xx

https://lh4.googleusercontent.com/jwHXKk9yK83mb2U0iyp-OSXs7OZgoEcJKB4V-xqOO7STOu0djuO_hHd_dM8GkXjIamwCDoDrZRAdRPT5gaYIUOXwHgEk7mRpK7R7aGCo-eeVOtK72Nk

Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.
Địa chủ ác ghê. Tranh Babui.

Sunday, 31 July 2016

ĐÔI MẮT ĐAU BUỒN LẪN SỢ HÃI KHI NGHĨ VỀ THÍCH TRÍ QUANG


alt     
THÍCH TRÍ QUANG  -1963 

-----Original Message-----
From:  Hoa  Pham
Sent: Thu, Jul 07, 2016 11:48 am

Madame Nhu  
Madame Nhu  1963  - John Loengard - Photograph


 ĐÔI MẮT ĐAU BUỒN LẪN SỢ HÃI KHI NGHĨ VỀ  THÍCH TRÍ QUANG


Bà Trần Lệ Xuân trải qua một cuộc bể dâu tang thương đất nước khi bà còn quá trẻ thiêu kinh nghiệm.

So với cuộc sống bà TT Kennedy và bà TT Phi Marcos sau khi chồng qua đời , thì bà Nhu vẫn còn giữ đức tính hiền hòa của góa phụ VN , truyền thống thờ chồng nuôi con . Biết bao lời vu họa cáo gian hay khen chê TT Diệm và chồng bà ,  bà cũng âm thầm chịu đựng , bỏ ngoài tai không nói nửa lời - suy nghi học hỏi những kinh nghiệm lỗi lầm của mình .

Phải chăng triết lý " Đời Là Bể Khổ " của Đức Phật đã ăn sâu vào thâm tâm truyên thông gia dinh --  Bà đã ngẫm ra :
    Cuộc đời sắc sắc không không .
                                        Mọi sự rồi cũng qua đi .  Con người trở về với cát bụi mà thôi  .


From: "Véronique Thùy Hương , 


Bà Trn L Xuân nguyên là mt Pht T và là cháu ngoi ca Vua Thành Thái.

  Tháng 6-1963 bà qua M nhm gii đc cho TT Dim v v Pht Giáo . Khi báo chí M hi bà v v " T Thiêu ca TT Thích Qung Đc ", thì bà tr li tiêng Anh - cho biết rõ đây là mt âm mưu " Nướng Sư " do TT Thích Trí Quang toa rp vi CS dàn dng màn kch dã man đ lt đ TT Ngô Đình Dim.  Luc do dân My không ai tin bà ca?.

   Mãi đến sau ngày 30-04-75 người ti na.n Vit Nam mi biết bà Nhu  nói  đúng... sau  khi các nhà báo  ngoi quc tung ra ba Video "  TT TQD ' T Thiêu '  ".

 Video quay li cnh mt Nhà Sư to ln mc áo cà sa vàng cm mt  thùng  xăng to màu trng ...  Đ xăng t phía trước ri t t đ tiếp lên  đu Thy TQD  ướt đm hết b áo cà sa ...tiếp tc đ ra sau thêm gn hai mét .

Mt ngn la t phía sau , lun qua bên phi ti đt cháy Thy nam phut.

         Video không biết nói di .

  Dù Thy TQD có mun ly diêm ra qut cũng không th được vì tt c ao quân đã ướt đm , que diêm hay hôp diêm cung ướt đm .

  Nhng năm cui đi bà Trn L Xuân sng ân dâ.t không tai hôn ( sau khi hc giáo lý và ra ti , bà theo Đo Công Giáo ), người Viêt Paris thường thy bà âm thâm đi xem l hàng ngày ti Nhà Th Notre Dame De Paris.

          ĐN CHT PT TRN L XUÂN KHÔNG MUN TR V PHT GIÁO  ?  TI SAO  ?

Đã nhiu ln cac bà con thân nhân Huê cua bà kêu go.i vê` li Đo Pht - và người ta hi bà có mun gia đình và con cái bà tr li Pht Giáo không , thì bà đu t chi tr v .

Nếu TT Thích Trí Quang đã không làm tan nát quê hương thì có l dòng h Trn L Xuân vn là nhng người con Pht t bi tt lành -
   Và hàng năm dân chúng Huế tiếp tc được chiêm ngưỡng hàng chc đoàn xe hoa sáng choang huy hoàng chy khp ph phường nhân mùa Pht Đn như dưới thi TT Ngô Đình Dim .
  
-----------
 
 "triduy ha  wrote:



Posted by: dao mai 

Võ Văn Ái viết xác nhận cả nhóm lãnh Đạo Phật Giáo là VC (Liên Khu 5)

 
Mời Góp Gió và Phạm Trung Kiên đọc Tiểu Sử Thích Huyền Quang (Đệ Tứ Tăng Thống) do Võ Văn Ái viết xác nhận cả nhóm lãnh Đạo Phật Giáo là VC (Liên Khu 5)

