HỒ CHÍ MINH VÀ ÐẢNG CSVN ĐÃ BÁN NƯỚC VIỆT CHO TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?
GT.- Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ hiện là Bác Sĩ Giám Đốc Trung Quốc Sự Vụ tại Viện Pháp-Á (IFA), Thành Viên trong Y Sĩ Đoàn Pháp Quốc. Ông là người cầm bút nổi tiếng trước và sau năm 1975, đã ấn hành được hơn 100 ngàn trang sách về lịch sử và y học. Sự kiện Đảng CSVN đã hiến đất dâng biển cho Trung Quốc ra sao. Bí mật của vụ này đã được Bác Sĩ Trần Ðại Sỹ trình bày trong Bản Ðiều Trần trước cơ quan IFA và được Saigon HD Radio trích đoạn các phần quan trọng sau đây:
Bác sĩ/Tác giả Trần Đại Sỹ hội ngộ cùng 3 cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat tại Dallas (Texas) ngày 26 tháng 5 năm 2012. Hình từ trái qua phải: Thi văn sĩ Quốc Nam (Khóa 22 VB), Dr. Trần Đại Sỹ, cựu Trung Tá Nguyễn Quang Vinh (Khoá 14 VB), và cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình-Tuy Nguyễn Ngọc Ánh (Khóa 16 VB).
Bản điều trần nêu lên nhiều chi tiết đau lòng. Theo BS Trần Ðại Sỹ, “Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999 thì tôi được biết tin chi tiết do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông báo vào ngày 9-1-2000 nghĩa là 10 ngày sau, hai anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì: Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nước) thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn”.
Trong khi đó, Bộ Giao Thông CSVN lặng lẽ sơn lại các cọc cây số và Bộ Ngoại Giao CSVN cũng lặng lẽ lên trang web sửa thành câu văn mới: “lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc”.
Lý do, theo BS Sỹ, vì “Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ.
Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây số. Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc”.
Các phần quan trọng trong bản văn ghi như sau:
Bí ẩn về việc đảng CSVN, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc
Bản điều trần của Yên-tử cư-sĩ TrầnÐại Sỹ
Dr. Trần Ðại-Sỹ, 5, place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE.
LGT: Trong mấy tháng gần đây, nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.Ðau đớn nhất là địa danh lịch sử Nam-quan đi vào tâm tư là niềm tự hào của tộc Việt nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc.
Ngay cả hang Pak-bo là thánh địa của đảng Cộng-sản, trước kia ở cách biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở đây gần như nhìn vào lãnh thổ Trung-quốc. Trong suốt 25 năm qua, Bác-sĩ TrầnÐại-Sỹ vì ký khế ước làm việc với Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC), trong đó có điều căn bản là “không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại; không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc, Việt-Nam” nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên, ông đã được một cơ quan (chúng tôi giấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ này. Theo luật lệ hiện hành mà Bác-sĩ Trần phải tuân theo, rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôị (IFA).
Kính thưa Ngài … Kính thưa Quý Ngài, Kính thưa ông Giám-đốc… Kính thưa Quý-liệt-vị,
Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay, chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc. Ðây là một việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tư vì:
– Thứ nhất, tôi gốc là người Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vị Vương đứng hàng đầu trong lịch sử Việt, vì ngài thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần vào thế kỷ thứ 13 mà nay tôi phải nói về những người đem lãnh thổ Việt nhượng cho Trung-quốc, khó mà diễn tả lời lẽ vô tư cho được.
– Thứ nhì, ngoài chức vụ giáo-sư Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ nước mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử, chỉ duy năm 1540, giặc Mạc Dăng-Dung cắt đất dâng cho triều Minh của Trung-quốc bị tộc Việt đời đời nguyền rủa. Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt cho Trung-quốc.
– Thứ ba, các sinh viên Việt-Nam muốn du học Pháp thường bị vài tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi đầu người. Một vị Ðại-sứ của Việt-Nam tại châu Âu mời tôi về nước (tất cả chi phí do tiền của IFA) để giúp sinh viên Việt-Nam du học Pháp. Với sự hướng dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết rất rõ những gì phải làm, những gì phải chứng minh. Họ không phải tốn một đồng nào cả nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bị ba sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong khoảng 98 phút bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc. Tôi cho đây là một hình thức khủng bố. Thưa Quý-vị, hôm đó tôi chỉ cười nhạt, khinh rẻ vì tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của họ trong khi họ không đủ khả năng bịa ra bất cứ tội gì để kết tội tôi. Hơn nữa, tôi giữ trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công khai vị phạm.(1)
Ðứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của người tự nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng tôi là người Hoa, anh ta hỏi:
– Tiên sinh có thân nhân tử trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man bài học à?
Tôi lắc đầu, khóc tiếp, anh an ủi:
– Thôi, người thân của Tiên-sinh đã hy sinh dưới cờ thực nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội rồị, Tiên sinh chẳng nên thương tâm nhiềụ.
Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôị Khóc chán, tôi trở sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữ Hán như sau:
1.Thử địa cựu Nam-quan,
2.Biên địa ngã cố hương.
3.Kim thuộc Trung-quốc thổ,
4.Khấp, khốc, ký đoạn trường.
5.Lê Hoàn bại Quang-Nghĩa,
6.Thường Kiệt truy Bắc phương,
7.Hưng Ðạo đại sát Ðát,
8.Lê Lợi trảm Vương Thông.
9.Nam xâm, Càn-Long nhục,
10.Gươm hồng Bắc-bình vương.
11.Ngũ thiên niên dĩ tải,
12.Hoa, Việt lập dịch trường.
13.Mao, Hồ tình hữu nghị,
14.Nam, Bắc thần xỉ thương,
15.Huyết lệ vạn dân cốt,
16.Hồng-kỳ thích ô hoang.
Ðại-Việt vong quốc nhân Trần Ðại-Sỹ-Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001.
Tôi đem tảng đá này, gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, trên độ cao khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ Trung-quốc xúm lại xem nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôị – Xin tạm dịch:
1.(Ðất này xưa gọi Nam-quan,)
2.(Vốn là biên địa cố hương của mình.)
3.(Hiện nay là đất Trung-nguyên,)
- (Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay)
5.(Vua Lê thắng Tống chỗ này,)
6.(Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,)
7.(Thánh Trần sát Ðát liên miên,)
8.(Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,)
9.(Càn-Long chinh tiễu than ôi,)
10.(Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.)
11.(Năm nghìn năm cũ qua rồi,)
12.(Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoạ)
13.(Ông Hồ kết bạn ông Mao,)
14.(Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.)
- (Vạn dân xương trắng đầy đồng,)
- (Ðể lại trên lá cờ Hồng vết nhơ)
(Người nước Ðại-Việt vong quốc tên TrầnÐại-Sỹ, khóc đề thơ
ngày 6 tháng 9 năm 2001)
—
Câu 5,. Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bạị
Câu 6, Năm 1076, vua Tống Thần-Tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánhÐại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổị
Câu 8, Tước của Vương Thông là Thánh-sơn hầụ.
Câu 10, Vua Quang-Trung còn có tước phong là Bắc-bình vương.
Câu 14, Hồi 1947-1969 Chủ-tịch Trung-quốc là Mao Trạch Ðông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết thân với nhaụ Việt-Hoa ví như răng với môị. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ- Năm 1979, Ðặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt-Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng.
– Tháng 9 vừa qua, Ðảng Cộng-sản Việt-Nam liệt tôi vào danh sách 80 người phản động nhất vì năm 1997 , tôi đã viết một bài tiết lộ những chi tiết tuyệt mật về cuộc viếng thăm Trung-quốc của Tổng Bí-thư Ðỗ Mười, Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt, nhất là cuộc họp mật của hai nhân vật này với Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân. Tôi viết dưới hình thức hài hước cho tờ báo Văn-nghệ Tiền-phong ở Virginia, USA , số Xuân 1998. Nội dung của bài đó là một phần bài thuyết trình của tôi với Quý-vị cuối năm 1997. Như Quý-vị biết về Cộng-sản, khi họ kết tội ai phản động có nghĩa là toàn đảng phải dùng hết khả năng tiêu trừ người ấỵ (2).
Ghi chú (2) Tôi không tin chỉ với bài này mà họ kết tội tôi nặng như vậy. Tôi biết rất rõ ai chủ trương, ai kết tội tôi nhưng tôi chưa muốn nói ra.
Trong bài viết trên, tôi đã tiết lộ những điều tuyệt mật về cuộc hội đàm khiến họ sợ hãi mà thôi.
Ðiều tuyệt mật đó là vụ: ông Lê Ðức-Anh bị Trung-quốc đánh thuốc độc, bị bán thân bất toại rồi cũng do Trung-quốc trị cho. Nay tôi tiết lộ thêm những vụ đầu độc cùng một phương pháp:
– Cậu-Chó vì dính dáng đến vụ Trương Như Tảng, định dâng Việt-Nam cho Trung-quốc không thành rồi cũng được bán thân bất toại để bảo mật
– Trong kỳ đại hội Đảng 8, giữa đại hội, ông Lê Mai, Bộ-trưởng Ngoại-giao, ông Ðào Duy-Tùng ứng viên Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản cũng bị hạ độc bằng cùng một phương thức nhưng tôi không biết ai đã làm công việc đó.
– Gần đây nhất một Bác-sĩ Việt-Nam từng dính dáng với phong trào Trương Như Tảng. Sau đó, đã tỵ nạn lần thứ nhì sang Canada, năm trước đây, nghe tin Bác-sĩ Dương Quỳnh-Hoa từ Việt-Nam qua Pháp, ông lén từ Canada sang Paris gặp bà mưu kiếm ít xôi thịt từ Trung-quốc. Khi trở về Canada, ông cũng bị đột quỵ và tiêu dao miền Cực-lạc.
Kính thưa Quý-vị:
Tuy tôi đã tuyên thệ tại đây hồi tháng ba vừa qua nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa:
“Tôi xin tuyên thệ với tất cả danh dự của tôi rằng: Tôi không thù, không ghét những người tại Việt-Nam, họ đã nộp lãnh hải, lãnh thổ cho Trung-quốc. Tôi cũng không vì lòng yêu nước Việt mà oán ghét họ. Tôi không hận những người Việt chủ trương khủng bố tôi khi họ mời tôi về Việt-Nam giúp đỡ họ. Những lời tôi trình bày hôm nay hoàn toàn vô tư”.
Kính thưa Quý-vị
Tôi vừa lướt qua vài nét đơn sơ về biên giới Hoa-Việt, về ngoại giao Hoa-Việt trong thời gian 989 năm. Bây giờ tôi xin đi thẳng vào đầu đề hôm nay về việc:
– Ðảng Lao-động Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-hòa (VNDCCH, 1945-1975).
– Ðảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN, 1975-2001) nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc gọi tắt là Trung-quốc.
- Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc.3.1. Kết quả của văn kiện 14-9-1958.Ngày 4-9-1958, chính phủ Trung-quốc tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, có đính kèm bản đồ rất rõ ràng. Bản tuyên cáo này chỉ có hai nước công nhận đó là VNDCCH và Bắc Cao (Cộng-hòa Nhân-dân Triều-tiên). Việc VNDCCH công nhận như sau: Ngay khi nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung-quốc tại Hà-nội trao, Chủ-tịch Hồ Chí Minh triệu tập Bộ Chính-trị đảng Lao-động Việt-Nam (tức đảng Cộng-sản Việt-Nam ẩn danh). Trong buổi họp này, toàn thể các thành viên nhất trí chấp nhận bản tuyên bố của Trung-quốc. Ngày 14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn-Ðồng tuân lệnh Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, gửi văn thư cho Tổng-lý Quốc-vụ viện Trung-quốc (Thủ-tướng) là Chu Ân-Lai, trong đó có đoạn (Văn thư đính kèm 1): những nước liên hệ tới bản tuyên bố là :– Trung-hoa Dân-quốc (Ðài-loan), – Nhật-bản, – Hoa-kỳ (hạm đội 7)), – Phi-luật-tân, – Mã-lai, – Brunei, – Indonésia, – VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH).Thế nhưng từ hồi đó đến nay, các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho đến các nước Á-châu Thái-bình-dương (ACTBD) không hề để ý đến văn thư trên.Vì sao?Bản tuyên bố chỉ đọc trên hệ thống truyền thanh của Trung-quốc rồi cũng được các báo Trung-quốc đăng lại mà không có bản đồ đính kèm. Cả thế giời cứ nhìn trên bản đồ Trung-quốc cũng như vùng Nam-hải phân định lãnh hải từ 1887 mà cho rằng: theo Quốc-tế công pháp thì lãnh hải hầu hết các nước đều gồm 12 hải lý, kể từ thềm lục địa. Vụ Trung-quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của họ là một sự bình thường. Cái tưởng lầm tai hại đó cho đến nay (11-2001), những người chống đối vụ nhường đất cho Trung-quốc ở trong nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại chỉ kết tội vu vơ, không rõ ràng, không chứng cớ vì nguyên do không bản đồ nàỵ.Do kết quả không có bản đồ đính kèm của Trung-quốc tuyên bố lãnh hải của họ (gần như trọn vẹn vùng biển Nam-hải, đính kèm), Hoa-kỳ cũng như thế giới không biết (hay không công nhận) nên suốt thời gian 1958-2001:– Hạm đội 7 của Hoa-kỳ tuần hành trong vùng lãnh hải tuyên bố này, đầy đe dọa Trung-quốc mà Trung-quốc vẫn ngậm bồ hòn.– Chiến hạm của Pháp, Ðức, Ý cũng như một số nước Úc, Âu trong thời gian 1975-1980 vẫn tuần hành, hộ tống những con tầu vớt người Việt trốn chạy trong vùng mà Trung-quốc đành im lặng.Hôm nay tôi cần phải trình bày trước các vị và làm sáng tỏ nội vụKính thưa Quý-vị,3.2. những bí ẩn.Cái bí ẩn đó không có gì lạ cả, rất rõ ràng, rất chi tiết.– Về phía các nhà nghiên-cứu Âu-Mỹ, ACTBD không có bản đồ đính kèm bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung-quốc, họ cứ nhìn vào bản đồ đã phân định từ 1887 giữa Pháp và triều Thanh. Họ cũng cứ nhìn bản đồ của các nước vùng Nam-hải của Trung-quốc, của Trung-hoa Dân-quốc cũ rồi cho rằng lãnh hải 12 hải lý thì chẳng có gì là lạ cả. Nhưng nếu họ có bản đồ về lãnh thổ đính kèm bản tuyên bố thì họ sẽ toát mồ hôi ra vì bản đồ này bao gồm toàn bộ các đảo trong vịnh Bắc-Việt, toàn bộ các đảo ở biển Nam-hải như Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa).Như vậy nếu tính lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo này thì:– lãnh hải Trung-quốc ở biển Nam-hải, phía Tây sẽ sát tới bờ biển suốt miền Trung, Bắc Việt-Nam.– Phía Ðông sát tới lục địa Phi-luật-tân, Bruneị– Phía Nam sát tới Indonésia, Mã-laịTrở lại với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, bộ Chính-trị đảng Lao-động (Cộng-sản) Việt-Nam và chính phủ VNDCCH hồi 1958, khi các vị ấy có bản tuyên bố lãnh hải của Trung-quốc thị cũng có bản đồ chi tiết nhưng các vị ấy gửi thư chấp nhận bản tuyên bố đó thì có nghĩa rằng:Họ đồng ý nhường cho Trung-quốc toàn bộ:– Các đảo của Việt-Nam trên biển Nam-hải.– Toàn bộ lãnh hải Việt-Nam cách các đảo đó 12 hải lý nghĩa là toàn bộ biển Nam-hảịKính thưa Quý-vị,3.3 – Bí ẩn vụ Trung-quốc chiếm Hoàng-sa (Tây-sa) .Từ trước đến giờ, có nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi rằng:– Tại sao năm 1973, thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) từ VNCH? Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt hại gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhỏ trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa địa, chiến hạm lớn đông gấp 3 lần VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa- Bấy giờ Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh, Hoa-kỳ đang tham chiến tại Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ không can thiệp, không lên tiếng bênh vực VNCH?Nay tôi xin thưa:Vì:Trong-cuộc mật đàm giữa Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao TrạchÐông), phía Trung-quốc đã trao cho ông Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản đồ, Ông Kissinger đã công nhận bản tuyên bố đó. Cho nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc thì Trung-quốc đem hạm đội xuống chiếm Hoàng-sa.Vì:Văn thư của ông Phạm Văn Ðồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa chỉ là việc chiếm lại lãnh thổ được hiến dâng, đã 16 năm bị VNCH xâm lăng.– cũng có vị hỏi tôi rằng: Tại quần đảo Trường-sa (Nam-sa) hiện có quân của Trung-hoa Dân-quốc (Ðài-loan), Phi-luật-tân, Mã-lai, Việt-Nam. Thế sao hải quân Trung-quốc luôn khai hỏa vào hải quân Việt-Nam. Quan trọng nhất là trận chiến tháng 3 năm 1988, Việt-Nam chỉ phản đối lấy lệ.Nay tôi xin thưa:Do văn thư của ông Phạm Văn Ðồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Lập luận phía Trung-quốc là: Thủ-tướng Phạm VănÐồng đã công nhận vùng này là lãnh hải Trung-quốc, tại sao quân đội Việt-Nam còn hiện diện tại đây? Như thế là Việt-Nam xâm phạm lãnh thổ Trung-quốc, Quân đội Trung-quốc phải đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước là lẽ thường. Quân đội Ðài-loan đóng tại đây mà Trung-quốc không tấn công vì quân Ðài-loan thì cũng là quân đội Trung-quốc đóng trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn Phi, Mã-lai với Trung-quốc đang tranh chấp trên quần đảo này chưa ngã ngũ thì quân đội của họ hiện diện là lẽ thường. Trung-quốc không thể tấn công họ vì như vậy là Trung-quốc ỷ lớn hiếp nhỏ.Ðối với vụ việc tranh chấp Trung-quốc, Việt-Nam trên đảo Trường-sa (Nam-sa) đã giải quyết bằng văn thư của Việt-Nam ngày 14-9-1958. Chính vì lý do này mà Trung-quốc chỉ chấp nhận đàm phán về vùng đảo với từng nước mà không chịu đàm phán chung với tất cả các bên liên hệ có nghĩa là họ gạt Việt-Nam ra ngoài vì Việt-Nam đã công nhận các đảo này là của Trung-quốc.3.5 – Về hoàn cảnh đảng Cộng-sản Việt-Nam năm 1958 và chính phủ VNDCCH.Tất cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản, trong Chính-phủ đều biết rằng:– Kể từ năm 1540, sau khi dâng đất cho Trung-quốc, giặc MạcÐăngÐung bị lịch sử Việt-Nam kết tội, bị toàn dân nguyền rủa, đến bấy giờ trải 418 năm, chính họ cũng nguyền rủa bọn Mạc.– Giữa VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH), cả hai bên đều đang lo củng cố xây dựng lại vùng đất của mình sau chiến tranh (1945-1954). Cả hai bên cùng chưa chính thức gây hấn với nhau, VNDCCH không có ngoại thù.– Trung-quốc không có chiến tranh với VNCDCH, không có áp lực ngoại xâm.– Năm 1958 là lúc thịnh thời nhất của Chủ-tịch Hồ Chí Minh, của Ðại-tướng Võ Nguyên Giáp. Thời kỳ này, miền Bắc Việt Nam vừa trải qua cuộc Cải cách ruộng đất, 246.578 người hầu hết là phú nông, địa chủ, trung nông, các cựu đảng viên không phải của đảng Lao động (Cộng-sản), dân chúng… bị giết. Nghĩa là toàn miền Bắc dân chúng kinh hoàng, cúi đầu răm rắp tuân lệnh đảng, không còn kẻ nội thù,– Nhất là lúc ấy VNDCCH đang kéo cao cờ nghĩa đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước. Họ kết tội VNCH là Việt-gian, là Ngụy, họ phải hết sức giữ gìn để khỏi mất chính nghĩa.– Thế sao đảng Cộng-sản lại làm cái việc thân bại danh liệt, trở thành tội đồ muôn năm của tộc Việt?– Bàn về việc ký thỏa ước với nước ngoài, việc nhận đất, nhượng đất phải thông qua Quốc-hội. Bấy giờ, VNDCCH cũng có Quốc-hội nhưng Quốc-hội không được hỏi đến, không được bàn đến và nhất là không được thông tri. Quốc dân cũng thế. Tất cả thắc mắc này, tôi xin để Qúy-vị suy đoán và trả lời.3.6 – Một câu hỏi được đặt ra:Vậy thì vì lý do gì mà đảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo Chính-phủ VNDCCH lại nhượng lãnh hải cho Trung-quốc quá dễ dàng? Cho đến nay, tôi cũng không tìm ra lý do thỏa đáng.Tôi không tìm ra vì:– Tất cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam dự buổi hội quyết định nhượng lãnh hải đều đã từ trần. Các vị trong nội các Phạm Văn Ðồng hồi ấy, không biết nay có ai còn sống hay không? Tôi chỉ biết chắc rằng Ðại-tướng Võ Nguyên Giáp vừa là Bộ-trương bộ Quốc-phòng vừa là ủy viên Bộ Chính-trị là còn tại thế. Ðại-tướng là người có học thức cao nhất bộ Chính-trị, từng là giáo sư Sử-học. Bấy giờ lại là lúc uy tín, quyền hành của Ðại-tướng lên tột đỉnh. Vụ ông Phạm Văn Ðồng ký văn kiện này, Ðại-tướng phải biết. Nay Ðại-tướng đang đi vào những ngày cuối cùng của đời người, nếu sĩ khí, dũng khí của Ðại-tướng còn thì xin Ðại-tướng cho quốc dân biết được không?…– Nếu nói rằng khi ký văn kiện trên là tự ý Thủ-tướng Phạm Văn Ðồng thì không thể nào tin được vì chính ông Phạm Văn Ðồng từng than rằng: Ông là một Thủ-tướng lâu năm nhưng không có quyền hành gì, ngay cả việc muốn thay một Bộ-trưởng cũng không được. Vậy thì đời nào ông dám ký văn kiện dâng đất cho Trung-quốc!– Ví thử ông Phạm Văn Ðồng tự ý ký văn kiện trên thì năm 1977, văn kiện ấy lộ ra ngoài, người Việt hải ngoại từng đem đăng báo, ông Phạm Văn Ðồng hãy còn sống, sao Bộ Chính-trị, Quốc-hội và Chính-phủ không truy tố ông ra tòa về tội phản quốc? Tội này trong hình luật Việt-Nam phải xử tử hình. Thế mà ông ấy vẫn ung dung sống thêm bốn chục năm nữa, đầy quyền hành?– Liệu những tài liệu, biên bản về buổi họp này có nằm tại văn phòng Bộ Chính-trị, văn phòng bộ Ngoại-giao CHXHCNVN không? Các vị trong Bộ Chính-trị hiện thời có thể công bố cho quốc dân biết không? Nếu quý vị im lặng thì muôn nghìn năm sau, lịch sử còn ghi: Ðảng Cộng-sản bán nước mà không cầu vinh, cũng chẳng cầu tài chứ không phân biệt rằng Bộ Chính-trị 1958 bán nước, còn Bộ Chính-trị 2001 không hề làm việc nàỵChúng tôi xin ngừng lời để Quý-vị thắc mắc trước khi điều trần sang phần thứ nhì.Kính thưa Quý-vị,Bây giờ tôi xin điều trần sang phần thứ nhì, đó là:
- Vụ nhượng lãnh thổ mới đâỵ
* Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt-Nam, Trung-quốc ngày 30-12-1999.* Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốcngày 25-12-2000.4.1 – Ai chịu trách nhiệm về hai hiệp định.Hai hiệp định này đều ký trong thời gian 1999-2000.Vào thời kỳ này tại Việt-Nam thì:– Ông Lê Khả-Phiêu làm Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản ViệtNam,– Ông Trần Ðức-Lương làm Chủ-tịch nhà nước,– Ông Nông Ðức-Mạnh làm Chủ-tịch Quốc-hội,– Ông Phan Văn-Khải làm Thủ-tướng.– Ông Nguyễn Mạnh Cầm làm Bộ trưởng Ngoại-giaọAi chịu trách nhiệm khi ký hai hiệp định trên? Cá nhân thì tôi không biết nhưng có một điều tập thể thì ai cũng khẳng định là Bộ Chính-trị của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Không cần biết người ký là Chủ-tịch Trần Ðức-Lương, Thủ-tướng Phan Văn-Khải hay Bộ-trưởng Ngoại-giao Nguyễn Mạnh-Cầm. Tôi xin khẳng định: Ai ký cũng chỉ là người tuân lệnh Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam.Nhưng người quyết định là aỉ ?!?Ông Phan Văn-Khải, Nguyễn Mạnh-Cầm – Hai ông này không có quyền, dù có quyền các ông ấy cũng không dám quyết định. Ông Lê Khả-Phiêu quá yếu, không thể quyết định một mình. Ông Trần Ðức-Lương, Nông Ðức-Mạnh càng không có quyền gì. Vì vậy,tôi mới quyết đoán rằng vụ này do Bộ Chính-tri đảng Cộng-sản chủ trương. Hiện tất cả các ông trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu vẫn còn sống, rất khỏe mạnh. Khi quyết định nhượng đất, biển cho Trung-quốc các ông ấy đều biết rất rõ rằng:– Tinh thần dân chúng bây giờ không phải như dân chúng hồi 1540. Trình độ dân chủ, phương tiện thông tin của đảng viên, của dân chúng vượt xa hồi 1958. Uy tín của Tổng Bí-thư Lê Khả-Phiêu không thể so sánh với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh năm 1958. Mỗi vị trong Bộ Chính-trị bây giờ là một mảng chứ không thể là một khối như Bộ Chính-trị hồi 1958. Các vị trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu đều biết trước rằng: Ký hiệp ước nhượng lãnh thổ trong lúc này không thể bịt miệng, giấu giếm đảng viên cũng như dân chúng. Thế nhưng các ông ấy vẫn làm! Vì vậy phải có nguyên do gì trọng đại lắm. Liệu các ông có thể công bố cho quốc dân biết không?– Thời gian ấy (1999-2000) đảng Cộng-sản lấn át Chủ-tịch Nhà-nước cũng như Thủ-tướng nhất đến nỗi Chánh-văn phòng Thủ-tướng chỉ vì nói một câu không mấy lịch sự với người đàn bà có thế lực trong đảng mà bị bắt giam không lý do, Thủ-tướng không thể can thiệp cho ông ta tại ngoạị.– Quyền gần như nằm trong tay ba ông Cố-vấn là cựu Tổng Bí-thư Ðỗ Mười, cựu Chủ-tịch nhà nước Lê Ðức-Anh và cựu Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Ba ông này như ba Thái-thượng hoàng thời Trần. Tuy mang danh Cố-vấn nhưng ba ông vẫn còn uy quyền tuyệt đốị– cũng trong thời gian ấy, cả thế giới (trừ Trung-quốc) đều có chính sách ngoại giao rất đẹp với Việt-Nam: Hoa-kỳ (Tổng-thống Bill Clinton), Liên-Âu, các nước ASEAN đang theo đuổi chính sách ngoại giao rất mềm dẻo với Việt-Nam, nhất là Tổng-thống Clinton ký sắc lệnh bỏ cấm vận Việt-Nam, mở cửa cho sinh viên Việt-Nam sang du học Hoa-kỳ, mở cửa cho hàng Việt-Nam được nhập vào Hoa-ky. Nói tóm lại, thời gian từ nửa năm 1999 cho đến cuối năm 2000, Việt-Nam không bị một áp lực quốc tế nguy hiểm nào đến độ phải nhượng đất, nhượng biển cho Trung-quốc để được viện trợ vũ khí, để được che chở.