xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Saturday, 18 July 2015

Trao đổi thư tín với thính giả (17.07.2015)


Trao đổi thư tín với thính giả (17.07.2015)

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-07-17
000_ARP2176026.jpg
Bộ đội Việt Nam tại Kampong Som, Campuchia hôm 18/9/1989, bốn ngày trước khi quân Việt Nam rút khỏi Campuchia.
 AFP photo

Trong tuần qua, thông tin về một số mộ phần của người Việt ở tỉnh Kadal, Campuchia bị đập phá đặc biệt thu hút sự quan tâm của cộng đồng người Việt không chỉ cư ngụ trên lãnh thổ đất nước Chùa Tháp mà cả ở VN cũng như trên toàn thế giới. Mở đầu chương trình, Hòa Ái trích dẫn ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả gửi về đài.

“Âm mưu kích động thù hận của Campuchia nhất là đảng CNRP được Trung Quốc hậu thuẫn. Đầu tiên là vấn đề biên giới, tiếp đến là mồ mả người chết bị đập phá. Rồi đây sẽ đến bà con người Việt đang sinh sống làm ăn ở Campuchia cũng sẽ không yên ổn”.
“Đồng đội mình ngày xưa chiến đấu ở Palin, Bắc Tam Băng, Trung đoàn Hai Năm Chục, ăn cơm cục, uống nước đục, không đi thì trên giục, mà đi thì bị Ponpot phục, chết tươi đời anh lính mục, nhục thật là nhục. Không ai có mồ mả đẹp như thế này đâu. Có mả cũng khổ mà có mồ cũng khổ!”

“Chuyện này chỉ mới là khởi đầu. Sắp đến sẽ còn nhiều việc xảy ra thêm nữa!”
“Sao VN-Campuchia không thể cùng chung sống hòa bình được vậy? Xảy ra tranh chấp chỉ dân đen là thiệt!”
“Mưu đồ chính trị cố tình gây hấn, có kẻ đứng sau. Tây Nam lại nguy cơ bất ổn”.
“Thọc gậy bánh xe! Một lần nữa Trung Quốc lại đẩy VN vào liên minh quân sự với Mỹ rồi”.

“Trung cộng thấy VN có hơi nghiêng sang Mỹ là lập tức kích động Campuchia liền. Lỡ xảy ra chuyện gì thì tình cảnh VN cũng giống bánh mì kẹp thịt hồi 1979”.
“Tro chơi của Trung cộng đây mà. Thiệt tội nghiệp cho Campuchia và VN!”
“Hãy phân định biên giới rõ ràng để giữ láng giềng hữu nghị. Đừng gây xáo trộn mà mắc mưu của Trung Quốc”.

“Do quan thầy Bắc Kinh xúi giục. Đừng làm ngơ, đừng để xương máu người Việt Nam đổ xuống vô ích!”

“Người Campuchia đập mộ của người Việt còn có thể thông cảm được. Người Việt đập, cày xới mồ mả của người Việt mới đáng nói. Ở VN rất nhiều vụ chính quyền cày xới mồ mả của dân để cướp đất, điển hình như vụ chính quyền Đà Nẵng cày xới nghĩa trang Cồn Dầu để cướp đất khiến 1 người vì cố giữ những ngôi mộ của gia tộc mà bị chính quyền đập chết và hàng chục người bị bắt đi tù đày vì chống lại bọn cướp đất”.

Trong tuần qua, hôm mùng 10/7, một video ghi lại hình ảnh hãi hùng bà Lê Thị Châm, người dân xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương bị xe xúc đất cán qua người trong lúc cùng người dân mất đất phản đối vì bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp Cẩm Giàng Hải Dương mà sự đền bù không thỏa đáng. Vụ việc xảy ra chỉ 1 ngày sau khi Tổng Bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington DC trong chuyến công du đầu tiên đến Mỹ rằng "chưa bao giờ người dân VN được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay”. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái gửi đến các ý kiến liên quan:
“Ôi, buồn cho những người dân lương thiện VN!”
“Rất buồn cho xã hội VN. Đàn áp, bóc lột còn hơn thời phong kiến!”
“Tại sao ngày xưa chúng ta lại cho chế độ trước là cường hào, cướp bóc mà ngày nay chúng ta lại cư xử với những người dân quê mùa bằng hành động hầm hố như vậy? Thử hỏi đây là hình ảnh đẹp chăng? Chúng ta đổ lỗi cho họ là chống lại pháp luật? Rồi chúng ta dùng quyền lực cưỡng chế họ?”
“Chủ tịch huyện, Phó công an huyện, Đài truyền hình tỉnh, Đài truyền hình trung ương đều khẳng định ko có sự việc này. Thế mới thấy sự bưng bít của chế độ CSVN”.

“Xem clip thì thấy. VN mình ai mà chẳng hiểu cách nói chuyện chối phăng của những người có trách nhiệm. Sống trong sự dối trá suốt khiến cho con người ngày càng xuống cấp đạo đức trầm trọng”.
“Đại diện của “đầy tớ Nhân dân” nói với báo chí là bà Châm tự va vào máy xúc còn clip video do kỹ xảo của phản động”.