Mời Góp Gió và PhạmTrung Kiên đọc nguyên văn Tiểu Sử Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang do Võ Văn Ái viết khi Thích Huyền Quang chết năm 2008 (ở dưới) sẽ thấy tất cả cấp lãnh đạo Phật Giáo Thống Nhât (Ấn Quang) đều là Việt Cộng=Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 của VC...
==========================
Anh Kha,
Dự định viết cho anh về vụ Phật Giáo mạnh không cho anh mà bận qua, nên hôm nay mới viết được cho anh đây. Hôm ấy tôi không đồng ý về việc Phật Giáo là một “tổ chức rất mạnh” vì tôi biết rõ Phật Giáo chưa bao giờ thống nhất và Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chỉ là một nhóm do cán bộ Việt Cộng điều khiển, chứ không phải là tổ chức chính thức:
1.      Phật Giáo chưa bao giờ thống nhất vì ngay từ lúc Phật Giáo Thống Nhất ra mặt tranh đấu chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đã có ít nhất 2 tổ chức là Phật Giáo Cổ Sơn Môn và Phật Giáo Thiền Tịnh Đạo Tràng công khai tuyên bố chống lại. Sau đó thì Tổng Hội Phật Giáo cũng ra mặt chống lại, rồi Phật Giáo Nguyên Thủy… Đó là những tổ chức Phật Giáo thuần túy tôn giáo, họ chống lại việc lợi dụng Phật Giáo xách động đấu tranh chính trị. Sau đó, thì Thích Tâm Châu và Hội Phật Học của Chánh Trí Mai Thọ Truyền cũng rút ra sau khi biết nhóm Thống Nhất là Việt Cộng. Cụ Mai Thọ Truyền là bố của nhà hóa học Mai Thanh Truyết, hiện ở Nam California, chuyên phản bác Việt Cộng về chất Da Cam gây độc và ung thư hay tật bẩm sinh cho người tiếp xúc. Ngoài ra, có kỹ sư Nông Lâm Súc Lưu Trường Kiện (cùng khóa với cháu Trần Xuân Tú) ở San Jose xác nhận rằng chính anh ta từng làm việc với chất Da Cam hàng ngày và dùng tay không, không cần đeo găng tay mà chẳng thấy độc và gây ung thư như VC tuyên truyền, vì tác dụng của chất da cam chỉ chống việc lưu dẫn nhựa nguyên chạy lên lá “biến dưỡng” thành nhựa luyện, do đó lá bị rụng chứ cây không chết…).
2.      Theo tiểu sử Thích Huyền Quang (do Võ Văn Ái viết) thì Thích Huyền Quang là học trò Thích Trí Độ cùng học với Thích Trí Quang, Thích Thiện Hoa, Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Quảng Liên, Thích Thiện Minh (bị VC mưu sát, không chết nhưng sau chết trong tù VC), Thích Pháp Siêu, Thích Hộ Giác v..v… tức là Đám Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 Việt Cộng… Thích Trí Độ theo VC ra Bắc năm 1954, đóng vai lãnh đạo Phật Giáo Quốc Doanh, ở Chùa Quán Sứ Hà Nội. Nghĩa là chỉ có Phật Giáo Trung Kỳ (do Thích Trí Độ lãnh đạo theo VC, trong khi đó Phật Giáo Bắc Kỳ và Nam Kỳ không theo cộng sản. Nhóm Phật Giáo Trung Kỳ này hoàn toàn là Việt Cộng điều khiển cuộc tranh đấu chống Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải Phật Giáo, do đó tôi không đồng ý là lúc đó Phật Giáo có thế lực lớn. GS Phạm Quang Minh (ỏ San Jose) từng lên diễn đàn Cộng Đồng đích danh tố VC chủ mưu cho nổ trái mìn ở Đài Phát Thanh Huế năm 1963 vì trước đó ở Chùa Từ Đám đám sư VC đã rỉ tai bảo mọi người đến Đài Phát Thanh Huế “sẽ có chuyện lạ”. Lúc đó Phạm Quang Minh ở chùa Từ Đàm và sau đó lên Đài Phát Thanh Huế nên biết rõ vụ này. Chuyện lạ sau này Bùi Quang Minh mới biết là chúng cho nổ mìn để gây chết chóc rồi đổ tội cho chính quyền quốc gia.. (đây là sở trường của Cộng Sản học của Hồi Giáo, nhưng bây giờ lại đang học lại sách lược này của Cộng Sản). Tóm lại, tôi cho rằng chưa bao giờ Phật Giáo “mạnh” mà “chỉ mạnh là do cán bộ cộng sản điều khiển, dàn dựng mà thôi…
Anh đọc hai tài liệu dưới đây thì sẽ thấy rõ Phật Giáo Ấn Quang chỉ là nhóm Phật Giáo Cứu Quốc và đám đó chỉ bị Việt Cộng lợi dụng, muốn được VC trọng dụng, đền đáp ơn tranh đấu giúp VC chiến thắng… Bức Thư Thích Huyền Quang gửi nhà nước Việt Cộng năm 1992 đã bị Võ Văn Ái cắt bớt nhiều phần “quan trọng” lộ liễu sau khi bị đồng bào lên án Nhóm Phật Giáo Ấn Quang là Việt Cộng, viết thư kể công với VC. Anh đã được đọc bức thư ấy, vậy anh vui lòng cho biết có những điều nào bị Võ Văn Ái cố tình “lướt qua” vì bị người ta “lên án” nhóm Phật Giáo Ấn Quang theo VC do chính Thích Huyền Quang xác nhận trong thư gửi nhà nước VC.
Tóm lại Phật Giáo chưa bao giờ mạnh mà là VC mạnh nắm Phật Giáo làm bung xung… Bây giờ Phật Giáo càng không mạnh vì Thích Trí Độ kêu gọi “Phật Tử” hưởng ứng tranh đấu mà chẳng có ma nào hưởng ứng…
Sắc
 Tài liệu dưới gồm 2 phần:
- Tiểu sử  Thích Huyền Quang
- Thư Thích Huyền Quang gửi nhà nước Việt Cộng kể công tranh đấu cộng tác với VC
Thân thế
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thế danh Lê Đình Nhàn, sinh ngày 8 tháng 8 Canh Thân, tức 19 tháng 9 năm 1920, tại làng Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, con thứ tư của cụ Lê Vỵ và bà Ngô Thị Tư cùng ở làng Háo Đức.
Thời niên thiếu
Năm 1925-1932 : Ngài học chữ Nho tại nhà.
Năm 1932-1935 : Ngài thụ giáo với Hòa thượng Vĩnh Khánh, được ban pháp danh Như An, pháp tự Giải Hòa. Thọ sa-di giới năm 1935, thủ khoa trong tập chúng.
Năm 1935-1937 : Hòa thượng Vĩnh Khánh viên tịch (30.9.1935), Ngài đầu giáo Hòa thượng Bích Liên và được phú pháp hiệu Huyền Quang, pháp danh Ngọc Tân, pháp tự Tịnh Bạch.
Do tư chất đặc biệt xuất chúng, mà Ngài được đặc cách miễn tuổi để thọ Tam đàn Cụ túc và Bồ tát giới vào năm 17 tuổi (1937) tại giới đàn chùa Hưng Khánh, thuộc quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định, do Hòa thượng Chí Bảo làm Đàn đầu. Kỳ sát hạch này Ngài đậu thủ khoa.
Năm 1938 đến 1945, Sau khi học xong ở Phật học đường Lưỡng Xuyên, tỉnh Trà Vinh, Ngài ra đất Thần kinh Huế tòng học tại Phật học đường Báo Quốc [của Thượng Tọa Thích Trí Độ (lãnh đạo Phật Giáo Quốc Doanh ở chùa Quán Sứ Hà Nội)] cùng với các Pháp hữu Thiện Hoa, Thiện Hòa, Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, v.v… (đây là một lô học trò của Thích Trí Độ, tức Việt Cộng)
Công nghiệp Hoằng hóa lợi sanh
Tháng 8 năm 1945, Ngài tham gia kháng chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc ở Liên khu 5, giữ chức vụ Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phật giáo Cứu quốc Liên khu 5. Do Ngài tổ chức cơ sở Phật giáo quy mô nên bị chính quyền cách mạng lâm thời nghi kỵ và theo dõi.
Đầu năm 1951, Ủy ban Kháng chiến liên khu 5 tuyên bố : “Sinh hoạt Phật giáo phải theo mô thức Hội đoàn”. Ngài lên tiếng phản đối : “Phật giáo chúng tôi là một tôn giáo quy tụ đủ mọi thành phần trí thức, nông dân, nam, phụ, lão, ấu, không thể xem như hội đoàn. Vì phê phán như vậy, ngài bị bắt, bị an trí ở Phù Mỹ, rồi Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tổng cộng 4 năm trời ! Một  tháng trước ngày đình chiến theo Hiệp định Genève (20.7.1954) Ngài được trả tự do.
Năm 1955 đến 1957, Ngài làm Giám đốc Phật Học Đường Trung phần ở chùa Hải Đức, Nhatrang.
Năm 1958 Ngài khai sáng Tu viện Nguyên Thiều, thành lập Phật học viện Nguyên Thiều do Ngài làm Giám viện cho đến ngày nay.
Năm 1958 đến 1962, Ngài giữ chức Phó Hội Trưởng Hội Phật Học Trung Phần kiêm Hội trưởng Hội Phật giáo Thừa thiên – Huế, văn phòng đặt tại chùa Từ Đàm. Sau đó Ngài làm Hội Trưởng Hội Phật Giáo Bình Định.
Năm 1963 Ngài tham gia cuộc vận động giải trừ Pháp nạn và yêu sách xóa bỏ Dụ số 10 dưới thời Pháp thuộc liệt Phật giáo vào quy chế Hiệp hội. Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ra đời lãnh đạo cuộc đấu tranh. Uỷ ban do Hòa Thượng Thích Tâm Châu làm Chủ tịch, cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh làm Phó chủ tịch, Ngài làm Tổng thư ký kiêm Trưởng khối Soạn thảo tài liệu đấu tranh và Phổ biến ra toàn quốc.
Vào nửa đêm 20.8.1963, Chính quyền Ngô Đình Diệm tung “Kế hoạch Nước lũ” bố ráp Tăng, Ni trên toàn quốc, tập trung đặc biệt vào hai thành phố Saigon và Huế, Ngài bị bắt cùng với hàng nghìn Tăng Ni. Sau chính biến 1.11.1963, Ngài mới được trả tự do.
Cuộc đấu tranh hoàn tất, Đại hội Phật giáo toàn quốc tổ chức tại Saigon từ 31.12.63 đến 4.1.64, và do Dụ số 10 đã hủy bỏ, nên danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được ra đời, kế tục công cuộc truyền thừa Chánh pháp của “Giáo hội Dân lập” từ xưa và “Tổng hội Phật giáo Việt Nam” trước đây. Ngài được cung thỉnh vào chức vụ Tổng thư ký Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ.