– cũng thời gian trên, Trung-quốc, Việt-Nam không có tranh chấp lãnh thổ, không có đụng chạm biên giới, không có căng thẳng chính trị, không có chiến tranh. Vậy vì lý do nào mà các ông ấy cắt đất, cắt biển cho Trung-quốc? 4.2 – Chi tiết vụ cắt đất.Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999 thì tôi được biết tin chi tiết do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông vào ngày 9-1-2000 nghĩa là 10 ngày sau, hai anh thuật theo tinh thần bản hiệp định thì:– Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nước) thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn.– Có mấy hiệp định thư (Photocol) đính kèm về việc thi hành. Quan trọng nhất là :– Nhượng vùng Cao-bằng, sát tới hang Pak-bó, nơi Chủ-tịch Hồ Chí Minh ẩn thân lãnh đạo cuộc kháng chiến. Hang này trở thánh địa của đảng Cộng-sản Việt-Nam, trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50 km), nay nằm sát biên giới.– Nhượng vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan.Thưa Qúy-vị,4.3 – Ảnh hưởng vụ cắt đất.4.3.1 – Mất biểu tượng năm nghìn năm của tộc Việt.Khu Ải Nam-quan này là vùng đất thiêng, là Thánh địa trong mấy nghìn năm của người Việt. Bất cứ người Việt nào từ 6 tuổi trở lên đều biết rằng Ải Nam-quan là vùng đất tượng trưng biên giới phía Bắc, tượng trưng cho lãnh thổ, cho tinh thần tự chủ, cho niềm tự hào của họ. Ðây là vùng đất đi sâu vào lịch-sử, văn-học và tâm tư toàn thể người Việt. Trở về quá khứ, trong lần mạn đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch Ðông và Chủ-tịch Hồ Chí Minh. Chủ-tịch Mao Trạch Ðông đã nói:“Cái tên Ải Nam-quan nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa, Việt làm xấu tình hữu nghị nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam-quan. Mục là mắt, coi như nhân dân Trung-quốc luôn hướng mắt nhìn về nhân dân Việt ở phương Nam. Ngược lại, coi như mắt của nhân dân Việt luôn nhìn về Bắc với tình hữu nghị”.Chủ-tịch Hồ Chí-Minh vui vẻ chấp thuận. Nhưng trên thực tế, chỉ có phía Trung-quốc in trên bản đồ địa danh Mục Nam-quan mà thôi. Còn phía Việt-Nam trên bản đồ hành chính, trên báo chí, văn học, vẫn dùng từ Ải Nam-quan hay cửa Hữu-nghị.4.3.2 – Mất cửa ngõ giao thông lịch sử giữa tộc Hoa, tộc Việt.Tôi đã nhiều lần từ Việt-Nam sang Trung-quốc bằng cửa ải này và ngược lạị lãnh thổ Hoa-Việt được phân chia bởi một con sông nhỏ. Ðây là cửa họng giao thông của Trung-quốc, Việt-Nam bằng đường bộ. Suốt hơn mấy nghìn năm qua, dân Hoa-Việt giao thương đều qua đây. Chính vì vậy mà con đường quốc lộ xuyên Việt mang tên Quốc-lộ 1, được đánh số cây số Zéro từ đầu cây cầu Nam-quan. Tất cả thư tịch Việt-Nam đều chép rằng:“Con đường Bắc-Nam khởi từ ải Nam-quan”.Hoặc : “lãnh thổ Việt-Nam Bắc giáp Trung-hoa, khởi từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu theo hình chữ S”.Bây giờ nếu Quý-vị vào Website của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam, Quý-vị sẽ không thấy hàng chữ trên mà chỉ thấy câu: “lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc”.Thưa Quý-vị,Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấy. Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây số. Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc.Sát cây cầu Nam-quan, phía bên Trung-quốc cũng như Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:– Cơ sở Hải-quan.– Bãi đậu cho hằng trăm xe tải để chờ kiểm soát, chờ làm thủ tục nộp thuế.– Cơ sở di trú của Công-an để kiểm soát Passeport.– Ðồn của quân đội để tuần phòng, bảo vệ lãnh thổ.– Hằng chục cơ quan khác như Bưu điện, Ngân-hàng, công ty điện, nước.– Về phía dân chúng, hằng trăm cửa hàng ăn, nhà ngủ, khách sạn…Các cơ sở phía Nam thuộc Việt-Nam, trong chiến tranh Hoa-Việt 1979, quân đội Trung-quốc đã san bằng hết, kể cả cây cột biên giới. Tuy vậy, sau chiến tranh, đã xây dựng lại hoàn toàn. Từ khi có phong trào mở cửa, đổi mới chính trị, dân chúng cả hai bên đã xây dựng lại khang trang hơn cũ, rộng lớn hơn cũ và hiện đại hơn cũ. Nhưng từ khi hiệp định 30-12-1999 ký thì toàn bộ khu này thuộc Trung-quốc, những cơ sở đó bây giờ được thay bằng một tòa nhà duy nhất.4.3.3, Mất dân, mất di tích lịch sửÐi sâu vào khu vực phía Nam của Nam-quan ít cây số nữa là quận lỵ Ðồng đăng rồi tới tỉnh lỵ Lạng-sơn. Ðây cũng là đất thiêng, khu có di tích văn hóa lịch sử của tộc Việt: Ðộng Tam-thanh, tượng núi Tô-thị, thành của bọn giặc Mạc trên núi. Vùng Lạng-sơn xưa là Thủ-đô của con cháu giặc MạcÐăngÐung mà năm 1540 đã dâng đất cho Trung-quốc để được bao che cát cứ quân phiệt một thời gian. Trong chiến tranh Hoa-Việt 1979, hầu như toàn bộ các cơ sở kỹ nghệ, cầu cống, dinh thự, di tích tôn giáo, lịch sử, cơ sở hành chính, thương mại, kể cả nhà cửa của dân chúng bị san bằng. Chắc Quý-vị cho rằng tôi dùng từ Coventry có đôi chút quá đáng. Thưa Quý-vị từ Coventry cũng chưa đủ để chỉ việc quân đội Trung-quốc đã làm ở Lạng-sơn. Kinh khiếp nhất là động Nhất-thanh, Nhị-thanh, Tam-thanh, họ cũng dùng đại bác bắn vào làm hư hại rất nhiềụÐi sâu về phía Nam ít cây số nữa là Ải Chi-lăng, nơi mà quân Trung-quốc vượt qua không biết bao nhiêu lần để tiến về thủ đô Thăng-long của Việt-Nam xưa. Tại đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt, khiến ít nhất 73 vạn quân của các triều đại Tống, Mông-cổ, Minh, Thanh bị giết. Và cũng tại đây, có không biết bao nhiều tướng của các triều đại trên bị tử trận. Khi quân Việt giết những tướng, dù vào thời kỳ nào chăng nữa thì đầu vẫn bêu tại một mỏm núi, gọi là núi Ðầu-quỷ. Tại ải Chi-lăng, núi Ðầu-quỷ đều khắc bia đá ghi lại di tích lịch sự Hồi chiến tranh Hoa-Việt 1978, khi các tướng Hồng-quân cho quân tiến đến đây, nghe nhắc chuyện cũ thì họ toát mồ hôi lạnh, phải ngừng lại. May mắn thay, khu này vẫn còn thuộc lãnh thổ Việt.Trở lại vùng đất mà đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng cho Trung-quốc, dĩ nhiên họ nhượng cả dân chúng nữa. Trong năm nghìn năm lịch sử chiến tranh Hoa-Việt, dân chúng, chiến sĩ tại vùng này là lực lượng đầu tiên chống quân Trung-quốc. Họ phải hy sinh tính mạng, tài sản đầu tiên, khi quân Trung-quốc đánh sang. Có không biết bao nhiêu di tích, huyền sử về núi non, về sông ngòi về cuộc chiến, về gương anh hùng. Chính quyền các triều đại đều tuyên dương công lao của họ, họ từng hãnh diện đời nọ sang đời kia. Bây giờ vùng này trao cho Trung-quốc, kẻ thù năm nghìn năm của họ. Họ bị mất mát quá nhiều về tinh thần. Họ phải cúi mặt chịu sự cai trị của kẻ thù. Bao nhiêu di tích lịch sử, huyền sử phải phá bỏ, không được nhắc tới. Thương tổn tinh thần quá lớn Gần đây nhất, trong chiến tranh 1978, phía Việt cũng như Trung-quốc, chôn trên lãnh thổ mình, dọc theo biên giới mấy chục vạn quả mìn, sau chiến tranh mới đào lên. Phía Việt lập rất nhiều đồn, hầm, công-sự chiến đấu dọc biên giới thành 4 vòng đai. Mấy chục nghìn chiến sĩ Việt tử trận tại đây. Hiện những cơ sở đó vẫn còn. Trong khu vực này dân chúng, gia đình liệt sĩ đã ghi dấu tưởng niệm thân nhân họ, nay trao cho Trung-quốc, dĩ nhiên các di tích này bị phá hủy. Dân chúng đang là lực lượng chong mặt với kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ, nay họ bỗng trở thành những người Trung-quốc bất đắc dĩ. Các vòng đai phòng thủ bị mất. Dân tộc Việt-Nam mất mát về an ninh quá nhiều.4.4 – Vụ cắt lãnh hảịHiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.Từ giữa thế kỷ thứ 19 về trước, chưa từng có việc ấn định rõ lãnh hải Việt-Hoa. Tuy nhiên vào thế kỷ thứ 15, Việt-Nam đã định lãnh hải qua vụ nhà vua sai vẽ Hồng đức bản đồ.Theo bản đồ này thì các quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) và Trường-sa (Nam-sa) thuộc Ðại-Việt. Và hai quần đảo đó đều thuộc Việt-Nam cho đến khi Bộ Chính-trị thời 1958 trao cho Trung-quốc (trên lý thuyết). Vào những thời kỳ ấy (1500-1887), Thủy-quân cũng như thương thuyền, tầu đánh cá của cả Hoa lẫn Việt chỉ là những thuyền nhỏ, không ra xa bờ biển làm bao nên chưa có những đụng chạm.Sau khi triều Nguyễn của Việt-Nam ký hòa ước năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của Pháp thì người Pháp mới định rõ lãnh hải. Nước Pháp với tư cách bảo hộ Việt-Nam, đã ký với Thanh-triều hòa ước 1887, định rõ lãnh hải trong vùng vịnh Bắc-Việt. Ðối với hòa ước này, Việt-Nam đã chịu khá nhiều thiệt hại vì mất một số đảo mà dân chúng là người Việt, nói tiếng Việt, mặc y phục Việt, sống trong văn hóa Việt. Cho đến nay (2001), dân trên các đảo này vẫn còn nói tiếng Việt, ẩm thực theo Việt và dùng y phục Việt. Chúng tôi đã từng thăm vùng này hồi 1983. Tuy nhiên với hòa ước 1887, lãnh hải vịnh Bắc-Việt được phân chia như sau: Trung-quốc 38% Việt-Nam 62% . Ðối với người Pháp, thời đó họ chưa hiểu rõ tình trạng giữa Trung-hoa và Việt-Nam, họ thấy Thanh-triều chấp nhận 38%, thì cho rằng mình thắng thế. Còn Thanh-triều khi đạt được 38%, họ coi như một món quà trên trời rơi xuống vì trong quá trình lịch sử, Trung-quốc vẫn coi vịnh Bắc-Việt là của Việt-Nam. Chứng cớ:– Vùng đất Hợp-phố là đất cực Nam của Trung-quốc, thế nhưng lại có hải cảng Bắc-hải. Bắc đây chỉ có thể là Bắc đối với Việt-Nam. Nếu là đất của Trung-quốc họ phải gọi là thị xã Nam-hải chứ? Rõ ràng vùng này là đất cũ của Việt-Nam.– Vùng vịnh nằm ở phía Nam Trung-quốc, phía Tây đảo Hải-Nam, phía Ðông Bắc Việt-Nam mà Pháp-Hoa ký hòa ước 1887 đó, Việt-Nam gọi là vịnh Bắc-Việt. Trung-quốc cũng gọi là vịnh Bắc-bộ. Cho đến nay (2001), họ cũng vẫn dùng tên đó. Vậy thì rõ ràng vịnh này của Việt-Nam. Nếu của Trung-quốc thì họ phải gọi là vịnh Nam-bộ chứ?Bây giờ đến hiệp định Việt-Hoa 25-12-2000 thì vùng vịnh Bắc-bộ được chia ra như sau: Việt-Nam 53% Trung quốc 47%. So với trước 1887 thì Việt-Nam chỉ mất có 38%, nay mất thêm 9% nữa!4.5 – Ảnh hương vụ cắt lãnh hảị4.5.1 – Mất lãnh hải, quốc sản.Theo hiệp định này thì rõ ràng đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhường cho Trung-quốc tới 9% lãnh hải vùng vịnh Bắc-Việt. Cái đau đớn là vùng nhượng là vùng:– Có nhiều hải sản về cá thu, cá song, cá hồng, mực là những loại hải sản quý – Dưới đáy biển có mỏ hơi đốt, và dầu lửa – Một số đảo trong vùng nhượng thuộc Trung-quốc.4.5.2 – An ninh quốc gia bị đe dọạNếu vụ nhượng đất nguy hại về phương diện tinh thần, kinh tế thì vụ nhượng lãnh hải lại nguy hại về an ninh vì Trung-quốc có thể dùng các đảo này làm phi trường quân sự, căn cứ Hải-quân để uy hiếp Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh trung châu Bắc-Việt và miền Trung, miền Nam Việt-Nam. Tin của ECL ghi lại, trong những cuộc hội đàm Hoa-Việt về lãnh hải, Trung-quốc đòi cho được mấy đảo nhỏ trong vùng. Cũng những tin của ECL về các cuộc hội của Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam thì việc chủ trương nhượng các đảo do quyết định của toàn thể, không do ba ông Cố-vấn Ðỗ Mười, Lê Ðức-Anh hay Võ Văn-Kiệt. Ðể tỏ ý hoàn toàn quy phục Trung-quốc, Bộ Chính trị cũng trao cho Trung-quốc toàn bộ kế hoạch phòng thủ phía Bắc Việt-Nam. Theo ý kiến chúng tôi thì trong Bộ Chính-trị bấy giờ, nhóm quân đội rất mạnh, chủ chốt có ba vị tướng là Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn. Trong tài liệu này, có phần ước tính tình hình Trung-quốc, Việt-Nam, đại lược như sau:“- Trung-quốc không có khả năng dùng Không-quân tấn công vào Thủ-đô Hà-nội và các tỉnh đồng bằng Bắc-bộ vì khoảng cách từ các phi trường Quảng đông, Quảng-tây, Vân-nam, Hải-Nam quá xa, phi cơ chỉ có thể tới oanh tạc nhưng trở về thì không đủ nhiên liệu.– Nếu Trung-quốc tiến công bằng đường bộ thì ít nhất phải có một triệu quân. Với một triệu quân mỗi ngày cần 10.000 lượt ô-tô tiếp tế mà đường bộ thì các ngả Lai-châu, Lào-cai, Hà-giang không dùng được. Chỉ có ba ngả chính tạm dùng: Một là Lạng-sơn, hai là Hạ-long (Quảng-yên cũ), ba là Cao-bằng. Ba ngả đó đường sá gồ ghề, núi non hiểm trở. Với 10.000 lượt xe thì chỉ ba ngày là đường nát hết.– Ðịa thế hiểm trở, khúc khuỷu của ba con đường này, chỉ cần ba người đóng một chốt, cũng đủ cản trở một ngày tiếp tế – Trong bối cảnh chiến tranh Hoa-Việt xẩy ra,thì Thủ-đô cũng như Bộ Chính-trị, Bộ Tổng Tư-lệnh có thể chuyển vào Thành-phố Hồ Chí-Minh.– Trường hợp đó bắt buộc Trung-quốc phải dùng đường biển tiếp tế, chuyển quân. Hai quân cảng lớn sử dụng sẽ là Bắc-hải, Quảng-châu, Hải-Nam. Cả ba cùng xa, rất khó khăn”.Bây giờ Trung-quốc được mấy đảo trong vịnh Bắc-Việt, rất gần với thềm lục địa của trung châu Bắc-bộ, miền Trung và miền Nam. Nếu như Trung-quốc thiết lập căn cứ Không-quân, Hải-quân, trạm tiếp vận tại đây thì toàn bộ lãnh thổ Việt-Nam bị uy hiếp nặng nề.Ông Lê Khả-Phiêu, Phạm Văn-Trà, Phạm Thanh-Nhàn đều là tướng lãnh, từng cầm quân trên 40 năm thì các ông phải biết rõ điều đó. Biết nhưng các ông vẫn làm thì có nghĩa là các ông muốn: “Việt-Nam vĩnh viễn nằm trong vòng kiềm tỏa của Trung-quốc”.Còn như các ông ấy làm việc đó để được gì, cho ai, vì ai thì tôi chịụ…Bác sĩ/Tác giả TRẦN ĐẠI SỸ (Paris, Pháp Quốc).8 CẢM NGHĨ VỀ “HỒ CHÍ MINH VÀ ÐẢNG CSVN ĐÃ BÁN NƯỚC VIỆT CHO TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?”