“Chúng xảo trá bao che tội ác cho nhau. Thời hiện đại tân tiến bây giờ lại không có cách chứng minh hình ảnh và video là thật à? Chỉ việc mời chuyên viên độc lập về hình ảnh và kỷ xảo vi tính là biết ngay. Coi mạng dân nghèo như rác. Không xác minh, không xét xử, chỉ bảo hình ghép là xong chuyện”.

“Công an huyện cùng nhóm lợi ích đương nhiên che chở, bảo vệ cho nhau giống như vụ Tiên Lãng thu hồi trái luật mà Công an nói trận đánh đẹp cũng như tất cả các vụ mà chính quyền cướp đất của dân trên cả nước. Quốc nạn này do những đảng viên lãnh đạo chủ chốt ra lệnh. Dân cứ khiếu nại tố cáo cho hết đời”.
“Nếu không có internet, không có Facebook thì có thể tất cả chúng ta bị câm, điếc, mù hết. Mọi người dân có quyền được biết dù sự việc đúng hay sai”.
“Khi một đất nước không có nhân quyền và độc đảng thì sinh mạng con người chẳng khác nào con vật”.

“Độc Lập-Tự Do ư? Đó là giấc mộng ban ngày của ng dân VN. Hết niềm tin vào Bộ máy cầm quyền Đảng CSVN này rồi”.
“Với kiểu nhân quyền VN thì quan hệ Việt-Mỹ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Trung cộng. Tương lai của VN tiếp tục lệ thuộc vào Trung cộng. Thật là kém may mắn cho dân tộc VN. Con đường đấu tranh cho dân chủ ở VN cần phải thật sáng suốt và đoàn kết lâu dài mới từng bước giúp dân tộc VN thoát khỏi ý thức hệ từ giới lãnh đạo CSVN bảo thủ”.

“Đầu tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trong đại hội rằng ‘Quân đội phải bảo vệ Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp; bảo vệ đất đai, biển đảo của Tổ quốc’. Những lời phát biểu đó chứng tỏ ông Dũng đã có nhiều ăn năn, chuộc lỗi. Từ năm 1930, Đảng CSVN được thành lập đã làm cho hàng triệu người dân VN phải chết tang thương và làm đất nước nghèo đói và chậm tiến nhất. Nếu các ông Sang, Trọng, Hùng cứ còn tiếp tục là quân đội chỉ bảo vệ và trung thành với một đảng Cộng sản và bán nước cho Tàu cộng thì lịch sử VN sẽ đưa tên mấy người là tội đồ của dân tộc”.

“Tôi hy vọng rằng Tổng Bí thư Đảng CSVN qua diện kiến Tổng thống Hoa Kỳ Obama và phái đoàn này nhìn rất rõ một thể chế ‘Tự do-Dân chủ-Nhân quyền’ đã mang lại ích nước lợi dân, làm cho quốc gia hùng cường, làm cho dân tộc giàu có và không có đàn áp nhân dân. Đó là điều chúng tôi, người ở quốc ngoại cũng như ở trong quốc nội hy vọng kỳ này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về cần phải báo cáo lại cho tất cả tổ chức biết rằng nên rời xa Trung Quốc. Trung Quốc Cộng sản không bao giờ thương nòi giống dân tộc VN đâu. Họ chỉ muốn người VN làm nô lệ cho họ mà thôi. Mong rằng Đảng CSVN mau mau sửa chữa sai lầm này và để cho người dân trong nước được tự do, dân chủ và nhân quyền”.

“Đã đến lúc Đảng CSVN và ông Nguyễn Phú Trọng cần phải dứt khoát và giải thích thế nào là ‘thế lực thù địch, phản động chống lại Đảng CSVN’? Tại sao thế lực bành trướng Trung Quốc đang ngày đêm xâm lấn đất nước VN trên mọi mặt không được coi là ‘thế lực thù địch’? Đảng CSVN phải trả lại quyền tự quyết cho người dân VN, chấm dứt sự cai trị độc đảng trong 40 năm qua để đưa đất nước VN thật sự phát triển, đoàn kết được toàn dân chống lại âm mưu xâm lấn thật sự của Trung cộng. Đảng CSVN phải tôn trọng nguyện vọng chính đáng của người dân trong giai đoạn hiện tại”.

Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Kính mong quý khán thính giả cùng độc giả tiếp tục gửi về đài những ý kiến đóng góp cũng như những chia sẻ về các vấn đề quý vị quan tâm. Để liên lạc với ban Việt ngữ, quý vị có thể gọi vào hộp thư thoại tại số 202-530-7775. Quý vị cũng có thể gửi email qua địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org.
Hòa Ái xin lưu ý, chương trình phát thanh qua làn sóng radio bị phá sóng và trang web của ban Việt ngữ đài ACTD bị chặn ở VN, quý thính giả vui lòng truy cập vào trang Facebook của đài để cập nhật các proxy vượt tường lửa mới nhất cũng như truy cập vào kênh Soundcloud và Youtube để nghe các chương trình phát thanh của đài RFA.