Năm 1964, Ngài đi Thái Lan tiếp xúc và liên lạc các chùa Việt ở thủ đô Bangkok đồng thời hành hương các thánh tích, thắng cảnh Phật giáo Thái.
Năm 1970, Ngài đại diện Viện Hóa Đạo tham dự Đại Hội Các Tôn Giáo Thế Giới vì Hòa bình lần thứ nhất tại Nhật Bản. Đại hội này do các tôn giáo lớn như Công giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, v.v… chủ trì.
Năm 1971, Ngài đi hành hương Ấn Độ, chiêm bái các Phật tích.
Năm 1972, Ngài sang Genève tham dự Đại Hội Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới ở Thụy Sỹ. Hội Đồng này do Tin Lành giáo Thế giới chủ trì. Đại Hội bàn việc hòa bình cho Việt Nam và cứu trợ nạn nhân chiến tranh.
Năm 1974, Ngài cùng Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh sang thủ đô Bruxelles ở Bỉ dự lần thứ 2 Đại hội các Tôn giáo Thế giới vì Hòa Bình do các tôn giáo lớn như Công giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, v.v… chủ trì.
Ngày 27.12.1974, Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ 6 tổ chức tại Saigon cung thỉnh Ngài vào chức vụ Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
Sau năm 1975, do chính sách Cộng sản đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chiếm dụng tất cả các cơ sở của Giáo hội, từ chùa viện cho đến các cơ sở giáo dục văn hóa và xã hội từ thiện, khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể để phản đối vào ngày 2.11.1975 tại Thiền viện Dược sư, ấp Tân Long, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Ngài cử Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, dẫn đầu một phái đoàn về Cần Thơ lập hồ sơ. Nhưng toàn bộ hồ sơ gồm các chứng liệu, băng từ ghi 7 lời thỉnh nguyện của Đại đức Thích Huệ Hiền trước khi tự thiêu, hình chụp và phim quay tại hiện trường đều bị công an tịch thu.
Ngày 3.3.1977, nhà nước tiến thêm một bước chiếm dụng Cô Nhi viện Quách Thị Trang ở Saigon, Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng chư tôn đức Tăng, Ni, Phật tử phát động cao trào đòi hỏi Nhà nước cộng sản hoàn trả tài sản của Giáo hội. Cuộc đấu tranh gay go và bị Nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp.
Ngày 6.4.1977, Ngài bị bắt và bị biệt giam tại Nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh ở Sàigòn cùng với cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Quảng Độ, v.v… Do áp lực quốc tế và sự phản đối của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước, nên sau 18 tháng tù giam, ngày 10.12.1978 Nhà cầm quyền cộng sản đưa ngài ra Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử, kêu án 2 năm tù treo và quản chế tại chỗ.
Năm 1978, hai Giải Nobel Hòa bình người Ái Nhĩ Lan là bà Mairead Corrigan và bà Betty Williams viết thư cho Uỷ ban Nobel Hoà bình đề nghị Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình.
Do phản đối Đảng và Nhà nước thiết lập vào cuối năm 1981 một Giáo hội Phật giáo làm công cụ chính trị phục vụ Đảng và chia rẽ nền Phật giáo dân tộc, nên Ngài cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ bị bắt ngày 25.2.1982 và bị trục xuất khỏi thành phố Saigon, đưa Ngài ra quản chế tại chùa Hội Phước, tỉnh Quảng Ngãi. Tại Quảng Ngãi, Ngài nhận lệnh Công an : cấm hành nghề Tôn Giáo, cấm phiên dịch và các nghề nghiệp khác. Tại đây Ngài bị nhà đương quyền quyền đối xử tồi tệ.
Kể từ năm 1990, các Nhóm Ân xá Quốc tế thuộc 5 quốc gia Vương quốc Bỉ, Canada, Pháp, Áo, Hoà Lan và Hoa Kỳ ghi danh Ngài như Người tù vì lương thức để bêng vực bằng cách gửi liên tục hàng chục nghìn bức thư cho nhà cầm quyền Hà Nội để đòi hỏi trả tự do cho Ngài.
Năm 1992, Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đau nặng, sắp ra đi về cõi Phật, nên để lại Di chúc cung thỉnh Ngài vào chức vụ Xử lý Hội đồng Lưỡng viện kiêm Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, để hướng dẫn việc đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và tìm thuận duyên tổ chức Đại hội Giáo hội kỳ VIII.
Ngày 21 tháng 3 Nhâm thân, tức 23.4.1992, Đức Đệ Tam Tăng thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ. Ngài xin ra Huế dự đám tang, nhưng chính quyền Quảng Ngãi không cho đi. Ngài tuyên bố : “Nếu chính quyền Quảng Ngãi ngăn cấm tôi ra Huế dự tang lễ, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn, và sẵn sàng cúng dường thân này lên Chư Phật và tạ lỗi với Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, bởi vì tôi đã không làm tròn nhiệm vụ mà Hòa Thượng giao phó”. Sau hai ngày tuyệt thực, chính quyền đành phải để cho Ngài ra Huế.
Hòa thượng Thích Nhật Liên, Trưởng tử của Môn đồ hiếu quyến Đức Đệ Tam Tăng thống, trao lại cho Ngài ấn tín Giáo hội và Di chúc của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Ngài dâng lời Tác bạch trước kim quan Đức Đệ Tam Tăng thống với lời hứa linh thiêng : “Dầu sẽ có muôn ngàn khó khăn, ngài không bao giờ chồn bước, quyết vận động đòi hỏi Nhà cầm quyền Cộng sản phải để cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý như trước năm 1975”.
Ngày 25.6.1992, Ngài viết Yêu sách 9 điểm, dài 9 trang, gửi 6 cơ quan lãnh đạo Nhà nước nói lên thảm trạng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị kỳ thị và đàn áp trong suốt 18 năm ròng rã, tố giác việc tù đày, khủng bố hàng giáo phẩm như Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Quảng Độ, v.v… , tố giác Đảng và Nhà nước dựng lên Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm công cụ chính trị cho Đảng với manh tâm chia rẽ khối Phật giáo dân tộc và tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Yêu sách 9 điểm mở đầu cuộc vận động Giải trừ Pháp nạn.
Ngày 15.11.1992, Ngài viết “Đơn bổ túc Đơn đề ngày 25.6.1002 trình bày các việc liên hệ Mặt trận Tổ quốc”. Văn kiện này gửi Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc và đồng kính gửi Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Viện trưởng Tối cao Pháp viện. Ngài nhắc đến các lần ngài bị bắt và bị tố khổ từ những năm 50 tại Liên khu 5 cho đến ngày hôm nay.
Ngày 17.8.1992, từ Hà Nội, Ông Phan Văn Tánh, Trưởng ban Dân vận Trung ương gửi cho các Ban Dân vận, các Tỉnh ủy và Thành ủy một tài liệu “Mật” mang số 125/TUDV “về việc Huyền Quang và số phần tử hoạt động chống đối”, nhằm chỉ thị cho Giáo hội Phật giáo Nhà nước tố cáo Ngài, và chỉ thị cho công an địa phương, đặc biệt ở Quảng Ngãi, theo dõi quan hệ trong và ngoài nước của Ngài, kiểm soát và “đấu tranh mạnh mẽ hơn” đối với Ngài.
Ngày 18.8.1992, một tài liệu “Tuyệt mật” mang số 106/PA 15-16 của Bộ Nội vụ đưa ra 5 biện pháp đấu tranh chống Phật giáo : “1. Phân hóa cao hàng ngũ giáo sĩ ; 2. tranh thủ số có xu hướng tiến bộ, lôi kéo số lưng chừng, răn đe những đối tượng có biểu hiện tiêu cực ; 3. đối với số cực đoan chống đối phải cắt đứt chân tay, lấy giáo luật, pháp luật đấu tranh, không cho chúng co cụm chống phá ta ; và 4. thúc đẩy phong trào cách mạng trong vùng giáo, củng cố được nòng cốt, cốt cán của ta đặc biệt trong Tăng tín đồ Phật giáo (mà sau này họ gọi là đặc tình, tình báo làm công tác đặc biệt)”. Trọng tâm tài liệu nhắm vào Ngài.
Ngày 4.8.1993, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nêu ra 6 điều kết tội Ngài, đồng thời cấm Ngài không được sử dụng chức vụ Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, không được sử dụng chùa Hội Phước làm trụ sở Văn phòng Lưu vong Viện Hóa Đạo, và bắt phải giao nộp khuôn dấu Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Ngày 20.11.1993, Ngài viết “Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn”, với nhận thức quốc nạn chưa giải trừ thì pháp nạn không thể giải quyết. Ngài đưa ra 12 điểm phê phán khách quan về sự bế tắc của tình hình Việt Nam do Nhà nước cộng sản gây ra. Rồi Ngài đề xuất 9 biện pháp trị liệu, kêu gọi Đảng và Nhà nước “Sám hối với người chết trong tinh thần hứa lo cho người sống được sống người”“bỏ điều 4 trên Hiến pháp” và tổ chức “bầu lại Quốc hội với sự tự do tham gia ứng cử của toàn dân không phân biệt chính kiến, đảng phái, tôn giáo dưới sự giám sát của LHQ”.