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/cuc-luu-tru-vn-xac-nhan-ho-chi-minh-la.html
Trang web cục văn thư và lưu trữ Việt Nam chính thức xác nhận Hồ Chí Minh – lãnh tụ đảng CSVN chính là thiếu tá bát lộ quân Hồ Quang trong quân đội giải phóng Trung Cộng.
Ảnh chụp thiếu tá Hồ Quang – tức Hồ Chí Minh trong quân đội Trung Cộng
TT KENNEDY GỌI ANH EM ÔNG DIỆM LÀ
“BỌN CHÓ ĐẺ” (SONS OF BITCHES)
American and Vietnam, 1945-1995
DANH SÁCH 100 BẠO CH ÚA (TYRANTS)
Độc ác và Độc tài nhất trong Lịch sử
Từ Đại đế Herod, người ngược đãi hài đồng Giêsu, đến Hitler, kẻ giết người hàng loạt và chủ mưu cuộc chiến tranh tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại, cuốn sách nấy đã khảo sát lịch sử của những tên bạo chúa ô nhục nhất trong Lịch sử. Nội dung cuốn sách mô tả những chi tiết sống động cuộc đời của những bạo chúa nầy, họ đã leo lên nấc thang quyền lực như thế nào, và đã để lại những gì trong quá trình tàn phá và gieo rắc đau thương của họ (their climb to power and the destruction and sorrow they left in their wake.)
Trong cuộc họp báo với Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 03 tại thủ đô Canberra vừa qua, Thủ tướng Úc là ông Tony Abbott thông báo cho ông Dũng biết rằng trong tương lai, Úc sẽ cắt giảm viện trợ cho các nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, và sẽ giảm tới 11 tỷ. Được biết trong quý 2014 – 2015, Úc đã viện trợ cho Việt Nam số tiền là 140 triệu đô la.
Tony Abbott defends $11bn cut to foreign aid during Vietnamese PM’s visit
‘If you don’t have your domestic economic house in order, it’s very difficult to be a good friend and neighbour abroad,’ Abbott said during joint press conference
Dung and Abbott addressed the media after a formal ceremony, where the former signed a “declaration on enhancing the comprehensive partnership” between the two countries with the foreign minister, Julie Bishop.
Asked if he was embarrassed to explain Australia’s reduced aid budget to Dung, Abbott said Australia had made “modest reductions” but that remaining aid would focus on countries in the Asia-Pacific region, including Vietnam.
“Look, obviously it’s important for all countries to ensure that their own domestic economic house is in order, because if you don’t have your domestic economic house in order, it’s very difficult to be a good friend and neighbour abroad,” Abbott said.
Abbott said it was important to remember the “objective” of aid, saying, “the objective of aid is not to create a relationship of permanent dependency, the objective of aid is to ensure that countries are helped to develop to the point where they don’t need aid any more”.
“And obviously the very strong economic growth that Vietnam has enjoyed in the past few years, particularly under the economic stewardship of prime minister Dung, means that the need for this kind of aid will be less and less as the years go on.”
Dung, who was listening through a translator and offered a small smile at the end of Abbott’s response, declined to answer the question directed at him which asked if he was concerned at the effect aid cuts would have on Vietnamese people.
Australia gave about $140m in aid to Vietnam in the 2014/15 budget.
The declaration reaffirmed Australia’s trade, security, education and cultural ties to Vietnam.
The free trade agreement is being negotiated in Singapore this week, with 12 countries jostling to secure the best deal
Read more
Chief among those concerns were freedom of navigation in the South China Sea and an agreement to “exercise self-restraint and refrain from anything that may inflame tensions in the region”.
Abbott said the Australian-Vietnamese relationship was going “from strength to strength” and would be enhanced by the Trans-Pacific Partnership, which is still being negotiated.
“We have both prospered in peace over the last 40 years because of the stability that our region has enjoyed, and anything which destroys that stability is something we would mutually deplore and mutually work to ensure didn’t happen,” he said.
A protest against the visit of Vietnam’s prime minister Nguyen Tan Dung in Canberra on Wednesday. Photograph: Mick Tsikas/AAP
Dung’s delegation was met by human rights protesters when it arrived at Parliament House on Wednesday morning. The protesters, a large number of whom were Vietnamese-Australians, circulated this month’s report of the UN special rapporteur on the freedom of religion and belief, which found that “the scope of freedom of religion and belief remains extremely limited and unsafe” in Vietnam.
The special rapporteur, Heiner Bielefeldt, said Vietnam breached the terms of his visit to allow him confidential and unsupervised contact with people, saying some he met with had suffered “intimidation, police interrogations and even physical injuries” before and after his visit.
Vietnam did not support the report.
Sự tự do bày tỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của mọi người có thể chỉ phải chịu những hạn chế quy định bởi luật pháp và cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác.
Freedom to manifest one’s religion or beliefs may be subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary to protect public safety, order, health, or morals or the fundamental rights and freedom of others.
Việc thực thi những quyền quy định trong mục 2 của điều khoản này đi cùng với những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Nó có thể phải chịu một số hạn chế, nhưng những hạn chế này chỉ có thể do luật pháp đặt ra.
The exercice of the rights provided for in Paragraph 2 of this article carries with its special duties and responsibilities. It may therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided by law.
Không hạn chế nào được đặt trên sự thực thi quyền trên ngoài những hạn chế được áp đặt để tuân theo luật pháp.
No restriction may be placed on the exercice of this right other than those imposed in conformity of the law.
Tiếp Theo Bản Tường Trình Về Công Pháp Quốc Tế
BÌNH GIẢI VỚI ÔNG TẬP CẬN BÌNH
VỀ TRUNG QUỐC SỬ
LIÊN QUAN ĐẾN HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
Theo cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, trong bài “Nghiên Cứu về Lịch Sử và Địa Lý” học giả Hsieh Chiao-Min nhận định về cuộc Thám Hiểm của Trung Hoa tại Đại Dương như sau: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. Thản hoặc nhà cầm quyền Trung Quốc cũng gửi những đoàn thám hiểm đại dương đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ 3 và thứ 2 Trước Công Nguyên, cũng như tại Đông Nam Á, Ấn Độ và Phi Châu trong thế kỷ 15. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Quốc” suốt chiều dài lịch sử (từ nhà Tần thế kỷ thứ 3 Trước C. N. đến nhà Thanh từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20). Chiao-Min Hsieh. Chinese History Middle Ages: China Academy, Taipei, 1978, p. 287).
Dưới đời nhà Tần, cuốn Tần Chí tường thuật rằng năm 211 Trước C.N. Tần Thủy Hoàng sai một phái bộ gồm hàng ngàn đồng nam đồng nữ (trai gái tân) đi kiếm những dược phẩm có tác dụng đem lại trường sinh bất tử cho nhà vua tại đảo Đại Châu Bất Tử trong Đông Trung Quốc Hải. Mặc dầu vậy, Tần Thủy Hoàng không bất tử mà đã chết một năm sau đó. Và chế độ quân phiệt nhà Tần đã cáo chung sau 15 năm thống trị (221-206 Trước C.N).
Trong thời Đế Quốc Thứ Nhất đời Tần Hán (First Empire), những cuộc thám hiểm đại dương tại Đông Trung Quốc Hải và Biển Nhật Bản không phải để chinh phục vùng Biển Nam Hoa nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đặc biệt trong thế kỷ 15, từ đời Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc), Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa đã 7 lần thám hiểm Tây Dương (Ấn Độ Dương). Và trong 28 năm, từ 1405 đến 1433, đã viếng thăm 37 quốc gia duyên hải đến Ba Tư, Biển Hồng Hải phía tây bắc, Đông Phi Châu phía cực tây và Đài Loan phía cực đông. Những cuộc thám hiểm này chỉ đi ngang qua Biển Nam Hoa nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Lịch sử Trung Quốc cũng phê phán những cuộc thám hiểm đại dương đời nhà Minh vì đã làm kiệt quệ kinh tế đất nước. (The large exploring expeditions that were to cross the South
2
China Sea and explore the Indian Ocean were criticized by the court as poor to (an impoverishment of) the country. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 290-291).
Những tài liệu lịch sử nêu trên đã được phổ biến tại Đại Hội Quốc Tế về Sử Địa Trung Quốc Kỳ I tại Đài Bắc năm 1968 và đã được đăng trong cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ năm 1978.
Như vậy theo chính sử Trung Quốc suốt từ thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 15, dưới 3 triều đại Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ không có tài liệu nào cho biết có các lực lượng hải quân Trung Quốc đi tuần thám để hành sử và công bố chủ quyền tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam Á.
Đối chiếu lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, sử sách ghi chép rằng năm 214 Trước C.N., sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem quân thôn tính các nước Bách Việt để chia thành 3 quận: Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc và Trung Việt). (Nước Việt ta thời đó có nhiều voi: Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi khởi nghĩa đánh nhà Hán, nhà Ngô; Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên, Quang Trung đuổi quân Thanh cũng ngồi trên mình voi đánh giặc).
Tuy nhiên các dân tộc Bách Việt không chịu ách đô hộ tàn bạo của nhà Tần. Họ trốn vào rừng chiến đấu và giết được Đồ Thư.
Năm 207 Trước C. N. Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương, rồi sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải để thành lập một quốc gia độc lập đóng đô tại Phiên Ngung (Quảng Châu) lấy quốc hiệu là Nam Việt (207-111 Trước C.N.). Qua năm sau Lưu Bang cũng đánh thắng Hạng Võ và thành lập nhà Hán.
Chữ “hải” trong quận Nam Hải không có nghĩa là biển mà là vùng đất xa xôi (hải biểu là vùng đất cực xa). Và quận Nam Hải là vùng đất phía cực Nam Trung Quốc (far-south). Từ nguyên thủy, Biển Nam Hải có tên là Trướng Hải là vùng biển của tỉnh Quảng Đông, cách huyện Hải Phong 50 dậm ta (lý) về phía nam (khoảng 25km).
Theo Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông năm 1971 “Biển Nam Hải là vùng biển ven bờ chạy từ Eo Biển Đài Loan tới Quảng Đông” (The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung. A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971, p. 121)
Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 thì “Biển Nam Hoa thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Pháp (Việt Nam),
Anh (Mã Lai), Mỹ (Phi Luật Tân) và Nhật (Đài Loan). Do đó Biển Nam Hải (Southern Sea) không phải là Biển Nam Hoa (South China Sea).
Sau này Trung Quốc lợi dụng danh xưng để mạo nhận rằng Biển Nam Hải của tỉnh Quảng Đông chính là Biển Nam Hoa của Trung Quốc.
3
Từ thế kỷ 15, các nhà thám hiểm đại dương và các nhà doanh thương Âu, Á như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp, Ả Rập khi vượt Đại Tây Dương đến vùng biển tiếp giáp Ấn Độ, muốn cho tiện họ gọi vùng biển này là Ấn Độ Dương. Và khi qua Eo Biển Mã Lai đến vùng biển tiếp giáp Trung Hoa họ cũng tiện thể gọi vùng biển này là Biển Nam Hoa (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).
Sự trùng điệp danh xưng này của các nhà địa lý Tây Phương chỉ là sự ghi nhận một tập quán về ngôn ngữ hàng hải. Như vậy tên Biển Nam Hoa cũng như Ấn Độ Dương không có tác dụng công nhận chủ quyền của Trung Hoa và Ấn Độ tại các vùng biển này. Nó chỉ ghi nhận vị trí của Ấn Độ Dương là vùng tiếp giáp Ấn Độ, cũng như Biển Nam Hoa là vùng tiếp giáp miền Nam Trung Hoa. Vả lại, về diện tích, Biển Nam Hải (hay Biển Nam) chỉ rộng chừng 25km, trong khi Biển Nam Hoa chạy từ bờ biển Quảng Đông tới bờ biển Nam Dương và rộng tới 2000 km.