Chương trình phát thanh của ban Việt ngữ đài ACTD vẫn được phát qua làn sóng radio vào buổi sáng từ 6:30 đến 7:30 sáng trên làn sóng ngắn 31 mét và vào buổi tối từ 9 đến 10 giờ tối, giờ VN trên làn sóng ngắn 25 và 31 mét cùng làn sóng trung bình 1503 khz.

Các chương trình phát thanh được lưu trữ trên trang web tại:www.RFATiengViet.net hoặc www.achautudo.info
Quý thính giả cũng có thể truy cập vào các đường dẫn dưới đây để nghe và xem các chương trình phát thanh và phát hình qua:
-Trang Facebook tại: www.facebook.com/RFAVietnam
-Kênh Soundcloud tại: www.soundcloud.com/rfavietnam
-Kênh Youtube tại: www.youtube.com/rfavietnamese
Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.

mediaBiểu tình tai Tokyo ngày 14/06/2015 chống dự án tăng cường vai trò quân sự của Nhật Bản trên thế giới.REUTERS/Yuya Shino

Phong trào phản đối chính sách quốc phòng của thủ tướng Shinzo Abe đang gia tăng vào lúc mà một uỷ ban của Quốc hội Nhật hôm nay, 15/07/2015, biểu quyết các dự luật về an ninh do chính phủ của ông đề nghị.

Các dự luật nói trên diễn giải lại Hiến pháp Nhật Bản để có thể cho phép gởi Lực lượng Phòng vệ ( tên chính thức của quân đội Nhật Bản ) ra nước ngoài để trợ giúp một đồng minh, mà trước hết là Hoa Kỳ. Hiện giờ, quân đội Nhật chỉ có thể hành động để chống lại một cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này, chứ không thể tham chiến ở nước ngoài.

Nhưng việc mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội ra nước ngoài, trong khuôn khổ nguyên tắc gọi là « phòng thủ tập thể », khiến dư luận Nhật lo ngại nước này bị lôi kéo vào một cuộc xung đột bên cạnh Hoa Kỳ tại một nơi xa xôi nào đó trên thế giới.
Chính vì vậy đã hình thành một phong trào biểu tình phản đối chính sách quốc phòng của thủ tướng Abe và phong trào này đang ngày càng lớn mạnh, thể hiện qua cuộc biểu tình tối hôm qua tại một công viên của Tokyo, với sự tham gia của 20 ngàn người, theo lời ban tổ chức. Cũng theo lời ban tổ chức, một cuộc biểu tình khác sẽ diễn ra vào tối nay.

Phong trào biểu tình này không chỉ thu hút giới trẻ, mà cả những người lớn tuổi chưa bao giờ xuống đường hoặc xuống đường trở lại lần đầu tiên kể từ phong trào phản chiến những thập niên 1960-1970.
Mặc dù nhiều người lên tiếng phản đối việc diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình, vì bị nhiều chuyên gia xem là « vi hiến », thủ tướng Shinzo Abe và Đảng Tự do Dân chủ của ông nhất quyết thúc đẩy việc thông qua các dự luật an ninh, lợi dụng thế áp đảo của đảng này ở Hạ viện Nhật.

Theo lịch trình dự kiến, các dự luật an ninh sẽ được thông qua tại Hạ viện trong tuần này, trước khi được chuyển lên Thượng viện xem xét. Để bảo đảm cho các luật này được thông qua, cho dù phải chuyển tới chuyển lui giữa hai viện Quốc hội, kỳ họp của Quốc hội đã được triển hạn thêm 95 ngày, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trường Nhật Bản.

Thật ra thì đối với thủ tướng Abe, việc mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Nhật là thiết yếu để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Nhưng những dự luật an ninh nói trên khiến uy tín của ông sụt giảm thêm, với tỷ lệ tín nhiệm trong tháng 7 này đã sụt từ 42% xuống còn 39%, theo kết quả một cuộc thăm dò được dăng trên nhật báo Asahi ngày 13/07. Ngoài ra, có đến 56% người dân Nhật chống các dự luật của thủ tướng Abe về an ninh quốc phòng.

Theo lời một nhà phân tích được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, một số người đã bắt đầu dự báo rằng ông Shinzo Abe có thể đạt được mục tiêu đề ra, nhưng sẽ phải từ chức, giống như ông nội của ông là Nobusuke Kishi trước đây. Cách đây đúng 55 năm, ngày 15/07/1960, ông Kishi đã từ chức thủ tướng sau khi Quốc hội thông qua một hiêp ước hợp tác an ninh mới với Hoa Kỳ, bất chấp phản đối dữ dội của dư luận Nhật lúc đó.




No comments:

Post a Comment

Featured post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List