19.10.1998 Giáo sư Abdelfatah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo trên thế giới đến Việt Nam điều tra tình hình đàn áp tôn giáo đã yêu cầu gặp Ngài tại Quảng Ngãi nhưng nhà cầm quyền Hà Nội không cho phép.
Ngày 10.5.1998, bốn Giải Nobel Hòa bình gồm có Đức Dalai Lama (Tây Tạng), Bà Mairead Maguire (Ái Nhĩ Lan), Nhà Bác học Francois Jacob (Pháp) và Luật sư José Ramos-Horta (Đông Timor) thành lập “Ủy ban các Nhà lãnh giải Nobel Vận động trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ”, và viết thư chung vào đúng ngày Phật đản 2542, 10.5.1998, gửi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải yêu sách trả tự do cho hai Ngài và hàng giáo phẩm Phật giáo.
Ngày 12.12.1999, ông David Young, Tham tán Chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội vào Quảng Ngãi vấn an Ngài. Đây là người Tây phương đầu tiên được viếng thăm Ngài và hỏi han tình hình Phật giáo sau 17 năm Ngài bị cấm cố, mở đầu cho những tiếp xúc khác với Tây phương sau này.
Ngày 21.4.2000, Ngài viết bức thư dài gửi Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch Quốc hội Nông Dức Mạnh, đề nghị Đảng và Nhà nước lấy ngày 30 tháng Tư làm “Ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc”.Sám hối trước sự chết chóc qua các chiến cuộc của hàng triệu Bộ đội miền Bắc và Binh sĩ miền Nam, hàng trăm nghìn nạn nhân chết trong cuộc Cải cách Ruộng đất, Tổng tiến công Tết Mậu Thân tại Huế, và các cuộc hành quyết trong các Trại Cải tạo sau năm 1975. Sám hối với người chết và Chúc sinh người sống, trong nghĩa Linh quyền cho người chết và Nhân quyền cho người sống. Ngài đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, trả tự do cho tất cả tù nhân vì lương thức, và bải bỏ Nghị định quản chế hành chính 31/CP.
Tháng 4 năm 2001 do Tổ Hành động chống bắt bớ trái phép của LHQ (UN Working Group on Arbitrary Detention) phúc trình, Uỷ hội Nhân quyền LHQ tuyên bố Quan điểm số tham chiếu 4/2001 công nhận Ngài và Hoà thượng Thích Quang Độ là hai tù nhân tôn giáo bị bắt bớ trái phép. Do nhà cầm quyền Hà Nội hồi âm thư LHQ nói hai ngài vẫn được tự do trái với sự thực, nên vài năm sau, ngày 25.5.2005 Uỷ hội Nhân quyền LHQ lại một lần nữa xác nhận Ngài và Hoà thượng Thích Quang Độ là hai tù nhân tôn giáo bị bắt bớ trái phép (Quan điểm số tham chiếu 18/2005).
Ngày 11.2.2003, Ủy viên Đối ngoại của Hội đồng Châu Âu, ông Chis Patten tuyên bố : “Hội đồng Châu Âu và các Quốc gia thành viên kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, yêu cầu Hà Nội để cho các nhà ngoại giao thuộc phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam đến thăm viếng hai Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo.
Tháng 3 năm 2003, Ngài bị khối u gần mắt có nguy cơ ung thư, bệnh viện Quảng Ngãi không đủ phương tiện giải phẫu, Ngài muốn vào Saigon chữa trị. Nhưng bệnh viện Quy Nhơn và cơ quan công quyền tự ý tổ chức cho Ngài ra Hà Nội. Thời gian điều trị ở bệnh viện K ở đường Quán Sứ, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, các viên chức cao cấp Tòa Đại sứ Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu đến vấn an Ngài bên giường bệnh.
Ngày 17.3.2003, 31 vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu viết thư cho Nhà cầm quyền Hà Nội yêu cầu để cho họ đến Việt Nam thăm bệnh Ngài và viếng thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đầu tháng tư, 37 Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ cũng viết thư yêu sách Hà Nội trả tự do cho Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Trước mối quan tâm tha thiết của công luận quốc tế, chiều ngày 2.4.2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Ngài tại Văn phòng Chính phủ. Trong câu chuyện, Ngài hỏi Thủ tướng lý do Đảng và Nhà nước ngăn cấm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động ? Lý do bắt bớ Ngài từ dưới thời Việt Minh ở Liên khu 5 ? Lý do bắt giam Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng nhiều vị tôn túc Tăng Ni và Phật tử ? Rồi Ngài yêu cầu Thủ tướng giải quyết việc phục hồi quyền sinh hoạt cho Giáo hội bị ngăn cấm gần ba mươi năm qua. Thủ tướng Phan Văn Khải không trả lời dứt khoát, đổ lỗi cho cán bộ thừa hành cấp dưới và tuyên bố : “Chúng tôi cũng biết có sai lầm, xin Hòa thượng từ bi hoan hỷ”.
Sáng ngày 7.4.2003, Ngài đáp chuyến xe lửa Hà Nội – Saigon xuôi Nam. Đến ga Huế vào lúc 10 giờ 13 phút. Dù Ngài không thông báo trước, nhưng vừa bước xuống tàu Ngài đã thấy 2000 Tôn đức Tăng Ni, Phật tử Huế cung nghênh tiếp đón giữa rừng người áo vàng, áo tràng lam, hàng trăm bó hoa khoe sắc vẫy cao, chen cùng cờ Phật giáo năm màu phấp phới. Ngày hôm sau, Ngài đến đảnh lễ trước tháp Đức Cố Đệ Tam Tăng thống Thích Đôn Hậu, trước tháp Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, và thăm các Tổ đình ở đất Thần kinh, ân cần nhắn nhủ chư Tăng Huế trên bước đường tu và hành đạo.
Ngày 9.4.2003, Ban Giám đốc Quỹ Cứu Người Lâm Nạn (People in Need) tại thủ đô Praha, Tiệp, do cựu Tổng thống Vaclav Havel chủ trì, quyết định trao Giải Nhân quyền cho Ngài, Hòa thượng Thích Quảng Độ để biểu tỏ lòng kính trọng và sự hậu thuẫn hai Nhà đối kháng cho Dân chủ tại Việt Nam đang kiên trì bằng con đường bất bạo động Phật giáo nhằm chuyển hóa dân chủ trên đất nước họ. Giải này mang tên “Người cho Người” (Homo Homini), phát hằng năm cho những nhà đấu tranh nổi danh cho nhân quyền và dân chủ trong thế giới.
Ngày 1.5.2003, Ngài vào Saigon, dự tính về chùa riêng ở Saigon, nhưng Nhà cầm quyền chỉ định Ngài phải về tá túc chùa Ấn Quang và ra lệnh cho Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố đón tiếp Ngài. Không ai loan báo trước, nhưng trên một nghìn chư Tăng Ni, Phật tử đã tự động đến chùa Ấn Quang gặp ngài.
Trong thời gian ở Saigon, ba lần (ngày 3, ngày 9 và 12.5.2003), Ngài đến Thanh Minh Thiền viện vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đang bị nhà cầm quyền cách ly không cho tiếp xúc với bất cứ ai. Hai Ngài xa cách nhau bao nhiêu năm ròng vì án lệnh quản chế và tù đày, nay mới được trực tiếp bàn thảo việc chấn chỉnh nội bộ Giáo hội sau thời gian dài bị tê liệt vì ngoại chướng.
Ngày 9.5.2003, vào lúc 16 giờ, Bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon, Emi Lynn Yamauchi, đến vấn an Ngài. Cùng đi có ông Marc Forino, Cố vấn Chính trị, và bà Laura H. Kirkpatrick, Cố vấn Kinh tế.
Thành hội Phật giáo Nhà nước long trọng mời Ngài ở lại Saigon tham dự lễ Phật Đản, nhưng Ngài từ khước và trở về Tu Viện Nguyên Thiều vào ngày 14.5.2003, cưu mang những dự án mới chấn chỉnh giáo hội.
Ngày 18.9.2003, Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Tu Viện Nguyên Thiều thăm Ngài và ở lại 3 tuần lễ. Thời gian này nhiều phái đoàn chư Tăng các tỉnh miền Trung và miền Nam nghe tin cũng tấp nập về Bình Định vấn an, thỉnh ý cho việc phục hưng Giáo hội. Nhân đó hai Ngài họp bàn việc bổ sung nhân sự vào Hội Đồng Lưỡng Viện trong Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như tại các cơ sở địa phương.
Ngày 1.10.2003, Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ tổ chức Đại hội Bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều. Lần đầu tiên có sự tham dự đông đảo của 60 chư Tăng đại diện các tỉnh về dự. Đại hội Bất thường thành công viên mãn với sự thỉnh cử 41 Hòa thượng, Thượng tọa vào hai Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo. Mấy lời ứng khẩu của Ngài trong lễ bế mạc Đại hội gây hưng phấn cho tất cả các đại biểu :
“Bao năm khó khăn quý vị biết rồi. Khó khăn từ cán bộ cao cấp cho đến cán bộ cơ sở. Nhưng mà thời gian đã gỡ rối các sự khó khăn đó cho chúng ta trong thời gian qua. Và trong tương lai, nếu còn gì khó khăn nữa, dù chúng ta không chờ cái đó, nhưng mà nếu cái đó không may xảy đến, thì chúng ta phải dạn dĩ chịu đựỉng và tiếp tục chịu đựng, để chúng ta có mặt với Giáo hội.