Trong những chuyến hải hành Trịnh Hòa chỉ dừng chân tại hải cảng Chaban (Trà Bàn hay Đồ Bàn) thủ phủ Chiêm Thành. Theo Giáo Sư John King Fairbank tại Đại Học Harvard, mục đích những chuyến công du này không phải để cướp bóc hay thôn tính lãnh thổ mà chỉ nhằm thiết lập bang giao với hàng chục quốc gia duyên hải tại Ấn Độ Dương.
(The Chinese expeditions were diplomatic not commercial, much less piratical or colonizing ventures. John King Fairbank, China, a New History, Harvard University Press 1992, p. 138).
Như vậy, theo chính sử Trung Quốc, từ các đời Tần Hán,Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy Đường, Ngũ Đại, Tống Nguyên, Minh Thanh, sử sách không ghi chép việc hải quân Trung Quốc đi tuần thám Biển Đông Hải để chiếm hữu các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đồng thời công bố và hành sử chủ quyền tại các quần đảo này.
Suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc trong hơn 20 thế kỷ về đời các Đế Quốc Tần Hán, Tùy Đường, Tống Nguyên, Minh Thanh cũng như trong các thời Đại Phân Hóa như đời Lưỡng Tấn, trở ngại chính yếu cho việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế là hiểm họa Hung Nô.
Danh xưng Hung Nô tự nó đã hàm chứa ý nghĩa nhục mạ và phỉ báng, man di mọi rợ, dã man hung dữ chỉ đáng làm nô lệ cho Hán tộc.
Không phải bao giờ Hán binh cũng thắng thế. Vì các kỵ binh Hung Nô là những thiện xạ có tài bắn cung từ trên lưng ngựa huyết hãn mã (mồ hôi đỏ như máu).
4
Đời nhà Hán hiểm họa Hung Nô là mối lo gan ruột của Hán Vũ Đế 5 lần mang quân đi chinh chiến tại các mặt trận tây bắc. Các phong hỏa đài dọc theo Vạn Lý Trường Thành là những trại tiếp liên báo động tại quan ải:
Gió lửa động sa mạc
Chiếu rực mây Cam Tuyền
Vua Hán chống kiếm dậy
Lại vời Lý Tướng Quân.
(Lý Bạch, Tái Hạ Khúc)
Lý Tướng Quân ở đây là Lý Quảng, vị tướng lãnh nổi tiếng nhất trong Chiến Tranh Hung Hán. Nhưng không phải bao giờ ông cũng đem lại chiến thắng cho Hán Vũ Đế (140-87 Trước C.N.). Năm 119 Trước C. N. Lý Quảng ở tuổi lục tuần, vì trái quân lệnh đã thất trận và phải tự sát để khỏi bị xử trảm với nhục hình. Như vậy tướng quân họ Lý không đem lại vinh quang cho nhà Hán.
Năm 100 Trước C. N. Hán Vũ Đế sai sứ giả Tô Vũ qua Hung Nô để can thiệp vào chính sự một nước lân bang phía bắc. Cơ mưu bại lộ, Tô Vũ bị bắt giam và quản thúc trong 19 năm, phải chịu nhục đi chăn dê tại vùng sa mạc nóng cháy và miền núi tuyết giá băng.
Và năm 33 Trước C. N., Hán Nguyên Đế phải đem Chiêu Quân cống Hồ, dầu rằng Vương Tường là một trong bốn đại mỹ nhân Trung Quốc, cùng với Tây Thi, Hằng Nga và Dương Quý Phi. Trong năm này Hán Nguyên Đế đã từ trần vài tháng sau khi Chiêu Quân xuất giá.
Đến đời Nhà Tấn (265-420) có loạn Nhung Địch từ phía tây bắc lũ lượt nổi lên chiếm giữ cả vùng Bắc Trường Giang để xưng vương, xưng đế tại 16 nước gọi là loạn Ngũ Hồ. Sau 50 năm trị vì tại miền tây bắc, nhà Tấn phải lui về phía đông nam để dựng nghiệp Đông Tấn tại Nam Kinh.
Kế tiếp là đời Đế Quốc Tùy Đường. Đây là thời thịnh trị cả về kinh doanh thương mại lẫn văn học nghệ thuật. Tuy nhiên trong giai đoạn thoái trào vào thế kỷ thứ 8 có loạn An Lộc Sơn với các binh sĩ Ngũ Hồ từ miền bắc xâm chiếm thủ đô Tràng An. Trên đường rút quân về Tây Thục, dưới áp lực của các tướng sĩ, Đường Minh Hoàng phải bức tử Dương Quý Phi tại Mã Ngôi.
Sau đời Đế Quốc Tùy Đường là Đế Quốc Lưỡng Tống kéo dài hơn 300 năm từ thế kỷ thứ 10 tới thế kỷ 13 (960-1280). Qua thế kỷ 12 nhà Tống bị bao vây bởi Bắc Liêu (Mông Cổ) về phía bắc và Tây Hạ (Mãn Châu) về phía tây. Từ đầu thế kỷ 11 vua nhà Tống phải hàng năm triều cống Bắc Liêu 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấm lụa. Tới đầu thế kỷ 12 (năm 1127) nước Kim (Mãn Châu) lấn chiếm toàn cõi Bắc Trung Hoa khiến Vua Tống phải bỏ miền Bắc dời đô về Hàng Châu (Chiết Giang) gọi là Nam Tống. Đây là một thời đại suy vi với sự phân hóa lãnh thổ, suy thoái kinh tế và thất bại quân
5
sự (Nhà Tống bị Việt Nam đánh bại 3 lần trong những năm 981, 1075 và 1076).
Cũng vì vậy trong hai thế kỷ 13 và 14, Trung Quốc bị Hung Nô Mông Cổ thôn tính trong gần 90 năm (1280-1368). Đó là kỷ nguyên của Đế Quốc Đại Nguyên hay Đế Quốc Nguyên Mông.
Và để kết thúc giai đoạn lịch sử Trung Quốc thời Trung Cổ, trong ba thế kỷ từ 17 đến 20 (1644-1911) đời Đế Quốc Đại Thanh, Hung Nô Mãn Châu làm chủ Trung Quốc.
Để có cái nhìn khách quan trung thực, chúng ta hãy kiểm điểm khái quát những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của các triều đại Trung Hoa từ đời nhà Tần đến đời nhà Thanh. Từ đó chúng ta có thể nhận định rằng Trung Quốc không có điều kiện khách quan và chủ quan để thôn tính Biển Đông Hải và giành giật chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ Đế Quốc Tần Hán đến Đế Quốc Đại Thanh
Năm 221 Trước C.N., Nhà Tần thống nhất đất nước, tập trung quyền lực trong chế độ độc tài quân phiệt, bãi bỏ chính sách phân chia ruộng đất (tỉnh điền) và chế độ tư tưởng phóng khoáng thời Bách Gia Chư Tử. Mặt khác huy động toàn dân vào việc xây đắp trường thành chống Hung Nô và xây dựng cung điện nguy nga như Cung A Phòng với những hy sinh khủng khiếp: 1 triệu viên đá xây thành là 1 triệu người dân hy sinh thân sống. Lịch sử Trung Hoa kết án Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa đã từ bỏ quan niệm hòa bình nhân ái của Khổng Mạnh lấy dân làm trọng, và coi nhẹ chính quyền (dân vi quý, quân vi khinh). Vì quá lao tâm lao lực, Tần Thủy Hoàng chỉ trị vì được 11 năm. Từ đó với những âm mưu tranh giành quyền lực, cà thái tử lẫn tể tướng đã phải hoặc tự sát, hoặc bị giết. Vua Tần Nhị Thế cũng bị một viên quan hoạn giết sau 4 năm trị vì. Dân 6 nước bị nhà Tần sát hại thời Chiến Quốc cùng những dân công khổ sai đã vùng đứng lên tiêu diệt chế độ nhà Tần năm 206 Trước C.N.
Lúc này tại miền Hoa Nam, hải quân Trung Quốc không lai vãng đến vùng Biển Đông Hải.
Kế nghiệp Nhà Tần là Nhà Hán kéo dài hơn 4 thế kỷ (từ 206 trước C. N. đến 220 Tây Lịch) trong đó có 14 năm Vương Mãng tiếm vị.
Trong cuộc Hán Sở tranh hùng, Hán Vương Lưu Bang thắng Sở Vương Hạng Võ. Họ Lưu khởi nghiệp từ miền Hán Giang (một chi nhánh của Dương Tử Giang) đã trừ được nhà Tần, diệt được nhà Sở và thống nhất Trung Hoa lên ngôi lấy hiệu là Hán Cao Tổ (206-195 trước C. N).
6
Trước đó một năm, năm 207 Trước C. N., Triệu Đà cũng đã lên ngôi hiệu là Triệu Vũ Vương sau khi đánh thắng An Dương Vương và sát nhập Âu Lạc với quận Nam Hải để thành lập nước Nam Việt độc lập, đặt thủ đô tại Phiên Ngung (Quảng Châu).
Trong khi tại miền Bắc Hán Cao Tổ chỉ trị vì được 11 năm, thì tại miền Nam Triệu Vũ Vương đã chấn chỉnh và mở rộng bờ cõi trong suốt 70 năm (207-137 Trước C. N.). Năm 196 Trước C. N. Hán Cao Tổ sai Lục Giả sang phong tước cho Triệu Vũ Vương.
Sau khi Hán Cao Tổ mất bà Lữ Hậu lâm triều lộng hành không cho người Việt mua các đồ sắt, điền khí và trâu bò nái. Triệu Vũ Vương xưng là Nam Việt Hoàng Đế (Triệu Vũ Đế) rồi cử binh đánh bại quân nhà Hán tại Trường Sa (Hồ Nam). Sau khi Lữ Hậu mất Hán Văn Đế lại sai Lục Giả sang thương thuyết, yêu cầu Triệu Vũ Đế bỏ đế hiệu. Hán Văn Đế cam kết rằng: “Tại miền Hồ Quảng, từ phía nam Ngũ Lĩnh và Động Đình Hồ, Triệu Vũ Vương được toàn quyền cai trị”.
Đến năm 111 Trước C. N., khai thác mâu thuẫn giữa ba nước Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt, Hán Vũ Đế đã thôn tính Nam Việt trái với lời cam kết của các tổ phụ và tiên vương Hán Cao Tổ và Hán Văn Đế.
Tuy nhiên, sau cái chết của Hán Vũ Đế (năm 87 Trước C.N.), Nhà Hán bắt đầu suy thoái. Trong đời Hán Nguyên Đế (48-33 Trước C.N.), quân Nhà Hán đã phải rút khỏi Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam) cho đến cuối thế kỷ thứ 6 đời Lương, Tùy mới đặt lại nền cai trị. Nếu nhà Hán đã bỏ đảo Hải Nam thì cũng không lý vấn đến các đảo Hoàng SA Trường SA tại Đông Hải. (Hải Nam cách Hoàng Sa 150 hải lý hay 275 km)
Tiếp theo thời Đế Quốc Tần Hán là Thời Đại Phân Hóa Thứ Nhất (First Partition) với các đời Tam Quốc, Lưỡng Tấn và Nam Bắc Triều.
Thời Đại Phân Hóa Thứ Nhất
Trong đời Tam Quốc (220-265), với thế chân vạc Ngụy, Thục, Ngô, không nước nào dám mạo hiểm và có thực lực đi thôn tính biển Đông Hải. Thời Hán mạt Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đem 10 vạn quân (phóng đại là 80 vạn) đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du và Gia Cát Lượng đánh tan trong trận Xích Bích năm 207.
Đến đời Nhà Tấn (265-420) có loạn Nhung Địch từ phía tây bắc lũ lượt nổi lên chiếm giữ cả vùng Bắc Trường Giang để xưng vương, xưng đế tại cả thảy 16 nước gọi là loạn Ngũ Hồ. Sau 50 năm trị vì tại miền tây bắc, nhà Tấn đã phải lui về phía đông nam để dựng nghiệp Đông Tấn tại Nam Kinh.
Sau khi nhà Tấn mất ngôi có nạn phân hóa Nam Bắc Triều với 7 nước là Ngụy, Tề, Chu phía bắc và Tống, Tề, Lương, Trần phía nam.
7
Do sự phân hóa này Trung Quốc không còn sinh khí. Đến đời nhà Lương, tại Giao Châu, Lý Bôn phất cờ khởi nghĩa xưng là Lý Nam Đế lấy quốc hiệu là Vạn Xuân. Sau đó Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử kế nghiệp Nhà Tiền Lý trong gần 60 năm (từ năm 544 đến 602).
Thời Đế Quốc Tùy Đường
Kế tiếp đời Nam Bắc Triều, Nhà Tùy trị vì được 30 năm, và cùng với Nhà Đường khởi sự Thời Đế Quốc Thứ II (Second Empire). Đây là thời thịnh trị cả về kinh doanh thương mại lẫn văn học nghệ thuật. Đường Minh Hoàng làm thơ ca tụng Khổng Tử. Các đại sư Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ thỉnh kinh Phật. Các thi sĩ nổi tiếng đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của các tư tưởng Lão Trang, Khổng Mạnh và Phật Giáo.
Tuy nhiên trong giai đoạn thoái trào vào thế kỷ thứ 8 có loạn An Lộc Sơn với các binh sĩ Ngũ Hồ từ miền bắc xâm chiếm thủ đô Tràng An.
Sự suy đồi của Nhà Đường dẫn tới đời Ngũ Đại kéo dài hơn 50 năm với 5 triều đại đã có từ trước như các nhà Hậu Đường, Hậu Lương, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Vận dụng cơ hội lịch sử này Ngô Quyền kết tập binh mã phá tan quân Nam Hán năm 938 trong trận hải chiến Bạch Đằng Giang. Do đó, từ năm 939, Việt Nam được giải phóng khỏi nạn Bắc Thuộc một ngàn năm, mở đường cho kỷ nguyên độc lập với các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê và Nguyễn, từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19.
