trưng đã tỏ ra có nhiều cố gắng, có đức tính hy sinh, kiên quyết cách mạng… Đồng chí đã xứng đáng là một đảng viên…”.
– Nông Thị Trưng: Những ngày sống gần Bác, Nxb. Dân tộc, Việt Bắc, 1966, tr. 41.
(Văn bản 4)
Năm 1942
Tháng 2, sau ngày 15
Nguyễn Ái Quốc tặng quà cho nữ đồng chí Nông Thị Trưng – cán bộ mới hoạt động thoát ly nhân Tết đầu tiên xa gia đình: một chiếc khăn mùi xoa có hoa đỏ và một chiếc còng gà luộc (theo phong tục Tày).
– Nông Thị Trưng: Chú Thu, in trong cuốn Avoóc Hồ, Nxb. Văn hoá dân tộc, 1977, tr. 57.
(Văn bản 5)
Thời gian: – – 1944
Sự kiện:
Hồ Chí Minh ghi bài thơ: Tặng cháu Nông Thị Trưng, trên trang đầu quyển vở Người biên dịch tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn Tử.
Nội dung sự kiện:
Khoảng cuối năm 1944, Hồ Chí Minh ghi bài thơ Tặng cháu Nông Thị Trưng, trên trang đầu quyển vở Người biên dịch tác phẩm Phép dùng binh của ông Tôn Tử:
“Vở này ta tặng cháu yêu ta,
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là.
Mong cháu ra công mà học tập,
Mai sau cháu giúp nước non nhà”.
Nguồn trích:
– Hồ Chí Minh: Thơ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 47.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 3, tr. 509.
– Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t. 2, tr. 225
LB: Tình thật!
Thời gian: – 3 – 1956
Sự kiện:
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Trung ương Bùi San chuyển quà của Người cho đồng chí Nông Thị Trưng
Nội dung sự kiện:
Khoảng đầu năm
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Trung ương Bùi San chuyển quà của Người cho đồng chí Nông Thị Trưng, một cán bộ do Người bồi dưỡng, huấn luyện từ năm 1941 ở Cao Bằng, vừa hoàn thành khoá học tại Trường Dân tộc miền núi. Quà gồm có huy hiệu và bảy mét vải lụa tơ tằm.
Nguồn trích:
– Nông Thị Trưng: Những ngày sống gần Bác, Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Cao Bằng, 1990, tr. 68-69.
– Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, t.6, tr.259
No comments:
Post a Comment