“Chúng ta làm thế nào cho đạo Phật phát triển hơn nữa, đạo Phật phát triển hơn nữa không giành quyền lợi của ai, không chiếm địa vị của ai, mà chỉ đem đạo Phật  – đạo Từ Bi Hỷ Xả –  giải thoát đau khổ cho chúng sinh nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.
“Mong rằng tất cả những khó khăn trong tương lai, sẽ còn có ít nhiều chứ không phải không có, nhưng chuyện đó đối với chúng ta, chúng ta đã dày dạn lắm rồi. Không có gì phải ngại, không có gì phải bỏ cuộc. Mong rằng Đại hội đem lại cho quý vị một Niềm Tin mới sau mấy mươi năm không hoạt động và đầy gian lao, đầy tù tội cùng khắp trên đất nước.
“Thưa quý vị, chúng ta là những người có thể nói rằng, chúng ta có thể bỏ danh, bỏ lợi, bỏ quyền, bỏ thế, thì chúng ta cũng chẳng ngại gì những khó khăn trong tương lai, nếu có. Trông mong quý vị nhất tâm và tích cực hơn nữa để giữ Giáo hội có mặt với dân tộc”.
Ngài ban Giáo chỉ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hải ngoại tại Hoa Kỳ – Văn phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội tại các Châu tổ chức Đại hội để nối tiếp khai triển và kết thúc các công tác đề ra tại Tiền đại hội bất thường tổ chức trong nước ở Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định hôm 1.10.2003.
Công việc đang tiến hành tốt đẹp, thì Hòa thượng Thích Quảng Độ bị công an làm khó dễ buộc phải rời Tu viện Nguyên Thiều về lại Sàigòn. Hòa thượng đành ra về ngày 8.10.2003, Ngài cùng đi với Hòa thượng Quảng Độ và chư Tăng giáo phẩm.
Ngày 9.10.2003, xe chạy đến Lương Sơn cách thành phố Nhatrang 40 cây số, thì công an chận bắt tất cả mười vị và hai Phật Tử. Sáu công an và đại diện Mặt trận thay phiên nhau hỏi cung và khám xét thân thể Ngài một cách bất lịch sự trong vòng 8 tiếng đồng hồ, cho đến lúc Ngài đuối sức, khàn cả tiếng, họ mới cho lệnh dẫn độ Ngài về lại Tu viện Nguyên Thiều vào lúc 23 giờ 30 khuya.
Ngày 21.10.2003, Giám đốc Công an Bình Định đến yêu cầu Ngài từ nhiệm mọi chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chấm dứt liên lạc với Hòa thượng Thích Quảng Độ, thì Nhà nước sẽ mời Ngài ra thăm Hà Nội trở lại để bàn tính việc hợp tác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sẽ trao cho Ngài những chức vụ cao cấp. Ngài khước từ.
Trong khi ấy, rộng khắp từ trong nước ra đến hải ngoại và quốc tế, một phong trào phản đối nổi lên, đồng loạt tổ chức tuyệt thực phản kháng trước các tòa Đại sứ, Lãnh sự quán của Cộng sản Việt Nam liên tục trong nhiều tuần lễ với khầu hiệu : “Đừng sợ nữa, hãy dõng mãnh và Vô úy đưa con thuyền Giáo hội lướt qua phong ba bão táp !”.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kết hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ – Văn phòng II Viện Hóa Đạo mở cuộc vận động khẩn cấp và sâu rộng tại Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội châu Âu đưa tới thành quả là ngày 19.11.2003 Hạ viện Hoa Kỳ thông qua với đa số áp đảo “Quyết nghị 427” tán thán sự kiên cường của hàng giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội dân lập và có truyền thống 2000 năm lịch sử, và yêu sách Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và chư tôn giáo phẩm trong Hội động Lưỡng viện cũng như phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 24 giờ đồng hồ sau, ngày 20.11.2003, Quốc hội Âu châu thông qua Quyết nghị tương tự với đa số tuyệt đối.
Ngày 28.4.2004, vào lúc 10 giờ 50 sáng, ông Raymond Burghart, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng phu nhân đến Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định vấn an Ngài và hàn huyên thân mật trên một tiếng đồng hồ. Ngài nhân danh Giáo hội ngỏ lời cám ơn ông Đại sứ, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ đã lưu tâm đến vấn đề tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt đã không ngừng lên tiếng bênh vực mỗi khi Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ lâm nạn.
Ngày 15.9.2004 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin L. Powell công bố đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo trong thế giới “đặc biệt cần quan tâm”, vì Việt Nam “dùng các biện pháp độc tài toàn trị hay độc đoán để kiểm soát những hoạt động tín ngưỡng và nghi thức tôn giáo”. Các nước bị liệt kê vào danh sách đen sẽ bị Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài trên lĩnh vực kinh tế và tài chánh, nếu không chịu thay đổi chính sách đàn áp tôn giáo.
Ngày 18.11.2004, Ngài bị xuất huyết dạ dày nặng nên phải vào Bệnh viện Đa khoa ở Quy Nhơn cấp cứu. Các chùa viện trong và ngoài nước đồng loạt làm lễ cầu an cho Ngài. Cảm động nhất là ở hải ngoại nhiều Phật tử đã mua chim, cá phóng sinh để cầu nguyện cho Ngài sớm bình phục.
Ngày 21.11.2004, Tân Đại sứ Hoa Kỳ, ông Michael W. Marine cùng với phu nhân từ Hà Nội vào bệnh viện Đa khoa ở Quy Nhơn thăm bệnh Ngài. Cùng ngày này, tại Saigon, Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đến vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại Thanh Minh Thiền viện trong vòng hai tiếng đồng hồ.
Ngày 22.11.2004, Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng với phái đoàn Hội đồng Lưỡng viện lên đường đi Bình Định thăm Ngài trong cơn thập tử nhất sinh. Nhưng công an đã chận xe tại Trảng Bom, cách Saigon 50 cây số, giữa rừng cao su vắng vẻ, áp tải phái đoàn về lại Saigon.
Ngày 31.11.2004, Ngài xuất viện về tịnh dưỡng tại Tu viện Nguyên Thiều, sức khỏe còn rất yếu nhưng đã thoát khỏi cơn hiểm nghèo.
Ngày 21.2.2005, Ngài viết Thư Ngỏ gửi đến các ông : Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư  Đảng, Trần Đức Lương, Chủ tịch Nước, Phan Văn Khải, Thủ tướng, và Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội. Qua Thư Ngỏ, Đức Tăng thống ngạc nhiên nhận định một điều mâu thuẫn đang xẩy ra khi thấy Nhà nước tiếp tục đàn áp GHPGVNTN, nhưng lại đón tiếp phái đoàn Sư Ông Nhất Hạnh về Việt Nam . Cuối thư Ngài yêu cầu“Đảng và Nhà nước minh bạch hóa trường hợp quản chế tôi và Hòa thượng Thích Quảng Độ bằng khẩu lệnh kể từ vụ bắt bớ tùy tiện chúng tôi ngày 9.10.2003 tại Lương Sơn”.
Ngày 20.3.2005, Ngài trực tiếp gọi điện thoại cho Ban Trị sự Giáo hội Nhà nước tỉnh Bình Định thông báo rằng Ngài không tiếp Sư Ông Nhất Hạnh và phái đoàn Tăng thân Làng Mai theo lời yêu cầu của Sư Ông ngỏ ý muốn đến Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định đảnh lễ Ngài.
Ngày 8.8.2005 nghe tin quân khủng bố đánh bom tại thủ đô Luân Đôn gây chết chóc thảm khốc cho nhân dân Anh, Ngài viết thư chia sẻ gửi Nữ hoàng Elisabeth Đệ nhị. Sang ngày 15.8, Nữ hoàng đã gửi thư cảm tạ Ngài.
Ngày 18.8.2005, Công an và Ban tôn giáo chính phủ đến Tu viện Nguyền Thiều “làm việc” với Ngài, cấm không cho Ngài tiếp các phái đoàn, đặc biệt không được tiếp ngài Quảng Độ. Ngài viết bức thư gửi Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo căn dặn việc Phật sự : “Hòa Thượng hãy tùy hoàn cảnh, điều kiện, mà thêm bớt, thay đổi, bổ sung, củng cố lại các thành viên trong Hội đồng Lưỡng viện sao cho phù hợp với tôn chỉ để bảo toàn Giáo hội là được, chứ hoàn cảnh bây giờ và nhiều năm sau này nữa cũng chưa tổ chức Đại hội được đâu. Có lẽ hết đời mình cũng chưa Đại hội được đâu. “Nhưng chúng ta đừng lo. Chánh quyền nào cũng nói muôn năm nhưng có chánh quyền nào muôn năm đâu ? Còn Phật giáo đâu có nói muôn năm nhưng Phật giáo đã mấy ngàn năm rồi”.
Ngày 1.12.2005, Quốc hội Châu Âu ra Quyết nghị yêu cầu Việt Nam “chấm dứt mọi hình thức đàn áp các thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chính thức công nhận quyền hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất(…) đặc biệt là trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, hai Hòa thượng đã được LHQ xác nhận là nạn nhân bị giam cầm trái phép”.