Thời Đế Quốc Lưỡng Tống.
Trong thế kỷ thứ 10 quân Nhà Tống kéo sang xâm chiếm nước Nam. Để chống ngoại xâm các tướng sĩ tôn Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn lên làm vua. Và năm 981 Lê Đại Hành đánh thắng lục quân nhà Tống với Hầu Nhân Bảo và thủy quân với Lưu Trừng tại Bạch Đằng Giang.
Năm 1075, dưới đời vua Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân vượt biên vây đánh Châu Khâm, Châu Liêm tại Quảng Đông và Châu Ung tại Quảng Tây. Qua năm sau nhà Tống đem quân sang báo thù. Nhưng một lần nữa lại bị Lý Thường Kiệt đánh bại trên sông Như Nguyệt hay Sông Cầu (Bắc Ninh).
Sau 3 lần dụng võ thất bại, do trình tấu của Hoàng Thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông phải theo chính sách “Trọng Võ Ái Nhân” (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng), và đã thừa nhận nền độc lập của Đại Việt.
Nhà Tống kéo dài từ thế kỷ thứ 10 tới thế kỷ 13 (960-1280). Qua thế kỷ 12 nhà Tống bị bao vây bởi Bắc Liêu và Tây Hạ. Ngay từ đầu thế kỷ 11 vua nhà Tống đã phải hàng năm triều cống Bắc Liêu 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấm lụa. Tới đầu thế kỷ 12 (năm 1127) nước Kim lấn chiếm toàn cõi
8
phía bắc Trung Hoa khiến Vua Tống phải bỏ miền bắc thiên đô về Hàng Châu (Chiết Giang) gọi là Nam Tống. Đây là một thời đại suy vi kéo dài 150 năm. Với sự phân hóa lãnh thổ, suy thoái kinh tế, và nhất là sau 3 lần thất trận tại Việt Nam, Nhà Tống không còn dòm ngó đến Biển Đông Hải với Hoàng Sa và Trường Sa.
Thời Đế Quốc Nguyên Mông.
Qua thế kỷ 13 Trung Quốc bị Mông Cổ thôn tính trong gần 90 năm (1280-1368). Trước đó trong chiến dịch Tây Tiến, Thành Cát Tư Hãn đã chiếm giữ vùng Trung Á 6 ngàn dặm đến Hung Gia Lợi và nước Nga tại Bắc Âu và Ba Tư tại Nam Á. Rồi quay về chiếm nước Tây Hạ, nước Kim và Triều Tiên. Trước đó, năm 1257 quân Mông Cổ đánh Vân Nam và tràn sang Việt Nam. Tuy nhiên, với quân dân một lòng, nhà Trần đã đánh tan quân Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu. Đây là chiến thắng đầu tiên của Việt Nam đối với nhà Nguyên.
27 năm sau, năm 1284, con Nguyên Chủ Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan kéo 50 vạn quân sang báo thù.
Trong Hội Nghị Diên Hồng các bô lão đồng thanh xin đánh. Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12-1284 đến tháng 6-1285, quân Đại Việt đã đánh đuổi quân Nguyên ra ngoài bờ cõi. Toa Đô bị bắn chết, Ô Mã Nhi bị đuổi quá gấp phải một mình lẻn xuống thuyền con chạy trốn, và Thoát Hoan phải chui ống đồng lên xe chạy thoát về Tầu.
Thời gian này Hốt Tất Liệt đã có kế hoạch thôn tính Quần Đảo Phù Tang. Nay quân Thoát Hoan đại bại kéo về, Nguyên Chủ phải đình chỉ kế hoạch Đông Tiến. Và hai năm sau, đầu năm 1287, Thoát Hoan lại tập trung lực lượng kéo 30 vạn quân sang Đại Việt để báo thù lần thứ hai.
Tuy nhiên, cũng như lần trước, chỉ trong vòng một năm quân Mông Cổ đã mua lấy thất bại. Ô Mã Nhi lần này bị bắt sống tại Bạch Đằng Giang. Sau đó quân Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên khiến Thoát Hoan phải thu tàn binh tháo chạy về Yên Kinh. Và tại Thăng Long, vua Trần Nhân Tông đem các tướng nhà Nguyên bị bắt như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm lễ hiến phù tại Chiêu Lăng. Đây là một vinh dự cho Đại Việt đã 3 lần đơn độc phá vỡ kế hoạch Nam Tiến (tại Việt Nam), đồng thời ngăn cản cuộc Đông Tiến (tại Nhật Bản) của đoàn quân mệnh danh là “bách chiến bách thắng” từ đời Thành Cát Tư Hãn.
Và sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó đến Việt Nam cả trên lục địa lẫn ngoài hải phận. Trong cuốn “Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa” Marwyn S. Samuels cũng xác nhận rằng: “Trong suốt thế kỷ 14, các đội hải thuyền hùng mạnh của Nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bị chiếm đóng và
9
cũng không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” (Marwyn S. Samuels: Contest for the South China Sea, Methuen, London, 1982).
Như đã trình bày, trong bài “Thám Hiểm Đại Dương”, học giả Hsieh Chiao-Min nhận định rằng: “Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương”. Thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần, Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ, đảo Hải Nam là chốn lưu đày các tù nhân biệt xứ. Trong giả thuyết “Cổ Tẩu sát nhân” của Mạnh Tử (thế kỷ thứ IV Trước C.N.), vua Thuấn vào ngục thất cứu cha là Cổ Tẩu (phạm tội cố sát) rồi cõng cha chạy trốn về vùng bờ biển để mai danh ẩn tích đến trọn đời. Sau khi chôn sống 460 nho sĩ tại Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng lưu đầy tất cả các nho sĩ đối kháng tại miền bờ biển. Trung Hoa là một đại lục bao la, cả miền Tây và miền Bắc đất rộng mênh mông còn chưa khai phá. Vậy mà từ đời nhà Tần, Trung Hoa đã tự cô lập từ trong đất liền đến ngoài đại dương. Cho đến đời nhà Thanh vào thế kỷ 19, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.
Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân nhà Hán đi khai phá các tiểu đảo san hô tại Đông Hải. Rất có thể, như đã trình bầy, đó là 10 vạn thủy quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du và Gia Cát Lượng đánh tan trong trận Xích Bích.
“Trung Hoa không bao giờ là một cường quốc đại dương. Dân tộc Trung Hoa trong 4 ngàn năm chỉ sống về ruộng đất với những tập tục và quan niệm sống của nhà nông” (James Fairgrieve, Geography and World Power, London, 1921).
“Với các đặc tính của một dân tộc lục địa, Trung Hoa không phải là một cường quốc đại dương. Chú tâm của họ hướng về đất liền tại miền Trung Á hơn là ra hải ngoại. Do đó các kiến thức của họ về biển cả và duyên hải thật quá thô sơ”. (E. B. Elridge, The Background of Eastern Sea Power, Melbourne, 1948).
Đời Nhà Minh
Trong cuốn “Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ” ghi trên, học giả Hsieh Chiao-Min ghi nhận rằng, theo chính sử, từ các thế kỷ thứ 3 và thứ 2 Trước C. N., người Trung Hoa chỉ đi tới Biển Nhật Bản và Đông Trung Quốc Hải. Họ không nghĩ có đất liền bên kia Thái Bình Dương. Do đó mọi cuộc thám hiểm đều hướng về Tây Dương.
Mãi đến thế kỷ 15 dưới đời Minh Thành Tổ (1403-1424) mới có những vụ thám hiểm đại dương từ Đông Nam Á đến Ấn Độ và Đông Phi.
Đồng thời với 5 cuộc Bắc Chinh chống Hung Nô, Minh Thành Tổ cử Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những cuộc hành trình tại Ấn Độ
10
Dương mệnh danh là “Thất Hạ Tây Dương” (Tây hay Tây Trúc chỉ Ấn Độ và Tây Dương là Ấn Độ Dương).
Điều đáng lưu ý là về 7 chuyến công du tại trên 30 quốc gia trong 28 năm (từ 1405 đến 1433), chính sử Trung Hoa cũng ghi rõ phái bộ Trịnh Hòa chỉ đi qua Biển Nam Hoa nhằm thám hiểm Ấn Độ Dương. Như vậy không có chuyện phái bộ Trịnh Hòa đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chiếm hữu và hành sử chủ quyền.
Theo chính sử do các sử gia Trung Quốc trên thế giới hội nghị tại Đài Bắc năm 1968 và biên soạn năm 1978 thì trong các đời Tần Hán, Tùy Đường, Tống Nguyên và Minh Thanh, không thấy một dòng chữ nào đề cập việc Trung Quốc đem quân chiếm cứ các hải đảo tại Biển Đông Hải. Các chuyến hải hành chỉ vụ vào việc bành trướng thế lực ngoại giao và phát triển giao thương giữa Trung Hoa với các quốc gia Á Phi tại Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập.
Tuy nhiên những chuyến hải hành chỉ nhằm phô trương thanh thế cho Minh Thành Tổ chứ không thực sự đem lại kết quả cụ thể nào về mặt ngoại giao. Do đó dư luận trong nước đã phê phán những chuyến đi phô trương nặng phần trình diễn làm hao mòn công quỹ khiến kinh tế quốc gia bị suy thoái.
Riêng tại Đại Việt, Giáo Sư J.K. Fairbank cũng nói về cuộc xâm lăng khởi sự năm 1407 và kết thúc năm 1427. Kết cuộc, với những tổn thất đáng kể, nhà Minh phải trả chủ quyền độc lập cho Việt Nam năm 1428.
Hoàng Sa Trường Sa theo Trung Quốc Sử
Trong Trung Quốc sử có rất nhiều tài liệu lịch sử do nhà cầm quyền phổ biến và nhiều tác phẩm của các học giả Trung Hoa thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Hoàng Sa Trường Sa.
Dưới đời Nhà Thanh, trong ba thế kỷ từ 17 đến 20:
a) Theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ năm 1894 đời vua Quang Tự thì đến cuối thế kỷ 19 “lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết” (Hải Nam cách Hoàng Sa 150 hải lý (275 km) về phía đông nam).
b) Qua thế kỷ 20 sự kiện này được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 (cũng đời vua Quang Tự) với đoạn như sau: “Điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại Vĩ Tuyến 18”.
11
c) Trong bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do Chính Phủ ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, và không thấy ghi các danh xưng Hán hóa Tây Sa, Nam Sa.
d) Trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) viết: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là giải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy có sự nhìn nhận rằng quần đảo này là biên thùy hải phận của Việt Nam.
e) Theo học giả Marwyn S. Samuels trong cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa nói ở trên“không có bằng chứng nào cho thấy nhà Thanh đã chiếm hữu và sát nhập Hoàng Sa Trường Sa vào lãnh thổ Trung Quốc”.
f) Trong tập Địa Dư Chí Tỉnh Quảng Đông được vua Ung Chính duyệt phê năm 1731, không thấy ghi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc.
g) Trong bộ “Đại Thanh Nhất Thống Chí” do Quốc Sử Quán Trung Hoa biên soạn năm 1842 với lời tựa của vua Đạo Quang không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa) thuộc hải phận tỉnh Quảng Đông.
h) Đặc biệt là trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (năm 1744), vùng hải phận của Việt Nam tại Biển Đông Hải được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương.
i) Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự của Hòa Thượng Thích Đại Sán xuất bản năm 1695 đời Khang Hi cũng ghi nhận Đại Việt đã chiếm hữu, và khai thác Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa.
Đời nhà Minh
a) Bản Đồ Mao Khôn trong cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi vùng biển Việt Nam là Giao Chỉ Dương.
b) Trên các bản đồ Trịnh Hòa Hạ Tây Dương và Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ không thấy ghi các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa với các danh xưng Hán hóa Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc trong các lộ trình của Trịnh Hòa 7 lần đi ngang qua Biển Nam Hoa để khai phá Ấn Độ Dương.
c) Trong hai thế kỷ 14 và 15 có sự giao chiến trường kỳ 100 năm
giữa Việt Nam và Chiêm Thành: Với Chế Bồng Nga đời vua Trần Nghệ Tông (năm 1370), và với hai anh em Trà Toàn, Trà Toại đời vua Lê Thánh Tông (năm 1470). Nếu quả thật nhà Minh đã chiếm đất Chiêm Thành trong chuyến đi thứ tư của
12
Trịnh Hòa năm 1413, thì lẽ tất nhiên sử sách của Trung Hoa, Chiêm Thành và Việt Nam đã phải ghi chép việc đó.
Mà nếu Trịnh Hòa đã chiếm Chiêm Thành năm 1413 thì lẽ tất nhiên Nhà Minh đã phải đem quân chống lại vua Lê Thánh Tông là người đã phát động Chiến Dịch Nam Tiến năm 1470 để mở rộng lãnh thổ đến Bình Định Phú Yên.
d) Theo sách Dư Địa Chí đời Hồng Đức lưu trữ tại Đông Dương Văn Khố Tokyo, tới hậu bán thế kỷ 15 dưới triều vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức nguyên niên (1470), Chiêm Thành đã là lãnh thổ của Đại Việt gồm có lục địa, hải phận và các hải đảo.
e) Về việc này cuốn Minh Sử ghi chép như sau: “Sứ thần Chiêm Thành nói: Cổ lai đất nước Chiêm có 27 xứ, 4 phủ, 7 châu, 22 huyện, nay vua An Nam lấy đi chỉ còn 5 xứ, từ Bang Đô Lang đến Chân Lạp”. Lúc này vua Nhà Minh yêu cầu vua Lê Thánh Tông trả đất cho Chiêm Thành nhưng Ngài không chịu. Lý do là vì Minh Chủ không chịu trả đất Nam Việt thời Triệu Vũ Đế cho Đại Việt. Tài liệu lịch sử này cho biết từ thế kỷ 15, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ Đại Việt.
