xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Thursday, 9 July 2015

Bọn chăn trâu..... Nguyễn Phú Trọng bày tỏ quan ngại về Biển Đông


Đăng ngày 08-07-2015

Tại Nhà trắng, Obama và Nguyễn Phú Trọng bày tỏ quan ngại về Biển Đông

media
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, 07/07/2015.REUTERS/Jonathan Ernst

Bốn mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 07/07/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng, một hình ảnh đánh dấu một bước mới trong tiến trình xích lại gần nhau giữa hai quốc gia cựu thù.

Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ tiếp một vị khách nước ngoài không phải là nguyên thủ quốc gia tại Phòng Bầu dục, phòng làm việc chính thức của Tổng thống Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.
Sau cuộc gặp gỡ có tính chất biểu tượng rất cao này, tươi cười và khá thoải mái, hai lãnh đạo Việt Mỹ, ngồi kế bên nhau trong Phòng Bầu dục, đã nhấn mạnh đến những tiến bộ đạt được kể từ khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao cách đây 20 năm.

Theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, cuộc hội đàm với Tổng thống Obama đã rất là « thân thiện, mang tính xây dựng và thẳng thắn ». Ông Trọng cho biết đã thảo luận và đồng ý với ông Obama về những hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt Nam trở nên « có thực chất hơn, tích cực », để xây dựng sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước.
Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ mối quan ngại về tình hình Biển Đông, đặc biệt là về những hoạt động gần đây, mà theo ông, « không đúng với luật pháp quốc tế và làm phức tạp thêm tình hình »

Về phần tổng thống Obama thì cho biết đã thảo luận với ông Trọng về tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo thịnh vượng và tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này.
Ông Obama đặc biệt đề cập đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, mà theo ông sẽ « nâng cao các chuẩn mực về lao động, môi trường và có thể tạo nhiều công ăn việc làm và mang lại thịnh vượng cho người dân của cả hai nước Mỹ Việt ».

Tổng thống Obama khẳng định Việt Nam là đối tác « mang tính xây dựng rất cao » trong các lĩnh vực hợp tác như chống biến đổi khí hậu, duy trì hòa bình, ngăn chận đại dịch...
Nhưng ông Obama cho biết cũng đã thảo luận với ông Nguyễn Phú Trọng một cách « thẳng thắn » về những bất đồng giữa hai nước trên vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo.

Tổng thống Mỹ nhân dịp này cho biết ông đã nhận lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Việt Nam, nhưng không nói rõ thời điểm viếng thăm.
Trong lúc Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bên ngoài Nhà trắng, nhiều người Việt Nam biểu tình với các khẩu hiệu phản đối chế độ Hà Nội đàn áp các blogger và các nhà đấu tranh nhân quyền, đòi chính quyền Việt Nam trả tự do cho toàn bộ tù chính trị.
Sau khi hội kiến Tổng thống Obama, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã dự buổi tiệc trưa do phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khoản đãi.

Đăng ngày 08-07-2015

Quan hệ Mỹ Việt sẽ « sâu sắc, lâu bền » hơn

media
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (T) tại Nhà Trắng, Washington, 07/07/2015REUTERS

Sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng ngày 07/07/2015, hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra « Tuyên bố Tầm nhìn chung », khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ « sâu sắc, lâu bền và thực chất », nhưng trên cơ sở « tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau ».

Trong bản tuyên bố nói trên, Washington và Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác song phương về quốc phòng và an ninh. Hai nước cũng nhấn mạnh cam kết hợp tác trong các lĩnh vực như về an ninh hàng hải, giám sát mặt biển, tìm kiếm cứu nạn... 

Về thương mại, hai nước cam kết sẽ cùng với các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Đặc biệt, cùng với Mỹ, Việt Nam cam kết « thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết » để đạt tiêu chuẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao động. Đây vẫn là một trong những bất đồng giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, quốc gia cho tới nay vẫn chưa có công đoàn độc lập.

Có thể nói TPP, vũ khí làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á, là hồ sơ mà ông Obama quan tâm nhất khi tiếp ông Nguyễn Phú Trọng tại Nhà trắng, sau khi Tổng thống Mỹ vừa được Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh ( fast-track ) các hiệp định tự do mậu dịch. Tổng thống Obama hy vọng hiệp định TPP sẽ được ký kết trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.

Một bất đồng khác giữa hai nước đó là nhân quyền, nhất là Hoa Kỳ vẫn thường xuyên bày tỏ mối quan ngại về các vụ bắt bớ, đàn áp những blogger, nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng trong bản tuyên bố đưa ra hôm qua, Washington và Hà Nội chỉ khẳng định sẽ tiếp tục đối thoại « tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng » về nhân quyền để « cải thiện hiểu biết lẫn nhau và giảm bớt sự khác biệt ».
Nếu có hồ sơ nào mà hai nước dễ đi đến đồng thuận nhất thì đó chính là Biển Đông, vì cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều rất lo ngại về những hành động của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên vùng biển này, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, Việt Nam và Hoa Kỳ cho rằng những hành động nói trên của Bắc Kinh « đã làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe doạ phá hoại hoà bình, an ninh và ổn định ». Hai nước công nhận « sự cấp bách » của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận, yêu cầu là mọi hành động và hoạt động trên Biển Đông phải được tiến hành « tuân thủ luật pháp quốc tế ». Washington và Hà Nội bác bỏ « sự cưỡng ép, đe doạ, và sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực ». 

Cả hai nước ủng hộ giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC, cũng như các nỗ lực hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử của Các bên ở Biển Đông COC.

Tuy chưa thể nói rằng sau cuộc gặp gỡ Obama-Nguyễn Phú Trọng, một liên minh Mỹ-Việt để chống Trung Quốc đang hình thành, nhưng rõ ràng sự kiện hôm qua tại Nhà trắng cho thấy chính căng thẳng Biển Đông đã thúc đẩy Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-21/12/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List