Ngày 21.9.2006, ông Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Công an từ Hà Nội vào thăm Ngài. Ông ngỏ lời khuyên Ngài “nay tuổi đã già nên tịnh dưỡng, không nên nhọc công lo việc Giáo hội, để cho giới trẻ cáng đáng”. Ông Thứ trưởng Công an cũng khuyên “nếu ông Quảng Độ có ra thăm cũng không nên bàn chuyện Giáo hội”. Ngài liền đáp : “Chí nguyện suốt đời tôi là phục vụ dân tộc, phục vụ đạo pháp, phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho đến hơi thở cuối cùng. Không ai có thể ngăn cấm tôi và Hòa thượng Thích Quảng Độ bàn bạc chuyện Phật sự của Giáo hội”.
Ngày 22.9.2006, Đức Tăng Thống lâm bệnh, chóng mặt và khó thở. Đến ngày 25.9 thì tình hình khẩn cấp nên chư Tăng ở Tu viện Nguyên Thiều đưa ngài vào bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn lúc 16 giờ. Bác sĩ cho biết ngài bị suy tim và viêm phổi. Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo đã cấp tốc triệu tập buổi họp khẩn lấy quyết định thỉnh Đức Tăng thống vào Saigon chữa trị. Ngày 29.9.2006 Ngài vào đến bệnh viện Chợ Rẫy ở Chợ Lớn. Ở hải ngoại, hàng trăm chùa viện tổ chức lễ Cầu an cho Đức Tăng thống sớm bình phục.
Ngày 1.10.2006, Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tăng giáo phẩm trên 20 vị và đông đảo Phật tử đã đến bệnh viện Chợ Rẫy ruớc Ngài về điều trị ở bệnh viện Pháp Việt, tọa lạc tại số 6 đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, thành phố Saigon.
Ngày 16.10.2006, sau khi khám tổng quát, các bác sĩ ở bệnh viện Pháp Việt đồng ý để Đức Tăng thống xuất viện về tịnh dưỡng tại Chùa Giác Hoa ở Quận Bình Thạnh, Saigon. Một thời gian sau Ngài trở về Tu viện Nguyên Thiểu, tỉnh Bình Định, chờ ngày 30.12.2006 trở lại Saigon tái khám. Nhưng ngày 2.1.2007 Công an tỉnh Bình Định không cho Ngài đi.
Ngày 5.5.2007, Báo An Ninh Thế giới của Bộ Công an số 651, cho đăng ở trang nhất bài “Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng thăm Hòa thượng Thích Huyền Quang: Một cuộc gặp gỡ thân tình và cởi mở” nhân ngày kỷ niệm 30.4.2007. Bài này nhắm mạ lị Cư sĩ Võ Văn Ái và Hoà thượng Thích Quảng Độ “hoạt động chống phá chính quyền, làm giả di chúc và soạn thảo Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2551, với nội dung sai sự thật, kích động chống chính quyền”.Nhưng qua điện đàm, Ngài cho Đạo hữu Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế biết rằng : Thầy có tiếp họ chừng nửa giờ. Xã giao qua về, không có việc gì khác. Họ có tuyên bố Thầy muốn đi đâu cũng được không ai ngăn cấm. Trước đây, hai lần họ mời Thầy ra làm Trú trì chùa Sóc Sơn (ở miền Bắc). Nhưng Thầy không đi. Ra ngồi đó để ở tù như hồi ở Nghĩa Hành trước đây hay sao ?! Thầy không đi. Các điều in trên báo là họ đặt bày để phá mình. Ngoài đó đừng có tin. Anh Ái dặn quý Thầy và Phật tử đừng có tin”.
Ngày 29.8.2007, Thiếu tướng Trần Tư, Cục trưởng Cục A41 (tức Cục An ninh xã hội theo dõi và kiểm soát các tổ chức tôn giáo) từ Hà Nội vào Bình Định gặp Ngài tại Tu viện Nguyên Thiều để nói lên ba việc : thứ nhất, phản đối việc ủy lạo và cứu trợ Dân oan khiếu kiện hôm 17.7 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ; thứ hai, cấm Đức Tăng thống không được tổ chức Đại hội Phật giáo tại Tu viện Nguyên Thiều; và thứ ba, ngỏ lời mời Đức Tăng thống ra Hà Nội thăm viếng, nhân dịp gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tham dự Đại lễ Phật Đản 2008 tại Hà Nội. Ngài từ khước không ra Hà Nội.
Ngày 8.9.2007, để đối phó với tình hình nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp, bức bách, và vu cáo trắng trợn GHPGVNTN; mặt khác, “một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật giáo hải ngoại tiếp tay gây phân hóa, tạo ly gián, biến tướng chủ trương, đướng hướng sinh hoạt của GHPGVNTN Hải ngoại, âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo hội trên địa bàn quốc tế”,  Ngài ban hành Giáo chỉ mang số 9 như biện pháptự vệ và kiện toàn tổ chức Giáo hội trong và ngoài nước.
Ngày 4.2.2008, Đài Á Châu Tự do phát thanh Lời Chúc Tết của Ngài đến Cộng đồng Người Việt hải ngoại nói chung và Cộng đồng Phật giáo hải ngoại nói riêng. Đặc biệt, Ngài gửi lời khen ngợi chư Tôn đức Tăng, Ni, Phật tử hải ngoại “đã tận tình hoằng dương chánh pháp nơi các xứ sở xa xôi, đồng thời vẫn nhất tâm hậu thuẫn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại quê nhà. Đặc biệt chư liệt vị đã chí thành khâm tuân và thi hành Giáo chỉ số 9 do tôi ban hành và các Thông tư, Thông bạch của Viện Hóa Đạo nhằm chấn chỉnh và phát huy Giáo hội trước tình thế mới, cũng như làm rạng danh hai nghìn năm Phật giáo Việt Nam, chư liệt vị Tổ sư, các Thánh tử đạo và những người đã hy sinh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ chánh pháp”.
Lời Ngài nói đánh bạt mọi xuyên tạc, vu khống của một số Tăng sĩ và Cư sĩ ở hải ngoại tung tin thất thiệt rằng “Giáo chỉ số 9 là giáo chỉ giả không do Ngài ban hành”.
Ngày 18.5.2008, nhân dịp Đại lễ Phật Đản, Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại thành phố Houston và vùng phụ cận, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, tổ chức Lễ Vinh danh Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ. Tại cuộc lễ, một trong những lời phát biểu đầy ý nghĩa là lời tôn vinh của ông Al Green, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ. Ông nói rằng :
“Những người thiện tâm quanh thế giới đều buồn thương ngày Mục sư Martin Luther King bị bắt giam vào nhà ngục Birmingham. Những người thiện tâm quanh thế giới đều buồn thương ngày Nelson Mandela bị bắt giam nửa thế kỷ trước đây. Việc cấm cố Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ hôm nay cũng gây buồn thương cho những người thiện tâm quanh thế giới.
“Bởi vì Mục sư Martin Luther King nhắc nhở chúng ta rằng, bất công ở bất cứ đâu đều đe doạ công lý cho khắp mọi nơi. Bất công đối với Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ hôm nay là mối đe doạ ngay cho đất nước Hoa Kỳ này.
« Chúng ta phải thấy rõ một điều, hễ nhắc tới nhân loại là chỉ còn một chủng tộc  – chủng tộc của loài người. Nên chúng ta phải cùng nhau hành động để gìn giữ nhân loại cùng chung nòi giống ấy.
“Hoa Kỳ của chúng ta trong thế đại siêu cường của thế giới, phải khẳng định vấn nạn lớn của nhân sinh. Vấn nạn này không đòi hỏi chúng ta làm “sen đầm” quốc tế , mà là đem lại hoà bình cho thế giới. Đây là lý do vì sao Ngày lễ Phật Đản trở nên vô cùng quan trọng, vì đại lễ này nhắc chúng ta đặt trọng tâm vào sự sống của tha nhân, đem lại hạnh phúc và an lạc cho tha nhân, giúp đỡ tha nhân có cuộc sống yên hàn trên trái đất.
“Cử hành Đại lễ Phật Đản hôm nay, phải là mục tiêu để cho mọi người biến mỗi ngày trong đời sống thành một Ngày Phật Đản, ngày mà chúng ta mang lại an lạc và và hoà điệu cho tha nhân, là điều nhân loại cần được hưởng trong một thế giới cộng sinh.
“Tôi vô cùng hân hạnh được hiện diện hôm nay, trong cương vị Dân biểu Liên bang đơn vị 9 Texas, đồng thời đại diện cho Quốc Hội Hoa Kỳ, trân trọng trao bằng tưởng lệ vinh danh Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ ».
Ngày 27.5.2008 vì bị yếu tim, dịch trong phổi nên Ngài phải vào bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn. Tuần lễ đầu có chiều khả quan. Nhưng sau một thời gian y sĩ phát hiện thêm bệnh gan, thận yếu, và bị suy dinh dưỡng nên phải chuyển Ngài vào phòng cấp cứu nhiều tuần lễ. Sau một tháng hơn nằm viện, bệnh tình Ngài không mấy thuyên giảm, nên Ngài tỏ ý muốn về Tu viện Nguyên Thiều cho được thanh tịnh và nghe công phu sớm chiều. Đây cũng là ước nguyện của hàng giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện và Môn đồ pháp quyến.
Về đến Tu Viện Nguyên Thiều lúc 15 giờ 30 chiều 4.7.2008 và được chư Tôn đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và Hoà thượng Thích Thiện Hạnh dẫn đầu rước Đức Tăng Thống vào phương trượng.
Tám giờ sáng ngày 5.7.2008 Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN cùng chư Tăng tại Tu viện Nguyên Thiều Khai kinh Cầu An cho Ngài. Đến 13 giờ chiều cùng ngày Ngài xả báo thân, an thần thị tịch nơi phương trượng của Ngài tại Tu viện Nguyên Thiều do Ngài sáng lập 50 năm trước. Ngài trụ thế 89 năm, pháp lạp 69.