Đời nhà Nguyên
a) Trong thế kỷ 13 Mông Cổ bị Đại Việt 3 lần đánh bại trong 3 thập niên,vào những năm 1257, 1285 và 1287. Sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó Việt Nam từ trên lục địa đến ngoài hải phận. Và trong các thế kỷ 13 và 14, theo chính sử, quân Mông Cổ không xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
b) Theo cuốn Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa của Marwyn Samuels “trong thế kỷ 14 các đội hải thuyền hùng mạnh của nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Nam Hoa các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không bị chiếm đóng và không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc” (sách đã dẫn, trang 20).
c) Cũng như các sách sử địa đời Nhà Thanh, cuốn Nguyên Sử Địa Lý Chí đã viết như sau: “Cương vực Trung Quốc đời Nhà Nguyên về phía Nam chỉ đến Đảo Hải Nam, và về phía Bắc không quá Sa Mạc Gobi”.
Đời Nhà Tống
a) Như trong thế kỷ 13 đời Nhà Nguyên, trong hai thế kỷ thứ 10 và 11 Việt Nam cũng đã 3 lần đánh thắng Nhà Tống trong những năm 981, 1075 và 1076.
13
b) Sau 3 phen thất trận, theo trình tấu của Hoàng Thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông đã phải theo chính sách Trọng Võ Ái Nhân (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi lam chướng). Và đã thừa nhận nền độc lập của Đại Việt.
c) Sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát nhìn nhận rằng quần đảo Hoàng Sa mà tác giả gọi là Thiên Lý Trường Sa (Bãi Cát Dài Ngàn Dặm) là đất của nước phiên thuộc An Nam,
d) Trong đời Nam Tống cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Chu Khứ Phi cũng xác nhận: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”.
Đời Nhà Đường
a) Sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập đến cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu trong đó tác giả tường thuật những việc kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Như tại Thất Châu Dương (Nhóm An Vĩnh, Hoàng Sa) là nơi có nhiêu từ thạch hay đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt không đi qua được. Đây có sự thừa nhận các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam.
b) Ngoài ra sách Tứ Di Lộ Trình của Giã Đàm đời Đường có vẽ hải đạo Hồng Kông-Tân Gia Ba nhưng không ghi các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay các danh xưng Tây Sa, Nam Sa.
Đời Nhà Hán
a) Trong cuốn Chư Phiên Chí, sử gia Triệu Nhữ Quát đời Nhà Tống đã xác nhận sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ như sau: Năm 111 Trước C. N., sau khi thôn tính Nam Việt “Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (Đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ nhất Trước C.N. Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam, mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy vào cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 7 mới đặt lại quyền cai trị”.
b) Như đã trình bày, đến cuối đời Nhà Thanh vào đầu thế kỷ 20, biên cương của Trung Quốc về phía Nam chỉ chạy tới đảo Hải Nam tại vĩ tuyến 18.
Tổng kết lại, về mặt chính sử, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Hán thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 20 đời Nhà Thanh, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu nào ghi rằng Biển Đông Hải với Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
14
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN
ĐẤU LÝ ĐẤU PHÁP VỚI BẮC KINH
Tại Đông Hải Luật Pháp và Địa Lý là hai kẻ thù của Trung Quốc
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Năm 1982, 119 quốc gia trong đó có Việt Nam và Trung Quốc đã ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Năm 1994 Công Ước có hiệu lực chấp hành.
Hai nguyên tắc hướng dẫn Luật Biển là:
1. Dành cho các quốc gia duyên hải quyền đánh cá và khai thác dầu khí 200 hải lý tại vùng biển gần bờ.
2. Duy trì tự do hàng hải và tự do khai thác hải sản tại biển sâu.
Sau đây là những ý niệm đại cương về các danh từ chuyên môn dùng trong Luật Biển.
Đường Căn Bản (Baselines) thông thường là lằn mức thủy triều xuống thấp.
Biển Lãnh Thổ (Territorial Sea) rộng 12 hải lý chạy từ đường căn bản ra khơi.
Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý để đánh cá trùng điệp với Thềm Lục Địa 200 hải lý để khai thác dầu khí chạy từ biển lãnh thổ ra khơi.
Các quần đảo Phi Luật Tân hay Nhật Bản được quyền có quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Tuy nhiên, các tiểu đảo không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế (như Hoàng Sa và Trường Sa) không được hưởng quy chế này.
Theo Toà Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Biển Lịch Sử là nội hải nằm về phía đất liền, bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ.
Biển Nam Hải (Southern Sea) là vùng biển ven bờ chạy từ Eo Biển Đài Loan tới Quảng Đông và rộng khoảng 25 km (50 lý).
Biển Nam Hoa (South China Sea) thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Đài Loan và rộng chừng 2 ngàn cây số.
I. CÁC HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ
Vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa và Trường Sa chỉ có thể được giải quyết dứt khoát trên căn bản công pháp quốc tế. Tại Biển Đông Luật Pháp và Địa Lý là hai kẻ thù của Trung Quốc.
2
1. Các Hiệp Ước Việt-Pháp-Hoa.
Năm 1884 (Giáp Thân) Việt Nam ký với Pháp Hiệp Ước Patenôtre theo đó Pháp nhận bảo hộ và đại diện Việt Nam về mặt ngoại giao đồng thời cam kết bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Theo Hiệp Ước Thiên Tân 1885 (Ất Dậu) ký với Pháp, Trung Quốc từ bỏ chủ quyền (hữu danh vô thực) đối với Việt Nam, và cam kết tôn trọng các hiệp ước Việt Pháp như Hiệp Ước Patenôtre.
Năm 1887, Pháp (đại diện Việt Nam) ký với Trung Quốc Hiệp Ước Bắc Kinh để phân ranh hải phận Vịnh Bắc Việt theo đó Việt Nam được 63% và Trung Quốc được 37%.
2. Tuyên Cáo Cairo 1943.
Trong Thế Chiến Thứ II, ba Cường Quốc Đồng Minh đại diện bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã ký Tuyên Cáo Cairo ngày 27-11-1943 nhằm tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả lãnh thổ và các hải đảo ở Thái Bình Dương đồng thời giao hoàn Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ cho Trung Quốc. Tại Hội Nghị Cairo sở dĩ Tổng Thống Tưởng Giới Thạch không đòi trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa vì Tổng Thống hay biết và nhìn nhận rằng hai quần đảo này không thuộc chủ quyền của Trung Quốc (mà thuộc chủ quyền của Việt Nam).
3. Tuyên Ngôn Potsdam 1945.
Chiếu Tuyên Ngôn Potsdam 1945 tại vùng Thái Bình Dương, để tước khí giới quân đội Nhật, Đồng Minh quyết định chia Việt Nam thành 2 khu vực: Quân đội Trung Hoa có nghĩa vụ giải giới quân đội Nhật tại vùng Bắc Vĩ Tuyến 16 (Đà Nẵng) trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Và quân đội Anh được ủy nhiệm giải giới quân đội Nhật từ Vĩ Tuyến 16 vào Nam trong đó có quần đảo Trường Sa.
Giải giới không phải là tiếp thu. Do đó nếu Anh Quốc không có chủ quyền lãnh thổ tại Trường Sa, thì Trung Quốc cũng không có chủ quyền lãnh thổ tại Hoàng Sa (và Trường Sa).
4. Hiệp Định Elysée 1949.
Năm 1947, Anh Quốc trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi, Qua năm 1948, Pháp và Việt Nam ra Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam.
Và tại Paris tháng 3-1949, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée để trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam.
Qua tháng 4-1949, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ Tự Trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất.
3
Với sự thu hồi độc lập và thống nhất năm 1949,Việt Nam có tư cách để tự bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ từ Nam Quan đến Cà Mâu, kể cả vùng hải phận nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
5. Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco 1951.
Mùa Xuân 1945, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc. Năm 1951, 51 quốc gia đồng minh hội viên sáng lập Liên Hiệp Quốc lại họp Hội Nghị Hòa Bình San Francisco để ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản ngày 8-9-1951.
Điều 2 Hiệp Ước quyết định trao trả cho các quốc gia đồng minh chủ quyền lãnh thổ tại Á Châu Thái Bình Dương như sau:
(a) Giao hoàn chủ quyền độc lập cho nhân dân Triều Tiên.
(b) Giao hoàn chủ quyền lãnh thổ tại đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ [cho Trung Hoa].
(c) Giao hoàn chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Kurile và Sakhalin [cho Liên Sô].
(d) Trao quyền quản trị một số hải đảo tại Thái Bình Dương mà Hội Quốc Liên đã ủy nhiệm Nhật Bản giám hộ như Senkaku (Điếu Ngư) [cho Hoa Kỳ].
(e) Nhật Bản khước từ mọi quyền lợi của các kiều dân Nhật Bản tại miền Nam Cực.
(f) Nhật Bản khước từ chủ quyền tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa [để giao hoàn cho Việt Nam].
Đây là một quyết định hợp lý.
Thật vậy trong Thế Chiến II có sự tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Pháp (đại diện Việt Nam) tại hai quần đảo này. Ngày 30-3-1939 Nhật Bản công bố đặt Hoàng Sa và Trường Sa dưới quyền kiểm soát của Chính Phủ Đông Kinh. Vậy mà Trung Quốc đã không lên tiếng phản đối. Chỉ có Bộ Ngoại Giao Pháp, nhân danh Việt Nam, đã gửi công hàm ngày 21-4-1939 để phản kháng Chính Phủ Nhật Bản. Do đó khi Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, các quốc gia tham dự Hội Nghị Hòa Bình San Francisco đã minh thị phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và mặc nhiên chấp nhận giao hoàn cho Việt Nam hai quần đảo này.
Trước đó, ngày 5-9-1951, Ngoại Trưởng Liên Sô Andrei Gromyko đệ trình tu chính án để yêu cầu Hội Nghị trao Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ, Đông Sa (Pratas Islands), Trung Sa (Macclesfield Bank), Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) cho Trung Quốc. Tuy nhiên tu chính án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận.
Ngày 7-9-1951 Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam đã lên diễn đàn để công bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo
4
Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản kháng nào của các quốc gia tham dự Hội Nghị kể cả Liên Sô.
6. Hiệp Định Geneva 1954.
Năm 1954, để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Sô và Trung Quốc, cùng với Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, một lần nữa xác nhận chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thật vậy, theo Điều 4 Hiệp Định Geneva: “Giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển. Quân đội Liên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam và Cộng Hòa Pháp) phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17). Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Miền Bắc) phải rút khỏi tất cả các hải đảo về phía Nam giới tuyến (Vĩ Tuyến 17) trong đó có các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 4-9-1958 Chính Phủ Trung Quốc tuyên bố mở rộng biển lãnh thổ từ 3 hải lý thành 12 hải lý. Quyết Nghị này được áp dụng cho tất cả các hải đảo như Đài Loan (Taiwan), Bành Hồ (Pescadores), Đông Sa (Pratas Islands), Trung Sa (Macclesfield Bank), Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Bản Tuyên Bố viện dẫn một số hải đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc (vì tọa lạc tại thềm lục địa 200 hải lý), như Đài Loan (nằm sát Hoa Lục), Bành Hồ (tại Eo Biển Đài Loan) và Pratas (tại Vĩ Tuyến 21, cách Hoa Lục 135 hải lý).
Ngoài ra còn níu kéo và nhận vơ một số hải đảo và quần đảo không thuộc chủ quyền của Trung Quốc (vì tọa lạc ngoài thềm lục địa 200 hải lý) như bãi Macclesfield Bank (tại Vĩ Tuyến 16, cách Hoa Lục 300 hải lý), quần đảo Hoàng Sa (tại các Vĩ Tuyến 17-15, cách Hoa Lục 270 hải lý) và quần đảo Trường Sa (tại các Vĩ Tuyến 12-8, cách Hoa Lục từ 550 đến 780 hải lý).
Quyết Nghị năm 1958 của Trung Quốc chỉ là sự sao chép nguyên văn tu chính án của Liên Sô tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951. Như ta đã biết, tu chính án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống và 3 phiếu thuận.
Chiếu Tuyên Cáo Cairo 1943, Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco 1951 và Hiệp Định Geneva 1954, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc mà thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Vì không phải là sở hữu chủ, Chính Phủ Hà Nội không có tư cách để trao các quần đảo này cho bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc và nhất là Trung Quốc.
5
7. Hiệp Định và Định Ước Paris 1973.
Ngày 27-1-1973 Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã ký Hiệp Định Hòa Bình Paris nhằm “kết thúc chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam”. Chiếu Điều 15 Hiệp Định “việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Nam và Miền Bắc, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào, thời gian thống nhất sẽ do Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam đồng thỏa thuận”.
Để thi hành Hiệp Định Paris, với sự chứng kiến của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, 12 bên tham dự Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam đã ký Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam ngày 2-3-1973,.
Theo Điều 4 Định Ước “các bên ký kết Định Ước này trân trọng cam kết sẽ triệt để tôn trọng chủ quyền độc lập, thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và quyền Dân Tộc Tự Quyết của nhân dân Miền Nam Việt nam”.
Mặc dầu vậy, 10 tháng sau, tháng 1-1974, Trung Quốc đã huy động toàn lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, bất chấp Tuyên Cáo Cairo, Hiệp Ước Hòa Bình San Francisco, Hiệp Định Geneva và Định Ước của Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc còn vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự xâm chiếm này không được luật pháp thừa nhận.
Dầu sao, chiếu Điều 77 Luật Biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải, mọi sự chiếm cứ bất cứ từ đâu tới đều vô giá trị và vô hiệu lực, nhất là chiếm cứ võ trang.
II. CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
Năm l982 cùng với 118 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Ký xong, Bắc Kinh mới thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khoản trong Công Ước đã quá rõ rệt: Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý Vùng Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá đồng thời là Thềm Lục Địa để khai thác dầu khí.
Trong khi đó, Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa 270 hải lý và Trường Sa cách Hoa Lục 750 hải lý. Do đó Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
1. Biển Lịch Sử.
Đuối về pháp lý, Trung Quốc đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc.
6
Lưỡi Rồng Trung Quốc là một vùng biển bao la chạy từ Trung Hoa, Việt Nam qua Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân. Theo ngoa ngôn của Bắc Kinh, Biển Lịch Sử Trung Quốc rộng bằng phân nửa lục địa Trung Hoa.
