xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Wednesday, 22 July 2015

Có nên tiếp tục kê khai tài sản của cán bộ?


Có nên tiếp tục kê khai tài sản của cán bộ?

Xuân Dương
21/07/15 06:55
(GDVN) - “Tạp chất” trong kê khai tài sản đầu năm 2015 là gần 4 phần triệu cho thấy độ “tinh khiết” của đội ngũ cán bộ, công, viên chức gấp nhiều lần vàng 4 số 9.
Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 23/10/2014 đưa tin: “Báo cáo tại Quốc hội mới đây, Tổng Thanh tra Chính phủ thừa nhận, tình hình tham nhũng vẫn diễn ra rất phức tạp, trong khi các giải pháp phòng ngừa chưa thực sự hiệu quả, trong đó có giải pháp kê khai tài sản của cán bộ. 

Đến nay, đã có trên 1 triệu người kê khai nhưng chỉ 5 người được xác minh, 1 trường hợp được xác định kê khai không trung thực
”. [1]

Bảy tháng sau, Thanh tra Chính phủ vừa công bố báo cáo cho biết, tính đến ngày 31/5/2015, trong số 995.383 người thuộc diện phải kê khai tài sản, đã phát hiện 4 người kê khai không trung thực. [2]

Căn cứ vào phụ lục 2 “Mẫu bản kê khai” tài sản, thu nhập kèm theo thông tư số 08/2013/TT-TTCP ban hành ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ thì mẫu kê khai gồm 5 trang, nghĩa là mỗi người phải điền số liệu vào ít nhất là 5 trang giấy, trường hợp phải giải trình nhiều, theo quy định tại mục “III. GIẢI TRÌNH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN, THU NHẬP (Biến động về tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm)” thì số trang có thể sẽ nhiều hơn.
Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ban hành ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ (Ảnh chụp màn hình)
Làm vài phép tính đơn giản, số giấy phải sử dụng cho 1 triệu người kê khai là khoảng 5 triệu tờ, nghĩa là khoảng 10.000 tập giấy. Giá tiền một tập giấy Bãi Bằng là 44.000 đồng, giấy Thái Lan là 55.000 đồng. Bình quân là 50.000 đồng, như vậy chỉ  tiền mua giấy đã là khoảng 500 triệu đồng, nếu tính thêm tiền điện, mực in, khấu hao thiết bị… có lẽ một tỷ đồng chưa chắc đã đủ.

Để khai hết 5 trang mẫu, mỗi người chắc phải suy nghĩ nhiều ngày trước khi đặt bút viết, cứ cho là chỉ cần một buổi tức là 4 giờ thì thời gian cần cho 1 triệu người kê khai là 4 triệu giờ, tương đương 500.000 ngày làm việc (mỗi ngày làm 8 giờ).

Một tính toán đã công bố cho biết một năm cán bộ công chức làm việc 240 ngày. [3] Như vậy thời gian cho kê khai tài sản tương đương 2083 năm, nói cách khác thời gian này tương đương với 2083 người ngồi suốt một năm chỉ để kê khai tài sản?

Giả thiết lương của họ là 10 triệu đồng/tháng (lương Bộ trưởng là 14 triệu/tháng) thì số ngày ngồi kê khai kể trên quy ra lương sẽ tương đương khoảng 250 tỷ đồng.

Sau phần kê khai của cá nhân là tổng hợp của cơ quan, của Thanh tra Chính phủ, rồi còn thẩm tra, xử lý, phương tiện đi lại,… tất cả đều có thể quy ra thời gian và tiền bạc.

Vấn đề không phải ở chỗ mất mấy trăm tỷ đồng cho chuyện ngồi kê khai tài sản mà ở chỗ kê khai mang lại hiệu quả như thế nào?

Qua hai lần công bố, số người kê khai không trung thực tăng từ 1 đến 4, một con số hoàn toàn có thể bỏ qua không cần quan tâm. Sai số từ 1 đến 4 phần triệu là sai số lý tưởng mà giới khoa học công nghệ phấn đấu nhiều năm chưa chắc đã đạt được.

Nói một cách dễ hiểu, vàng 4 số 9 (99.99%) được xem là vàng tinh khiết, tạp chất trong loại vàng này là 1 phần nghìn. “Tạp chất” trong kê khai tài sản đầu năm 2015 là gần 4 phần triệu cho thấy độ “tinh khiết” của đội ngũ cán bộ, công, viên chức gấp nhiều lần vàng 4 số 9.

Qua hai lần kê khai, số liệu mà Thanh tra Chính phủ công bố cũng đồng nghĩa với việc Thanh tra Chính phủ xác nhận tính hợp pháp của số liệu này.

Điều này cũng được khẳng định qua ý kiến đăng trên Dantri.com.vn ngày 08/07/2015: “Để bảo chứng cho kết quả này, ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ khẳng định, không có cơ sở để nghi ngờ chỉ có 4 cán bộ không trung thực trong tổng số gần 1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập”.
Không có cơ sở nghi ngờ kết quả kê khai tài sản (Ảnh chụp màn hình)
Với một đội ngũ cán bộ trong sạch như vậy, có nên tiếp tục kê khai tài sản, có nên tiếp tục lãng phí tiền của vào một công việc qua hai năm vẫn cho kết quả như nhau?

Có nhận định cho rằng, lãng phí còn tệ hại hơn tham nhũng bởi lẽ lãng phí là vứt của cải đi, không thể nào “tái sử dụng” được nữa, trong khi tham nhũng nếu phát hiện còn có cơ thu hồi được phần nào!

Vậy nên nếu tiếp tục yêu cầu khoảng gần triệu người “tinh khiết” hơn vàng 99.99% ấy phải kê khai tài sản có phải là “hơi” xúc phạm họ không?

Trong khi Thanh tra chính phủ khẳng định không có cơ sở nghi ngờ sự trung thực của gần triệu người kê khai tài sản thì không ít vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định tham nhũng là giặc nội xâm, là nỗi nhức nhối của xã hội, một số văn kiện của Đảng cũng khẳng định điều này.

Tình hình cho thấy, có lẽ người dân phải tự mình tìm hiểu, tự mình đánh giá, phải tự nâng cao dân trí để tin hay không tin vào các số liệu đã công bố.

Muốn biết thực trạng tham nhũng, phải dựa vào kết quả kiểm tra - giám sát, muốn đánh giá kết quả kiểm tra - giám sát, phải dựa vào thực trạng tham nhũng đang tồn tại thế nào. 

Có một kiểu “lý luận cùn” nhưng mà hay (hay không có nghĩa là đúng) về câu hỏi “con gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng đẻ ra con gà?”. Theo một quan điểm đang thịnh hành thì vật chất có trước, ý thức có sau.

Con gà biết cảm nhận nóng lạnh, sáng tối, biết phân biệt con trống, con mái nên thuộc về phạm trù “ý thức”, quả trứng không biết gì nên chỉ là “vật chất”, vậy nên kết luận đúng phải là “quả trứng đẻ ra con gà”?

Người viết dù rất muốn nhưng cũng không biết nên coi tham nhũng là con gà hay quả trứng.  
Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-21/12/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List