Nguyên Thái Võ Văn Ái chấp bút
Paris, 4.7.2008




Chín Điểm Yêu Sách Nhà cầm quyền Hà nội 
của Hòa Thượng Thích Huyền Quang

L.T.S: Dưới đây là bản rút gọn những điều chính yếu, cùng nguyên văn 9 Yếu sách, đề ra qua bức thư dài 8 trang đánh máy của Hòa Thượng Thích Huyền Quang gửi nhà cầm quyền Hà Nội từ Quảng Ngãi ngày 25.6.1992. Một bản sao được gửi từ Việt Nam đến Văn Phòng Ủy ban Bảo vệ quyền làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris với lời nhờ cậy phổ biến trong dư luận quốc tế. Sau khi ra tù một thời gian, Hòa Thượng Thích Huyền Quang bị bắt lần thứ hai tại Saigon ngày 25.2.1982 và bị đưa về quản thúc từ 10 năm qua ở Quảng Ngãi, một tỉnh miền Trung cách Saigon 800 cây số.
Quê Mẹ
Ngày 25.6.1992 vừa qua, từ thị trấn Quảng Ngãi nơi bị lưu đày từ 10 năm qua, Hòa thượng Thích Huyền Quang đã gửi một bức thư cùng 9 Yêu sách đến các ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Tối cao Pháp viện và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc. 

Tám trang thư vạch lại quá trình 41 năm Nhà nước CHXHCNVN kỳ thị và đàn áp Phật giáo:
 

Khởi đầu với sự vụ Nhà nước giải tán Hội Phật giáo Cứu quốc tại liên khu 5 năm 1951 trong thời gian kháng chiến giành độc lập. Bắt buộc mọi cơ sở và quần chúng Phật giáo phải sáp nhập vào Mặt trận Liên Việt, tiền thân của Mặt trận Tổ quốc ngày nay. Do phản đối việc làm có tính cách gây chia rẽ và phá hoại tình đoàn kết dân tộc ấy, Hòa thượng Thích Huyền Quang đã bị bắt giam từ năm 1952 không lý do, cũng không hề được xét xử. Nhờ Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, , Hòa thượng mới được phóng thích.
 

Từ biến cố 1975 trở về sau, bức thư cho biết:
 “Chính quyền thành phố các tỉnh đã bắt một số Giáo phẩm cao cấp, trung cấp, v.v... của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) như tôi và chư Tăng Thích Thiện Minh, Thích Thuyền Ấn, Thích Thông Bửu, Thích Trí Giác, v.v... giam tại thành phố và các nơi khác. Với mục đích áp đảo tinh thần chư vị lãnh đạo.” 

“Cuối năm 1981, một tổ chức mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” được Nhà nước dựng lên tại Hà Nội. Chính quyền đã dùng Giáo hội Nhà nước chụp lên đầu Giáo hội chúng tôi. Tuy Giáo hội Nhà nước này được thông qua một Đại hội, nhưng đại hội đó đã do Nhà nước chỉ đạo, sắp đặt tất cả, chứ không phải một đại hội do chư vị Cao tăng, Tăng Ni, Phật tử bầu lên theo truyền thống Phật giáo Việt Nam. Cho nên chúng tôi khẳng định Giáo hội Nhà nước là một Giáo hội chính trị, thời đại, công cụ cho chế độ hiện tại và đã bỏ rơi quần chúng Phật tử. Một Giáo hội như vậy không đủ tư cách để hưởng sự truyền thừa chính thống của Phật giáo Việt Nam. Giáo hội ấy chỉ là hậu thân của (các tổ chức trước kia từng được gọi là) “Phật giáo Liên lạc” và “Phật giáo Yêu nước”.
 

Năm 1976, nhà cầm quyền Hà Nội tiến hành việc thống nhất đất nước. GHPGVNTN cũng tỏ nguyện vọng hiệp nhất khối Phật giáo hai miền Nam Bắc sau thời loạn ly, tranh chấp, để cùng hợp lực phục hồi đạo đức và tái thiết quốc gia. Do đó, đã cử Hòa thượng Thích Đôn Hậu thay mặt Giáo hội đến gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, xin phép cho Giáo hội được vận động tổ chức cuộc thống nhất Phật giáo. Nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu đã từ chối với lý do: “Thống nhất Phật giáo thì tốt, nhưng thống nhất Phật giáo cách mạng, chứ thống nhất làm gì với Phật giáo phản động!” “Phật giáo phản động” nói đây, ông Hiếu ám chỉ “Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất”. Cho nên, một thời gian sau cuộc gặp gỡ, chính quyền cộng sản mở đầu hàng loạt cuộc bắt bớ Tăng Ni, Phật tử, đập phá tượng Phật, dẹp bỏ chùa chiền, chiếm dụng các cơ sở đại học, giáo dục, văn hóa, xã hội, từ thiện của Giáo hội Phật giáo trên toàn quốc. Bức thư thông báo: 

“Sau khi nước nhà thống nhất (1976) các cấp chính quyền đã tịch thu chùa lớn, chùa nhỏ, tịch thu ruộng chùa dù có một sào, không cho chùa nuôi Tăng chúng kế thừa, không trường giới, trường giảng, trường học, v.v...” Riêng bản thân Hòa thượng thì: “Từ ngày có chế độ Cộng sản trên đất nước Việt nam, cũng từ ngày đó, tôi mất hết tự do cho đến ngày hôm nay”.
 

Trước hiện trạng phi pháp ấy, Hòa thượng Thích Huyền Quang phải tự khẳng định tính cách chính pháp truyền thống, và pháp lý của GHPGVNTN như sau:
 “Pháp lý của Giáo hội chúng tôi là lịch sử 2000 năm truyền giáo theo bước tiến mở nước, dựng nước của dân tộc Việt Nam. Địa vị của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là 80% dân số Phật tử”. 

Kết thúc bức thư, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đưa ra 9 Yếu sách đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội:
 

1. “Trả lại cho Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất quyền sinh hoạt bình thường trong pháp luật nhà nước, như trước năm 1975.
 

2. Nhà nước phải chịu trách nhiệm và trả lời:
 
a. Về cái chết của Hòa thượng Thích Thiện Minh, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo tại Nhà công an thành phố Hồ Chí Minh năm 1978; 
b. Về vụ 12 Tăng Ni Phật giáo tự thiêu ngày 2.11.1975 tại Thiền Viện Dược Sư ở Cần Thơ;
c. Về các chùa chiền và tượng Phật bị dẹp bỏ để xây cơ sở khác lên.
 

3. Trả tự do cho tất cả Tăng Ni, Phật tử, các nhà văn, nhà báo, các nhà chính trị, v.v... đã bị giam giữ lâu ngày không xét xử, hoặc xét xử bất công. Tôn trọng tự do tôn giáo và quyền làm người của những ai đã bị tước đoạt, trong đó có tôi và chư vị Thích Quảng Độ, Thích Đức Nhuận, Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) v.v... và các Tu sĩ các tôn giáo khác.
 

4. Trả lại tất cả tự viện, các cơ sở văn hóa, từ thiện v.v... của Giáo hội chúng tôi, từ trung ương đến địa phương, đã bị Nhà nước và Giáo hội do Nhà nước dựng lên chiếm dụng phi pháp hơn 11 năm qua. Kể cả các tự viện ở Miền Bắc bị Nhà nước chiếm dụng sau 1945.
 

5. Phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo hội chúng tôi với các chi bộ Phật giáo Hải ngoại như trước năm 1975.
 

6. Yêu cầu Nhà nước đưa nội vụ tôi từ năm 1945 đến 1992 ra xét xử trước pháp luật. Không thể nhốt tôi mãi mà không xét xử.
 

7. Minh bạch hóa việc giam giữ các tu sĩ Phật giáo, trong đó có tôi, để trả lại hơn 20.000 lá thư của các tổ chức Nhân quyền, Dân chủ từ Âu, Mỹ, Úc, Á, gửi đến Hà Nội trong thời gian qua.
 

8. Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất sẵn sàng góp sức mình trong việc xây dựng đất nước theo truyền thống dân tộc. Nhưng không thể thực hiện việc này dưới sự điều khiển của một chế độ còn xem tôn giáo là kẻ thù, và thường xuyên nhúng tay can thiệp, kiểm soát nội bộ tôn giáo.
 

9. Tôi nguyện sẽ hiến thân này cho Đạo pháp và Dân tộc, khi thấy rằng sự khổ nhục đã đến lúc không cho phép tôi chịu đựng hơn nữa.
Quảng Ngãi, ngày 25.6.1992 
Hòa thượng Thích Huyền Quang 
Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN


__._,_.___

Posted by: sacvan le 

Featured post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-22/11/2024

Popular Posts

xx

xx

My Blog List