Lưỡi Rồng Trung Quốc (mệnh danh là Đường Lưỡi Bò 9 đoạn) nằm sát Biển Đông Nam Á, cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách Sarawak (Mã Lai), và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 2 túi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam và Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân. Nó chiếm hơn 80% Biển Đông Nam Á.
Về yêu sách Biển Lịch Sử của Trung Quốc, các luật gia tại Viện Hải Học Đông Tây (Hawaii) phải kêu lên rằng: “Không có nguyên tắc hay điều khoản nào trong Công Pháp Quốc Tế cho phép Bắc Kinh đòi như vậy!”
Trung Quốc không theo luật pháp mà theo Chính Sách Bá Quyền Đại Hán. Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc ảnh hưởng Trung Quốc (từ thời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế hay Minh Thành Tổ) sẽ mãi mãi thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Chính sách này được phổ biến năm 1954 trong cuốn Lược Sử Tân Trung Quốc nhắc lại những cương lĩnh và những lời tuyên bố của Mao Trạch Đông “tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị phe Đế Quốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Cách Mạng 1911, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam (Việt Nam), Hồng Kông, Macao, Sakhalin, Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Port Arthur cũng như các đảo khác tại Thái Bình Dương sẽ phải được giao hoàn cho Trung Quốc”. Những vùng lãnh thổ và hải phận này sẽ vĩnh viễn thuộc về Trung Quốc do sự chinh phục và khai hóa của văn minh chống man di (Territory once won for civilization must not be given back to barbarism).
Chính Sách Đại Hán được phát động từ sau Hiệp Định Bàn Môn Điếm 1953 về Triều Tiên và Hiệp Định Geneva 1954 về Đông Dương. Nó đạt tới cao điểm đầu năm 1974 khi quân lực Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973.
Ngày nay tại vùng Biển Đông Nam Á, Biển Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc là mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh.
Tuy nhiên thuyết Biển Lịch Sử là một chính sách giả tưởng hay một khẩu thuyết vô bằng, không căn cứ vào các điều khoản của Luật Biển và Luật Tục Lệ Quốc Tế, nên không được luật pháp và tòa án chấp nhận.
Vì biết rõ điều đó nên, từ thập niên 1990 khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được ban hành, Trung Quốc không bao giờ dám chấp nhận để Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế thụ lý những vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thật vậy, theo Tòa Án Quốc Tế The Hague, Biển Lịch Sử chỉ là nội hải.
7
Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982: “Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia, nằm trong đất liền, về phía bên trong đường căn bản của Biển Lãnh Thổ.” (Điều 8).
Như vậy Biển Nam Hoa không phải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc vì nó là ngoại hải và cách lục địa Trung Hoa hai ngàn cây số.
Và từ 1982 Chủ Nghĩa Bá Quyền Đại Hán do Mao Trạch Đông phát động đã bị chặn đứng bởi luật pháp và tòa án của nhân loại văn minh.
2. Thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền.
Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Quốc đưa ra thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền, thủ đắc do khám phá và thủ đắc do chiếm cứ.
a.Thủ đắc do khám phá.
Theo Bắc Kinh, từ trên 2000 năm nay, dưới đời Hán Vũ Đế, 100 ngàn hải quân Trung Hoa tuần hành tại Nam Hải đã khám phá các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hơn nữa trong thế kỷ 15, dưới đời Minh Thành Tổ, hải quân Trung Hoa đi tuần thám Biển Nam Hải đã khám phá và thủ đắc chủ quyền các hải đảo này.
Sự kiện này không xác thực.
Trước hết không có tài liệu khách quan nào cho biết, từ thời Tây Hán có sự tuần thám của hải quân Trung Hoa tại các đảo san hô tại Nam Hải. Lịch sử chỉ ghi 100 ngàn quân của Tào Tháo mượn lệnh Hán Đế đi xâm chiếm Đông Ngô và đã bị Chu Du đánh tan trong trận Hải Chiến Xích Bích năm 207.
Và dưới đời Minh Thành Tổ, trong kế hoạch xâm lăng Việt Nam, các đội hải quân tiếp viện cho Vương Thông đã bị Bình Định Vương (Lê Thái Tổ) đánh tan trong vùng sông biển.
Vả lại kẻ khám phá không nhất thiết là kẻ sở hữu.
Cũng trong thế kỷ 15, các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế như Vasco de Gama đã khám phá Mũi Hảo Vọng tại Phi Châu và các hoang đảo tại Ấn Độ Dương; Magellan đã đi xuyên dương, từ Đại Tây Dương vượt Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, khám phá quần đảo Phi Luật Tân và hải đảo Guam. Vậy mà Bồ Đào Nha cũng không đòi chủ quyền các hải đảo này.
b.Thủ đắc do chiếm cứ.
Theo Tòa Án Quốc Tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:
Chiếm cứ hòa bình.
Không có sự chối cãi rằng, trong những năm 1956, 1974 và 1988, Trung Quốc đã dùng võ lực chiếm cứ một số hải đảo tại Hoàng Sa và một số đá bãi tại Trường Sa. Sự chiếm cứ không có tính hòa bình mà do xâm lăng võ trang nên không được luật pháp bảo vệ. Cũng như thời Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản đã
8
chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên không có tư cách chủ quyền hợp pháp.
Chiếm cứ liên tục và trường kỳ.
Trung Quốc không mang được bằng chứng khách quan nào cho biết họ đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa từ đời Nhà Hán hay ít nhất từ đời Nhà Thanh. Sau Hiệp Định Geneva 1954, khi hải quân Pháp rút lui, năm 1956, Trung Quốc mới xâm nhập võ trang và chiếm cứ một số đảo tại Hoàng Sa thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc.
Và tháng 1-1974 họ lại xâm lăng võ trang để chiếm thêm các đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent) phía tây nam.
Tại Trường Sa, Trung Quốc thú nhận rằng, lần đầu tiên năm l988, họ chiếm cứ một số đá bãi bằng võ lực.
Sự chiếm cứ này vô hiệu vì không có tính hòa bình.
Vả lại tới những năm 1956, 1974 và 1988, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã do Việt Nam chiếm cứ hợp pháp nên không thể coi là đất vô chủ (terra nullius).
Hơn nữa sự chiếm cứ không được thừa nhận bởi các quốc gia liên hệ.
Như đã trình bầy, tại Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951, Liên Sô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng Hội Nghị đã bác bỏ đề nghị này với 3 phiếu thuận và 46 phiếu chống. Sau đó Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa-Trường Sa, và không gặp sự phản kháng nào của 51 quốc gia tham dự Hội Nghị kể cả Liên Sô.
3. Định Ranh Thềm Lục Địa và Xác Định Chủ Quyền Hải Đảo.
Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa, Tòa Án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Tòa Án Trọng Tài và Tòa Án Quốc Tế The Hague đưa ra nhiều tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề định ranh thềm lục địa và xác định chủ quyền các hải đảo.
a) Vị trí của các đảo đối với bờ biển tiếp cận.
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tọa lạc tại các Vĩ Tuyến 17-8 thuộc vùng nhiệt đới như Việt Nam, chứ không ở vùng ôn đới như Trung Hoa.
Đảo Hoàng Sa cách lục địa Việt Nam 160 hải lý và cách lục địa Trung Hoa 270 hải lý. Tại vùng biển Trường Sa, bãi Tứ Chính cách lục địa Việt Nam 190 hải lý và cách Hoa Lục 780 hải lý. Đảo Trường Sa cách lục địa Việt Nam 220 hải lý và cách Hoa Lục 750 hải lý. Do đó về mặt vị trí hay địa lý, Việt Nam có ưu thế, và Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế sẽ quyết định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
b) Về độ sâu và địa hình đáy biển, các đảo, cồn, đá, bãi Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Độ sâu nhất tại Hoàng Sa là 900 m và tại Trường Sa là 200 m. Trong khi đó, từ Hoàng Sa
9
và Trường Sa về Hoa Lục có 2 rãnh biển sâu hơn 2600 m và 4650 m. Như vậy Hoàng Sa và Trường Sa không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Trung Hoa từ đất liền ra ngoài biển.
c) Về mặt địa chất, năm 1925, sau 2 năm nghiên cứu, đo đạc và vẽ bản đồ đáy biển, Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempt, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương đã xác nhận rằng: “Về mặt địa chất các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam”(Geologiquement les paracels font partie du Vietnam).
d) Về dân số, các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có thường dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế. Trong khi đó số dân cư ngụ tại miền bờ biển Việt Nam đông gấp 12 lần số dân sinh sống tại đảo Hải Nam.
e) Về khí hậu và sinh thực học, tại Hoàng Sa và Trường Sa các đảo san hô cũng như cây cỏ và sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới Việt Nam, chứ không thấy ở vùng ôn đới Trung Hoa. Không có đảo san hô nào tại vùng ôn đới như Biển Bắc Hải hay Đông Trung Quốc Hải.
f) Về Khu Đặc Quyền Kinh Tế để đánh cá, Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa là khu vực đánh cá căn bản của Việt Nam. Trong khi đó, ngoài hải phận về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý để đánh cá về phía đông thông ra Thái Bình Dương.
g) Tại Thềm Lục Địa Việt Nam những vùng có dầu khí nằm tại giữa Vịnh Bắc Việt và tại khu bãi Tứ Chính phía đông nam Cà Mâu. Đây là nơi kết tầng các thủy tra thạch chứa đựng các chất hữu cơ do nước phù sa Sông Hồng Hà và Sông Cửu Long, con sông dài nhất Đông Nam Á, từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển từ cả triệu năm nay. Không có con sông lớn nào từ lục địa Trung Hoa hay từ đảo Hải Nam chẩy ra Biển Đông. Do đó dầu khí nếu có là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam chứ không phải từ Hoa Lục. Hơn nữa, ngoài hải phận về phía tây, đảo Hải Nam còn được thêm 200 hải lý thềm lục địa để khai thác dầu khí về phía đông thông ra Thái Bình Dương.
h) Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa có ảnh hưởng kinh tế, chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng mật thiết với Việt Nam hơn là Trung Quốc . Vì Trung Quốc còn có Biển Hoàng Hải và Đông Trung Quốc Hải chạy thông ra Thái Bình Dương.
i) Các tài liệu, sách báo, họa đồ hay các chứng tích lịch sử phải có tính khách quan, vô tư và xác thực. Dầu sao các tài liệu này cũng không có giá trị bằng các yếu tố khoa học như địa lý, địa hình, địa chất, dân số, khí hậu, sinh thực học, và những yếu tố đặc thù về kinh tế chính trị, chiến lược và an ninh quốc phòng.
Về Biển Nam Hải chúng ta chỉ viện dẫn một số vài tài liệu khách quan do chính người Trung Quốc biên soạn.
Tần Thủy Hoàng chia Bách Việt thành 3 Quận:
1) Nam Hải (Quảng Đông)
2) Quế Lâm (Quảng Tây), và
10
3) Tượng Quận (Bắc Việt)
Như vậy theo các học giả Trung Quốc, Biển Nam Hải (Southern Sea)là tên biển của miền Hoa Nam, cách Quảng Đông 50 dặm (25 km) về phía Nam. Các nhà hàng hải Tây Phương muốn tiện thể gọi đó là Biển Nam Hoa. (Ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).
Theo Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh do các học giả Trung Quốc biên soạn tại Hồng Kông năm 1971 thì “Nam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Đài Loan đến Quảng Đông”.
Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 thì Biển Nam Hoa thuộc chủ quyền lãnh thổ của 5 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Đài Loan”.
Nếu Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ, thì Biển Nam Hoa cũng không phải là biển của nước Trung Hoa về phía Nam.
Vì vùng biển này tọa lạc tại Đông Nam Á, nên năm 1995 trong Bản Tường Trình gửi 7 vị nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, người viết đề nghị Khối ASEAN đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á.
Ngoài ra người viết còn đề nghị với nhà cầm quyền Việt Nam 5 điểm như sau:
1) Nhờ các luật gia và chuyên gia quốc tế vẽ ranh Thềm Lục Địa Địa Chất (Thềm Lục Địa Mở Rộng) để yêu cầu Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc quyết định cho Việt Nam được nới rộng thềm lục địa từ 200 hải lý tới mức 350 hải ly.
2) Muốn vậy Việt Nam phải tuân hành các điều khoản của Luật Biển bằng cách vẽ lại Đường Căn Bản cho hợp lý.
3) Phát triển tối đa kỹ nghệ đánh cá ngoài khơi trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý để sử dụng đúng mức, điều hành và bảo tồn nguồn lợi ngư nghiệp thiên nhiên tại Biển Đông.
4) Vận động Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á yêu cầu đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea).
5) Đưa vụ tranh chấp thềm lục địa, hải phận và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra Tòa Án Trọng Tài hay Toà Án Quốc Tế, nếu cuộc điều giải bất thành.
Từ đó đến nay đã gần 2 thập niên, Chính Phủ Hà Nội vẫn án binh bất động!
Trước thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền, người dân Việt Nam trong và ngoài nước phải đứng lên giành lại chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa đồng thời bảo vệ hải phận của Việt Nam tại Biển Đông Nam Á.
Sở dĩ Trung Quốc không dám mạnh tay với Phi Luật Tân hay Mã Lai vì tại các quốc gia này Dân sẽ đứng lên yểm trợ chính quyền trong việc bảo toàn đất tổ.
11
Tại Việt Nam ngày nay lòng yêu nước và nguyện vọng của Dân không được biểu lộ bằng những cuộc biểu tình tuần hành. Mọi hành động biểu dương lực lượng đều bị Chính Quyền bưng bít, lên án và đàn áp.
Do đó, hơn bao giờ hết, theo truyền thống đấu tranh hào hùng của Dân Tộc, chúng ta phải đòi thực hiện cho bằng được châm ngôn khuôn vàng thước ngọc của Tiền Nhân để xây dựng một chế độ Dân Chủ Pháp Trị theo phương châm
Lấy Dân Làm Trọng và Coi Nhẹ Chính Quyền.
(Dân Vi Quý Quân Vi Khinh)
Với một Chính Phủ của Dân, do Dân và vì Dân, chúng ta sẽ đòi lại đất đai, hải phận và các hải đảo do ngoại bang cưỡng chiếm trái với Công Lý và Đạo Lý.
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Chủ Tịch Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền